Tham khảo
- Thủ tục đăng ký sang tên, chuyển vùng xe áp dụng cho cá nhân
- Các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới nhất
- Cách nhận biết biển báo hiệu giao thông đường bộ, vạch kẻ đường bộ
- Các mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ, độ tuổi lái xe theo NĐ 71/2012/NĐ-CP
- Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy thường gặp theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP
- Tạm dừng xử phạt lỗi xe không chính chủ theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP
- Ý kiến Bộ CA về việc phạt lỗi xe không chính chủ
- Nâng mức phạt đối với xe ô tô chở quá số người quy định:
+ Đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly hơn 300 km, sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (hiện nay từ 300.000-500.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nếu chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.
- Tăng mức phạt đối với người điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định. Mức phạt tối đa theo quy định là 15 triệu đồng, bị tước bằng lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn nghiêm trọng.
Cụ thể:
+ Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay từ 2-3 triệu đồng.
+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng (mức phạt hiện nay từ 200.000-400.000 đồng).
+ Trường hợp người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (mức phạt hiện nay từ 4-6 triệu đồng).
+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, hành vi vi phạm này bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, thay cho mức phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng.
+Ngoài việc phạt tiền, lái xe uống rượu bia còn bị phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe 60 ngày nếu nồng độ cồn cao hoặc tước giấy phép không thời hạn nếu gây tai nạn nghiêm trọng.
- Phạt nặng đối với các lỗi chạy xe quá tốc độ:
+ Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 - 500.00 đồng) đồng đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.
+ Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức phạt hiện nay là từ 800.000 - 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng (hiện nay 4-6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày.
+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 - 1.000.000 đồng)
- Quy định mức phạt tăng nặng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông (áp dụng riêng trong khu vực nội thành) tại các thành phố trực thuộc Trung ương (Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội...)
+ Ngoài ra, nếu cố tình lái ôtô vào đường cấm, dừng đỗ, quay đầu xe trái quy định gây tai nạn hoặc ùn tắc giao thông, chạy xe dưới tốc độ quy định, đi không đúng làn đường hoặc phần đường... sẽ bị phạt từ 1,4 - 2 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 30 ngày.
- Người đi bộ vi phạm một số quy định an toàn giao thông đường bộ có thể bị phạt từ 60.000 - 80.000 đồng.
- Đối với hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" (không sang tên đổi chủ): Phạt từ 6-10 triệu đồng với ôtô và 800.000 đến 1,2 triệu đồng với xe máy. Quy định này tăng mức phạt nhiều lần so với quy định cũ (VD: lỗi này đối với xe mô tô thì chỉ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Bác ơi , đâu phải nhà nào cũng có điều kiện để mua mỗi ng 1 xe đâu bác . dân nghèo chúng cháu cả nhà có 1 xe là cố gắng lắm rùi. Luật bác ban hành thì chỉ bố cháu dc xử dụng xe thôi hả bác .Bây giờ muốn đi đâu, làm gì thì mấy mẹ con cháu phải thuê xe ôm hoặc đi bộ hả bác. Vì đi xe của nhà đi ra đường các chú cảnh sát giao thông phạt thì tiền đâu mà nộp hả bác? cứ nộp phạt như vậy chắc nhà cháu chỉ có nước xe để ở nhà làm cảnh thui bác à
Trả lờiXóaBạn có thể tham khảo thêm bài viết này: " Ý kiến Bộ CA về việc phạt lỗi xe không chính chủ" để hiểu rõ thêm, không phải phạt đâu.
XóaLink bài viết:
http://www.tracuuphapluat.info/2012/11/y-kien-bo-cong-an-ve-viec-phat-loi-xe-khong-chinh-chu.html
đúng rồi đó mình mới đi làm không có tiền mua xe đi nhờ xe bố giờ đi làm như thế này thì chắc mua xe đạp điện mà đi thôi
XóaĐâu phải vậy đâu em, xe người nhà hay của ai cũng vậy thôi, nếu bị thổi còi thì em cứ bảo là mượn mà nhớ là mang theo đầy đủ giấy tờ để chứng minh nhé, cứ chạy thoải mái đi, chứ luật mà đụng đâu phạt đó thì xã hội loạn hết à.
XóaGửi bác Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải.
Trả lờiXóa- Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ. Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề…
- Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi?
- Sinh viên: 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua 1 chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại
bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?
- Người đi làm: Có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình. Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng
ký ở miền bắc, còn chủ đã bay vào miền Nam sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào?
- Người lái xe thuê: Lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỉ để mua 1 chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái???
Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như:
- Mẹ cháu bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn, nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai?
- Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?
Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay được, bác
thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh úp người dân? Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.
Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng sự bức xúc của hàng triệu người
dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này là 1 điều vô lý như bao nhiêu luật khác mà bác đã làm, “ngực lép không được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe máy”, xe máy không được để xe trên vỉa hè”, “thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông”, “xe tuk tuk”, …
Bác là 1 người có tài, có ý tưởng và dám táo bạo thực hiện, nhưng những quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe riêng như bác, có chức có quyền như bác, có tiếng nói như bác, còn dân thực hiện ra sao là việc của dân, dân sai ý kiến bác thì có cảnh sát giao thông xử lý…
Dù sao thì, là dân thì cháu phải thực hiện thôi trước khi đưa ra 1 điều gì đó thỳ bác lên đặt mình vào hoàn cảnh của dân nghèo bác ạ .
- Các nhà làm luật đã tính đến các trường hợp như bạn nói, đó chỉ là số ít. Văn bản luật ban hành là để đáp ứng cho nhu cầu chung mà bạn đã nêu.
Xóa- Không phải tất cả trường hợp không sang tên đổi chủ đều phạt, trong thực tế CSGT sẽ linh động giải quyết. Hiện tại cũng vậy, hành vi này ít khi được áp dụng phạt.
- Không có luật "Ngực lép không được đi xe máy", "đi dép lê không được đi xe máy" nhé. Đây chỉ là tin đồn.
theo như e biết thì rõ ràng có cái luật quy định đi dép lê không được đi xe máy đấy ạ?? Bạn e đã từng tự nhiên bị tuýt, không có lỗi gì phạt lỗi dép lê
XóaCác Nghị định hiện hành không có điều khoản quy định phạt về lỗi đi dép lê.
XóaChinh toi bi phat loi dj dep le do 200ngan.hum qua lai bi phat loi di muon xe nua chu2tr.dau that
XóaTrong luật không có điều khoảng nào về phạt lỗi đi dép lê. Hoặc là bạn nói dối hoặc là bạn cùng với biên lai kiện ngược người cảnh sát giao thông đã phạt bạn để lấy lại danh dự và tiền bạc.
XóaĐừng nói chuyện linh hoạt đối với CSGT, tôi nói thẳng là CSGT chúng ta như 1 con robot học luật (không có tình cảm).
XóaLuật cho cái gì làm y hệt cái đó không sót 1 dấu chấm phẩy gì hết.
Không có cái chuyện xử phạt linh hoạt, nể nang, nể tình đâu.
Nếu có chăng thì một số bạn nữ đứng năn nỉ thấy tội nghiệp giảm nhẹ hoặc cho đi.
Thổi vào mà không bắt được tội thì kiếm cớ này nọ phạt cho ra tội, ví dụ xe có dán tem trang trí (dù chỉ là như con ruồi), xe gắn ốc màu, xe gắn kính chiếu hậu màu hơi tối, xe bị hở cổ pô, xe có kèn kêu to quá hoặc nhỏ quá, xe thắng kêu két két, ke mòn lốp, xe rung lắc, xe bị vỡ bửng, miếng lót chỗ để chân bị mòn, xi nhan có tiếng kêu, đèn xi nhan chớp nhá nhiều màu,...
Tôi còn chứng kiến những trường hợp cười ra nước mắt nữa: 1 lần ngay tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM, tôi thấy 1 nhóm CS mặc đồng phục màu xanh cảnh sát(hình như là 113) đứng trên đường Võ Văn Tần, thổi hàng chục xe vào kiểm tra 1 lần, trong đó có trường hợp 1 thanh niên chạy chiếc Hayate (người này chạy đúng luật),
sau khi vào anh CS hỏi:
"Biết lỗi chưa!?"
A Thanh niên: "Em đi thẳng khi đèn đang xanh, em ko lấn tuyến, em không nẹt pô đánh võng, em đi đúng luật"
CS: "Vậy chưa biết lỗi gì hả? Mở công tắc xe lên rồi đề lên coi"
Thanh niên: mở lên đề rồi nói "Bình thường mà, vẫn đề được"
CS: "Đó đó, đèn xe không sáng! đi ban đêm mà không có đèn xe, lỗi rõ ràng"
Thanh niên: "Hồi nãy anh thổi em, em quẹo vô thấy đèn rọi vô tụi anh kỳ quá nên em tắt đèn mà! Anh thấy rõ ràng như vậy sao lại thổi em!?"
CS: "Không mở đèn đừng có nói nhiều, giờ nộp phạt hay là giam xe!?"
Sau đó là động tác "làm luật đêm", điều mà ai cũng biết ...
Đã không thổi thì thôi, thổi là ... dính