04/09/2018

Cập nhật gần nhất 07:39:16 PM GMT

KPLC: Mẫu văn bản HS Doanh nghiệp Mẫu Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp - phương pháp DCF ______________________________________________________________________________

Mẫu Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp - phương pháp DCF

Email In PDF.
Phụ lục số 2: BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Theo phương pháp DCF
(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------

.............., ngày... tháng.....năm.....

 

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo phương pháp DCF

của .......

Tại thời điểm ngày    tháng    năm...

           

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP  ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ;

- Căn cứ Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính  hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa  khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP  ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

            - Căn cứ báo cáo tài chính và biên bản quyết toán thuế các năm.....;

            - Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm... của doanh nghiệp;

            - Căn cứ lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm đợt phát hành gần nhất;

            - Căn cứ Quyết định số..... của......về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá;

            - Căn cứ .....

 

            Thành phần tham gia:

            1. Đại diện Ban Ch đạo cổ phần hoá

            2. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

            3. Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá

                        - Giám đốc

                        - Kế toán trưởng

                        - Thành phần khác

           

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN NHƯ SAU:

 

Chỉ tiêu

Số liệu sổ sách kế toán

Số liệu xác định lại

Chênh lệch

1. Vốn Nhà nước

2. Nợ phải trả

3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

5. Giá trị doanh nghiệp (5= 1+2+3+4)

 

 

 

 

I- Giải trình các số liệu để tính toán:

 

1. Sử dụng tốc độ tăng trưởng bình quân ổn định của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm ... đến năm ... là ..% để áp dụng cho các năm...

(Đối với doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch của 3-5 năm tương lai có tính khả thi thì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế các năm tương lai của doanh nghiệp).

            2. Chỉ số K: K = Rf + Rp =

            - Sử dụng lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm  trở lên (Lãi suất công bố ngày ... của...) là ...%: Rf  = ...

            - Rp : Theo hướng dẫn tại điểm ... Điều 21 Thông tư số .../.../TT-BTC ngày .../.../2011 của Bộ Tài chính.

            3. Dự kiến sử dụng lợi nhuận sau thuế của các năm tương lai khi chuyển thành công ty cổ phần:

            - Tỷ lệ chia cho cổ đông:

            - Tỷ lệ để lại doanh nghiệp:

            - Tỷ lệ trích Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

 

            II. Nhận xét và kiến nghị:

           

Biên bản được thông qua vào  hồi  giờ.....ngày.......tháng......năm......tại (địa điểm) và được lập thành ......... có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản, gửi Bộ Tài chính 1 bản và lưu tại doanh nghiệp./.

 

 

Đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hoá

Đại diện tổ chức định giá

(trường hợp thuê tổ chức định giá)

 

 

           

 

Đại diện doanh nghiệp

       Kế toán trưởng    

                Giám đốc  

 

 

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF

 

Ví dụ 1:

 Xác định giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty A thời điểm 31/12/2000

 

Với số liệu tài chính của Công ty từ năm 2006-2010 như sau:

 

                                                                                                            Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Lợi nhận sau thuế

 

160

275

236

177

292

Vốn Nhà nước (không bao gồm số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

790

998

1110

1329

1337

 

1. Dự toán lợi nhuận sau thuế của 4 năm tương lai:

* Tính tỷ lệ tăng trưởng bình quân ổn định của lợi nhuận sau thuế trong quá khứ (từ 2006-2010):

292= 160 (1+T)4                      T = 16,2%  ( T bình quân là 16,2%/năm)

P sau thuế năm 2011 = P sau thuế năm 2010 x 116,2% = 292 x 116,2% = 339tr

( Thông thường thì P sau thuế của năm kế tiếp năm xác định giá trị doanh nghiệp lấy theo số ước của doanh nghiệp, trong ví dụ này áp dụng tỷ lệ bình quân ổn định)  Tương tự xác định của các năm tiếp theo:

P sau thuế 2012= 339 tr x 116,2% = 394tr

P sau thuế 2013= 394 tr x 116,2% = 458tr

P sau thuế 2014= 458 tr x 116,2% = 532tr

(Dự kiến việc phân phối P sau thuế trong các năm tương lai: 50% để chia cổ tức, 30% tăng vốn , 20% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

 

2. Ước tính khoản lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức (dự kiến là 50% )

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

D1= 50% x Psau thuế 2011=50% x 339tr =170tr

D2= 50% x Psau thuế 2012= 50% x 394tr = 197tr

D3= 50% x Psau thuế 2003= 50% x 458tr = 229tr

D4= 50% x Psau thuế 2004= 50% x 532tr= 266tr

 

 

