Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 phần quy định chung
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về hình thức, thẩm quyền xử phạt
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về thủ tục xử phạt
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về thi hành, cưỡng chế quyết định xử phạt
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối với người chưa thành niên vi phạm
- Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP
- Phụ lục biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý VPHC
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Hiệu lực 01/01/2020)
- Thông tư 38/2010/TT-BCA quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Thông tư 37/2017/TT-BGTVT quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
- Văn bản hợp nhất 47/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
- Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
- Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
- Cách nộp tiền phạt xử phạt vi phạm giao thông qua mạng
Tham khảo thêm
Tải miễn phí
- Tải về sách Ebook Luật GTĐB và các văn bản, biểu mẫu, phần mềm liên quan
- Tải về sách Ebook thủ tục hành chính và các văn bản, biểu mẫu kèm theo
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2008
- Nghị Định 128/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 37/2005/NĐ-CP về thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Các mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ xe theo NĐ 71/2012/NĐ-CP
- Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy thường gặp theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP
- Thông tư 02/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định tổ chức học và kiểm tra lại luật GTĐB đối với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB
- Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT-BCA-BGTVT hướng dẫn đánh dấu số lần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe
- Nghị Định 124/2005/NĐ-CP quy định biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt VPHC
- Thông tư 47/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/NĐ-CP
- Thông tư 89/2007/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB
- Thông tư 27/2009/TT-BCA(C11) quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT
- Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn NĐ 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB
- Hướng dẫn xử lý các lỗi liên quan đến tạm giữ giấy tờ xe, phương tiện (Thông tư 11/2013)
- Một số nội dung chính Thông tư 11/2013 hướng dẫn xử phạt hành chính giao thông đường bộ
- Quyết định 18/2007/QĐ-BCA(C11) về Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
- Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Một số điểm mới của Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về giao thông
- Ý kiến Bộ CA về việc phạt lỗi xe không chính chủ
- Thông tư 15/2003/TT-BTC hướng dẫn phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm trật tự ATGT
- Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ
- Thông tư 05/2014/TT-BGTVT về mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Hiện giờ em đang ở TP. HCM. Vào khoảng tháng 7/2010 em bị tịch thu bằng lái xe tại đường Hoàng Minh Giám, gần công viên Gia Định vì vi phạm các lỗi: xe không có đèn, không mang theo giấy đăng kí xe. Lúc đó chú CSGT lập biên bản hẹn mấy ngày sau lên nộp phạt và lấy lại bằng. Nhưng hôm sau em phải về quê gấp nên không lấy được. Em có nhờ người lấy giùm nhưng không được vì bên CSGT không cho lấy dùm.Cho đến hôm nay đã gần hơn 1 năm em mới vào lại Sài Gòn nhưng biên bản em đã làm thất lạc. Vậy bác nào am hiểu về luật này giải đáp giúp em với
Trả lờiXóaThứ nhất, nếu giờ em đến hỏi lấy lại bằng thì có được không? Nếu được thì có bị phạt thêm tiền trễ nữa không? Và mức phạt trễ là bao nhiêu phần trăm tháng(năm)?
Thứ hai, em bị phạt tại đường Hoàng Minh Giám(gần công viên Gia Định) thì sẽ đến đâu để lấy lại bằng ?(vì lúc bị phạt em đưa biên bản cho người bạn nên cũng không nhớ tới đâu để nộp phạt nữa). Nếu tiền phạt quá lớn thì em có thể bỏ bằng đó thi lại bằng khác được không?
Thứ ba, Nếu không cho lấy thì em có được thi lấy lại bằng không? Và có điều kiện gì ràng buộc không?
Nếu có thêm chi tiết nào xin các bác giải đáp cụ thể giúp em. Cảm ơn các bác nhiều..:)
Ai am hiểu luật giao thông đường bộ cho em hỏi!
Xóaem cho bạn em mượn xe máy đi (bạn em năm nay 22 tuổi), bạn của em bị CSGT bắt lại và phạt tiền 2 triệu 300 ngàn! ( vì lý do không mang theo giấy xe và chạy xe không chính chủ, cũng không có bằng lái xe)! cho em hỏi mức phạt như vậy có đúng không ạ?
Rất mong mọi người trả lời dùm em!
Vợ chồng tôi có 1 chiếc xe ô tô tải thuê lái xe vào ngày 14/4/2011 gây ra tai nạn va quệt với xe ô tô con khác (không có thiệt hại về người), CSGT đã lập biên bản hiện trường, tạm giữ phương tiện, giấy tờ của phương tiện, cùng giấy phép lái xe của lái xe mà không có biên bản tạm giữ. Tại thời điểm xảy ra tai nạn tôi đã mời cơ quan bảo hiểm đến để tham gia khám nghiệm hiện trường cùng phương tiện sau đó CSGT đã tạm giữ cả 2 phương tiện sang ngày hôm sau để khám lại xe,ngày 15/4/2011 Sau khi khám xe xong đại diện chủ xe bị gây tai nạn, lái xe gây tai nạn và cơ quan bảo hiểm đã cùng ký vào biên bản xác định thiệt hại của phương tiện trên cơ sở khám nghiệm phương tiện của CSGT và cơ quan bảo hiểm, sau khi khám nghiệm hai bên chưa thống nhất được mức bồi thường thiệt hại về vật chất và sửa chữa cho phương tiện bị gây tai nạn thì CSGT đã trả xe cho xe bị gây tai nạn mà chỉ giữ lại phương tiện của tôi. Tôi đã nhiều lần đến cơ quan CSGT để yêu cầu cho tôi biên bản tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan, đề xuất xin được trả xe đều không được, cho đến 09/6/2011 tôi và lái xe mới nhận được biên bản tạm giữ giấy tờ sau khi có quyết dịnh sử phạt vi phạm hành chính và nộp phạt tại kho bạc nhà nước,cùng ngày CSGT đã trả xe cho tôi nhưng vẫn tạm giữ giấy tờ xe và GPLX.
