17/08/2018

Cập nhật gần nhất 12:22:21 AM GMT

KPLC: Luật Khai Phong Tin tức Công ty Các Luật sư Công ty và Lãnh đạo Văn phòng Hải Dương dâng hương tại Đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi ______________________________________________________________________________

Các Luật sư Công ty và Lãnh đạo Văn phòng Hải Dương dâng hương tại Đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

Email In PDF.
Các Luật sư Công ty và Lãnh đạo Văn phòng Hải Dương dâng hương tại Đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

Ngày dịp gặp mặt các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương đầu xuân Quý Tỵ 2013. Ngày 7/3/2013 tại thị xã Chí Linh – Hải Dương, các Luật sư Công ty và Lãnh đạo Văn phòng Hải Dương tham dự dâng hương tại Đền thờ Nguyễn Trãi Danh Danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng dân tộc Việt Nam tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Trong lịch sử Việt Nam, hiếm có nhân vật nào như Nguyễn Trãi, được cả nước đương thời cho đến người đời sau, từ nhà chính trị, đến các nhà văn hoá, học giả, người dân… đều đánh giá cao về sự nghiệp, tài năng cống hiến và về nhân cách cao đẹp của ông.

Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, người thuộc làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông sinh vào 1380, tại kinh đô Thăng Long, mất vào năm 1442 vì vụ án Lệ Chi Viên… Ông là con trai Nguyễn ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh - một nho sĩ bình dân dạy học ở làng Nhị Khê (sau thi đỗ Bảng nhãn, ra làm quan và cũng là một nhà văn hoá xuất sắc thời Trần - Hồ), là cháu ngoại Trần Nguyễn Đán, nhà văn hoá và là tể tướng cuối triều nhà Trần.

 

Nguyễn Trãi (1380 - 1442).

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về hưu tại động Thanh Hư trên núi Côn Sơn (huyện Chí Linh - Hải Dương) đem theo cả Trần Thị Thái và cháu ngoại. Nhưng được thời gian ngắn thì mẹ mất, rồi ông ngoại cũng qua đời (năm 1390), Nguyễn Trãi phải trở về làng Nhị Khê ở Thường Tín sống với bố, và chịu sự giáo dục trực tiếp của cha; vì thế Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Phi Khanh về chính trị cũng như về văn học.

Về làng, ông sống những ngày cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Nguyễn Trãi đã cùng ba người em lao động cần mẫn giúp cha bảo đảm cuộc sống gia đình. ông hiểu sâu sắc nỗi khổ cực của những người hằng ngày đem lại cơm áo cho xã hội nên càng cảm thấy yêu quý và mang ơn họ. Sống vất vả thiếu thốn, Nguyễn Trãi vẫn gắng công học tập. Ông quan niệm học để "trọn niềm trung hiếu", học để biết "lo trước vui sau", và để giữ được tâm hồn "thanh cao trong sáng"… Hoài bão thời niên thiếu và thanh niên của Nguyễn Trãi không chỉ là con đường học hành, thi đỗ làm quan mà là đem tài năng của mình để phụng sự cho Tổ quốc: "Một thân lẩn khuất đường khoa mục/ Hai chữ mơ màng việc quốc gia".

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn - 1400 (có sách chép tháng 3 năm Canh Thìn - 1400), Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần lên làm vua. Cũng trong năm ấy, Hồ Quý Ly tổ chức khoa thi theo kiểu bình dân, (tháng 8-1400), Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), được giao giữ chức Ngự sử Đài chính chưởng. Sử sách chép vào khoảng cuối năm 1416 đầu năm 1417, nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi liền vượt khỏi vòng vây của giặc vào với nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi đã vui mừng đón nhận ông và phong ông là tướng, cố vấn quan trọng số một của Lê Lợi và nghĩa quân. Các luận văn quân sự và mệnh lệnh đều được Lê Lợi giao cho ông soạn thảo. Trong suốt 10 năm kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước, Nguyễn Trãi đã đem hết tài trí ra giúp Lê Lợi mưu kế về quân sự và ngoại giao. Trong phương hướng chiến lược chống quân Minh, ông thảo ra khái niệm cách đánh địch là "đánh vào lòng" chứ không phải "đánh vào thành". Ông nghĩ phải làm cho giặc thấy xấu hổ về sự chiếm đóng của chúng và tự phải từ bỏ những mưu đồ đen tối này. Nguyễn Trãi còn được giao một nhiệm vụ phức tạp là nhân danh Lê Lợi, viết thư gửi bọn chỉ huy quân nhà Minh hoặc các bức thư dụ bọn quan chức Tri Châu, Tri Phủ ở Thượng Lưu - đó là những tên thổ quan theo giặc Minh - ông đã chỉ thẳng cho bọn quan lại nên biết: "Rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận", v.v… Chính công việc trọng trách đó mà Nguyễn Trãi đã lưu lại cho văn học Việt Nam sau này, một tập văn thư luận chiến nổi tiếng "Quân trung từ mệnh tập" gồm gần 80 bài. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một lần kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi đã viết: "Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao". "Mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu" (Bình Ngô Đại Cáo); võ là quân sự: Chiến lược và chiến thuật, "Yếu đánh mạnh, ít đánh nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa". Văn và võ đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao: "Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời" (Lê Quý Đôn), "Văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế" (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại.

Tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427), Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô Đại Cáo" để thông báo cho toàn thể quốc dân thiên hạ biết. Tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" mà Nguyễn Trãi viết sau khi đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi năm 1428, là một "áng văn hùng tráng suốt thiên cổ", trịnh trọng tuyên bố nền độc lập hoàn toàn của đất nước, đồng thời tổng kết chặng đường 10 năm chiến đấu, lên án tội ác của giặc Minh. Phạm trù nhân nghĩa với nội dung tư tưởng tiến bộ, được Nguyễn Trãi nêu lên như một sức mạnh tinh thần; đối chọi với sự bạo tàn, tăm tối của quân đội xâm lược trung cổ Phương Bắc. Tư tưởng nhân dân của phong trào Lam Sơn được Nguyễn Trãi phát hiện, tổng kết dùng làm lợi khí đánh giặc và động viên nhân dân kháng chiến đã giành được những thành tựu to lớn. Tư tưởng này bao gồm trong hai chữ: "Nhân", "Nghĩa". Nhân nghĩa là yêu nước và thương dân, có nhân nghĩa mới được nhân dân ủng hộ do đó mọi việc mới thành công. "Phàm mưu việc lớn, lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công lớn, lấy nhân nghĩa làm đầu. Chí nhân nghĩa gồm đủ, công việc mới xong xuôi" (Nguyễn Trãi - toàn tập, trang 94). Nguyễn Trãi đã nói rõ đường lối nhân nghĩa trong việc trị nước của ông là: "Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn". Trọng người hiền tài cùng biểu hiện tư tưởng dân chủ của ông, một truyền thống tốt đẹp hình thành từ trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử văn học, Nguyễn Trãi viết rất nhiều, nhưng di sản chính của ông là thơ ca. Không có một thể loại văn thơ nào phổ biến ở thế kỉ 15 mà Nguyễn Trãi không viết.

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngày 11/03/2013

khai phong.vn

YÊU CẦU DỊCH VỤ/TƯ VẤNLuat Khai Phong tu van
CÔNG TY LUẬT KHAI PHONG
Địa chỉ: P212-N4A, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641441 / 39973456 - Fax: 04.35641442
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
---------------------------------------------------------------------------------
 
 
bold italicize underline strike url image quote
Thu hẹp | Mở rộng
 

busy