3. Dự kiến vốn Nhà nước 4 năm tương lai (2011-2014)

Năm 2011 = Vốn Nhà nước năm 2000+30% lợi nhuận sau thuế năm 2011= 1439tr

Năm 2012 = Vốn Nhà nước năm 2001+30% lợi nhuận sau thuế năm 2012= 1557tr

Năm 2013 = Vốn Nhà nước năm 2002+30% lợi nhuận sau thuế năm 2013= 1694tr

Năm 2014 = Vốn Nhà nước năm 2003+30% lợi nhuận sau thuế năm 2014= 1853tr

 

4. Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân (2011-2014):

            R = (R1+R2+R3+R4)/4

R1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước  năm 2001 = 339/1439= 0,235

R2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2002 = 394/1577= 0,250

R3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2003 = 458/1694= 0,270

R4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2004 = 532/1853= 0,287

R = 0,26

5. Xác định Chỉ số g (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức):

g = b x R

b: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dùng để bổ sung vốn.

Trường hợp này b được xác định = 30% lợi nhuận sau thuế

g= 30% x 0,26 = 0,078

 

6. Xác định tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết):

K = Rf + Rp = 8,3% + 9,61% = 17,91% = 0,1791

Rf : lãi suất trái phiếu Chính phủ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = 8,3%

Rp : = 9,61% (giả định xác định theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán trên thế giới tại Niên giám định giá 2009 ).

 

7. Ước tính giá trị vốn Nhà nước năm trong tương lai thứ 3 (n=3)

 

 

P2013=

(Pn)

D 2014

________   =

K  -  g

266

    ___________      =

0,1791 - 0,078

266

________

0,1011

 

=   2.631trđ

 

 

8. Tính giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá (31/12/2000):

 
 
 

Giá trị                             170                    197                      229                                 2631

thực tế =                    ______      +        _______    +       _______               +    ________

vốn Nhà nước       (1 + 0,1791)1           (1 + 0,1791)2        (1 + 0,1791)3                         (1 + 0,1791)3    

 

            =          (144 + 141 + 139) + 1604 = 2028 tr

Như vậy giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty A tại thời điểm xác định là 2028 triệu đồng.

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế vốn NN + Nợ phải trả + Quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)


Ví dụ 2:

Xác định giá trị thực vốn Nhà nước của Công ty B thời điểm 31/12/2000

 

Số liệu quá khứ của Công ty từ năm 1996-2000 như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Lợi nhuận sau thuế

452

498

578

570

623

Vốn Nhà nước (không bao gồm số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

4500

4605

4809

5448

5734

 

Công ty xây dựng kế hoạch chi tiêu lợi nhuận sau thuế 4 năm trong tương lai như sau:

Năm

2011

2012

2013

2014

Lợi nhuận sau thuế

800

1100

1500

2000

 

Công ty phải có cơ sở chứng minh số liệu kế hoạch chi tiêu lợi nhuận trên là khả thi.

(Dự kiến việc phân phối P sau thuế trong các năm tương lai: 50% để chia cổ tức, 30% tăng vốn, 20% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

 

1. Khoản lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức (dự kiến là 50% lợi nhuận sau thuế):

D1 = 50% x P sau thuế 2011 = 50% x 800 = 400tr

D2 = 50% x P sau thuế 2012 = 50% x 1100 = 550tr

D3 = 50% x P sau thuế 2013 = 50% x 1500 = 750tr

D4 = 50% x P sau thuế 2014 = 50% x 2000 = 1000tr

2. Dự kiến vốn Nhà nước 4 năm tương lai (2001-2004)

Năm 2011 = Vốn Nhà nước năm 2010+30% lợi nhuận sau thuế năm 2011= 5734 tr + 800 tr x 30% =  5974 tr

Năm 2012 = Vốn Nhà nước năm 2011+30% lợi nhuận sau thuế năm 2012= 5974tr + 1100tr x 30% = 6304 tr

Năm 2013 = Vốn Nhà nước năm 2012+30% lợi nhuận sau thuế năm 2013= 6304 tr = 1500 tr x 30% = 6754 tr

Năm 2014 = Vốn Nhà nước năm 2013+30% lợi nhuận sau thuế năm 2014= 6754 tr + 2000 tr x 30% = 7354tr

3. Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân (2011-2014):

            R = (R1+R2+R3+R4)/4

R1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước  năm 2001 = 800/5974= 0,134

R2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2002 = 1100/6304= 0,174

R3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2003 = 1500/6754= 0,222

R4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2004 = 2000/7354= 0,272

R = 0,20

4. Xác định Chỉ số g (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức):

g = b x R

b: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dùng để bổ sung vốn.

