KPLC: Tư vấn & Hướng dẫn Pháp Luật Khai khoáng, Năng lượng & Viễn Thông Gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại ______________________________________________________________________________

Gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại

Email In PDF.

 Trình tự thực hiện

- Tổ chức, cá nhân đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại liên tỉnh (từ hai tỉnh trở lên) nộp 03 (ba) bộ hồ sơ tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Tổng cục Môi trường;

- Phòng Quản lý chất thải nguy hại của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả để thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền;

- Cán bộ thụ lý kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ (Trong quá trình xem xét cấp phép, cơ quan cấp phép có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề);

- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân lập kế hoạch vận hành thử nghiệm thiết bị/hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại (nếu cần thiết);

- Gửi công văn tham khảo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề (nếu cần thiết);

- Thành lập Hội đồng tư vấn cấp phép và lập kế hoạch khảo sát cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (nếu cần thiết);

- Khảo sát cơ sở của tổ chức, cá nhân và họp Hội đồng tư vấn cấp phép (nếu cần thiết);

- Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại nộp hồ sơ cho cơ quan cấp phép sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu của Hội đồng tư vấn cấp phép (nếu có);

- Ban hành Giấy phép mới (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, B.3) trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký điều chỉnh hoặc xác nhận gia hạn Giấy phép trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký gia hạn nếu đủ điều kiện;

- Phòng Quản lý chất thải nguy hại chuyển bộ hồ sơ hợp lệ và Giấy phép mới (đã được điều chỉnh) hoặc xác nhận gia hạn Giấy phép đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả;

- Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả chịu trách nhiệm trao bộ hồ sơ hợp lệ và Giấy phép mới hoặc xácnhận gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép.

I.4.2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trực tiếp tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Tổng cục Môi trường tại địa chỉ số 67 phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

I.4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.1);

+ Hồ sơ, giấy tờ kèm theo đơn đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

- Số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại lập 03 (ba) bộ hồ sơ:

I.4.4. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký gia hạn/điều chỉnh Giấy phép theo trình tự thời gian như sau:

- Xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có (12 ngày);

- Đánh giá sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết (7 ngày);

- Đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm thiết bị/hệ thống xử lý, tiêu huỷ CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép (12 ngày);

- Thẩm định điều kiện hành nghề và cấp Giấy phép đã gia hạn/điều chỉnh (30 ngày).

* Lưu ý: thời hạn giải quyết không tính thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và thời gian kiểm tra cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký điều chỉnh/gia hạn Giấy phép.

I.4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cáccá nhân, tổ chức hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại liên tỉnh (từ hai tỉnh trở lên).

I.4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Tổng cục Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có cơ sở đăng ký.

I.4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại (đã gia hạn/điều chỉnh).

I.4.8. Lệ phí

Không có.

I.4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại (gia hạn/điều chỉnh Giấy phép) ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

I.4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Đã được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại liên tỉnh.

- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (được cấp trước đây). Đối với các cơ sở hoạt động sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT có hiệu lực nhưng chưa thực hiện quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường và trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để phê duyệt.

- Cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

- Bổ sung phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (nếu có) cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.

- Bổ sung phương tiện, thiết bị chuyên dụng (nếu có) cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

+ Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH;

+ Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

- Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của cơ quan cấp phép.

- Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm).

- Đã xây dựng các quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng bổ sung (nếu có)

- Có báo cáo về việc thực hiện các kế hoạch sau:

+ Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

+ Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH;

+ Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên;

+ Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;

+ Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố;

- Bản sao các báo cáo quản lý CTNH (6 tháng/lần).

- Bản sao các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

I.4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. Ngày có hiệu lực: 01/7/2006.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực: 03/9/2006;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP. Ngày có hiệu lực: 21/3/2008.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại

- Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 09 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực: 21/10/2008.

- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực: 07/01/2009.

 

 

YÊU CẦU DỊCH VỤ/TƯ VẤNLuat Khai Phong tu van
CÔNG TY LUẬT KHAI PHONG
Địa chỉ: P212-N4A, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641441 / 39973456 - Fax: 04.35641442
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
---------------------------------------------------------------------------------
 
 
bold italicize underline strike url image quote
Thu hẹp | Mở rộng
 

busy