Trường hợp này b được xác định = 30% lợi nhuận sau thuế

g = 30% x 0,2 = 0,6

 

5. Xác định tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết)

 

K = Rf + Rp = 8,3%  +  9,61% = 17, 91% = 0,1791

Rf : Lãi suất trái phiếu Chính phủ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = 8,3%

Rp : = 9,61% (Giả định theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán trên thế giới tại Niên giám định giá 2009)

 

6. Ước tính giá trị vốn Nhà nước năm trong tương lai thứ 3 (n=3)

 

 

P2013=

 

D 2014

________ =

1000

 ___________         =

1000

________

 

=            8396trđ

 

(Pn)

K  -  g

0,1791 - 0,06

0,1191

 

 

7. Tính giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá (31/12/2000):

 
 
 

Giá trị                       400                       550                   750                         8396

DCF =                    ______      +      _______    +    _______              + ________

                           (1 + 0,1791)1   (1 + 0,1791)2         (1 + 0,1791)3                (1 + 0,1791)3    

       
   
 

 


            =          (339 + 395 + 457) + 5121 = 6312 tr

 

Như vậy giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty B tại thời điểm xác định là 6312 triệu đồng.

 

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế vốn NN + Nợ phải trả + Quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).



Công ty A

Bảng tính kết quả tính toán toán sử dụng tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận sau thuế từ năm  2006- 2014 là 16.2%

để áp dụng xác định cho các năm 2011 và 2014 ( theo ví dụ 1)

                                                                                                                                                                               Đơn vị:  triệu đồng

 

2006

Quá khứ

2007

Quá khứ

2008

Quá khứ

2009

Quá khứ

2010

Hiện tại

2011

Tương lai

2012

Tương lai

2013

Tương lai

2014

Tương lai

 

Giá trị thực tế vốn NN

 

Thu nhập sau thuế

160

275

236

177

292

339

394

458

532

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức (50%)

 

 

 

 

 

 

170

 

197

 

229

 

266

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn (30%)

 

 

 

 

 

 

102

 

118

 

137

 

160

 

 

 

Vốn nhà nước (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi)

790

998

1,110

1,329

1,337

1,439

1,557

1,694

1853

 

 

 

Tỉ suất lợi nhuận trên Vốn Nhà nước

 

                                                   

0.236

0.253

0.270

0.287

BQ=0.26

 

 

 

Giá trị vốn Nhà nước tại năm 2013

 

g= b *R =7.80%    

= 30%          

0.26             

0.078

 

 

 

 

 

2,631

 

 

Giá trị hiện tại

 

 

 

 

 

144

141

139

 

1,604

 

 

Giá trị vốn thực tế Nhà nước tại thời điểm 31/12/2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,028

 

Giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,337

 

Chênh lệch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

69 tr

 

                             

 

Công ty B

Bảng kết quả tính toán sử dụng số liệu kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ( theo ví dụ 2)

 

                                                                                                                                                                               Đơn vị:  triệu đồng

 

2006

Quá khứ

2007

Quá khứ

2008

Quá khứ

2009

Quá khứ

2010

Hiện tại

2011

Tương lai

2012

Tương lai

2013

Tương lai

2014

Tương lai

 

Giỏ trị thực tế vốn NN

 

Thu nhập sau thuế

452

498

578

570

623

800

1,100

1,500

2,000

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức (50%)

 

 

 

 

 

400

550

750

1,000

 

 

 

Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn (30%)

 

 

 

 

 

240

330

 

450

 

600

 

 

 

Vốn nhà nước (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi)

4,500

4,605

4,809

5,448

5,734

5,974

6,304

6,754

7,354

 

 

 

Tỉ suất lợi nhuận trên Vốn Nhà nước

 

 

0.134

0.174

0.222

0.272

BQ=0.20

 

 

 

Giá trị vốn Nhà nước tại năm 2013

 

g=b * R

= 0.6

= 30%

 x 0.20            

= 6%

 

 

 

 

8,396

 

 

Giá trị hiện tại

 

 

 

 

 

339

395

457

5,121

 

 

 

Giá trị vốn thực tế Nhà nước tại thời điểm 31/12/2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,312

 

Giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,734

 

Chênh lệch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

578tr

 

YÊU CẦU DỊCH VỤ/TƯ VẤNLuat Khai Phong tu van
CÔNG TY LUẬT KHAI PHONG
Địa chỉ: P212-N4A, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641441 / 39973456 - Fax: 04.35641442
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
---------------------------------------------------------------------------------
 
 
bold italicize underline strike url image quote
Thu hẹp | Mở rộng
 

busy