Trả lờiXóaTôi muốn hỏi về việc tạm giữ phương tiện cùng các loại giấy tờ liên quan của phương tiện như vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Đến nay xe của tôi đã hết thời hạn lưu hành nhung không có giấy tờ liên quan nên không thể đăng kiểm được.những thiệt hại kinh tế về việc tạm giữ phương tiện trong thời gian 54 ngày đó thì sao?
@hateful85
Trả lờiXóa1. Bạn có thể lấy lại bằng lái. Ngoài mức phạt đã ghi trong biên bản, bạn không bị phạt thêm tiền nộp phạt trễ mà chỉ đóng tiền bãi (phí trông giữ xe vi phạm tính từ thời gian bị tạm giữ xe).
2. Bạn có thể liên hệ CA Quận Gò Vấp (16/1 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp) để hỏi.
3. Bạn không thể bỏ bằng lái bị giữ để thi lại bằng khác vì Sở GTVT (nơi cấp bằng cho bạn) sẽ xác minh bên Công an trước khi cấp bằng.
@Nặc danhViệc tạm giữ phương tiện cùng các loại giấy tờ liên quan của phương tiện trong khi giải quyết vụ việc là đúng. Nhưng việc CSGT đã trả xe cho bạn nhưng vẫn tạm giữ giấy tờ xe và GPLX sau khi có quyết định sử phạt vi phạm hành chính và nộp phạt tại kho bạc nhà nước là sai. Bạn có thể gởi đơn khiếu nại đến Công an nơi đã ra quyết định xử phạt, yêu cầu trả lời kết quả giải quyết, yêu cầu bồi thường do việc xe của bạn đã hết thời hạn lưu hành nhung không có giấy tờ liên quan nên không thể đăng kiểm được.
Trả lờiXóacảm ơn anh Minh Hùng đã giúp đỡ...em còn 1 ý thắc mắc nũa là em chỉ bị giữ bằng thôi chứ không bị giữ phương tiện, vậy em có bị phạt tiền lãi gì thêm không ạ...cảm ơn anh nhiều
Trả lờiXóa@hateful85Bạn không bị phạt thêm tiền lãi gì cả.
Trả lờiXóacho e hỏi là qui định đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm có đúng là đã đưa vào luật rồi k ạ...và áp dụng từ ngày nào rồi ạ..cảm ơn a nhiều
Trả lờiXóaBạn có thể tham khảo NĐ34/2010 của Chính phủ về phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/05/2010):
Trả lờiXóa- Tại khoản 5 Điều 3 NĐ34/2010 định nghĩa:"Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện)."
- Tại khoản 4 Điều 11 NĐ34/2010:
"Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều; đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc."
^-^
cảm ơn câu trả lời của anh. chúc anh luôn có những ngày vui vẻ^^
Trả lờiXóae chao anh, e đi xe máy phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, nhưng em chưa nộp phat.Công an đã tạm giữ xe.Bao giờ nộp phạt thì mới được lấy xe.Cho em hỏi, tiền nộp phạt giữ xe tính như thế nào ah?hay tùy mức độ ạh.em xin cảm ơn
Trả lờiXóaHôm nay e bị tịch thu cà vẹt xe, hẹn 1 tuần sau lên lấy. E lại kẹt giờ học, có thể nhờ người khác lên lấy giùm được không? địa chỉ lấy cà vẹt là trụ sở thanh tra xây dựng quận 1
Trả lờiXóaLỗi vi phạm của em là: đê63 xe gắn máy trên hè phố trái quy định
Trả lờiXóa@Nặc danhNgười khác không lấy giùm được. Muốn lấy giùm phải làm thủ tục ủy quyền có xác nhận của Ủy ban. Tốt nhất là bạn cứ để đó, khi nào rảnh thì tự mình đến lấy
Trả lờiXóa@Nặc danhthời hạn giữ xe không quá 15 ngày kể từ ngày lập biên bản. Thời hạn này ghi rõ trong biên bản vi phạm mà bạn giữ.
Trả lờiXóa- Điểm i, k Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi:
+ Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông.
+ Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách.
- Ngoài ra bạn còn bị tính phí trông giữ xe 15 ngày.
Tôi có vay tiền tín chấp 01 người qua lại đã nhiều năm. Khi tôi trễ hạn đóng lãi gần 2 tháng thì người này có thỏa thuận với tôi là: giao giấy đang kiểm xe 4 chổ để làm tin, đồng thời có kêu 2 vợ chồng tôi ký tên thuê chiếc xe đó 10 ngày và nói với tôi là chỉ để làm tin. Sau thời gian 6 tháng tôi vẫn trễ lãi hơn 2 tháng thì người đó kiếm chuyện cho rằng chúng tôi thế chấp cho họ chiếc xe nói trên. Họ lén lút nhờ vả người quen làm ca bắt xe tôi vì không sổ đăng kiểm. Tôi làm các thủ tục lấy ra thì CSGT không đồng ý với lý do xe tôi thế và người ta có gởi đơn (trong khi xe tôi mang tên công ty 1 TV do chồng tôi làm giám đốc mà chồng tôi không hề ký tên đóng mộc để cầm đồ). Xin hỏi phòng CSGT giữ xe tôi là đúng hay sai, thiệt hại khi tôi đang cho thuê xe thì ai chịu cho tôi?
Trả lờiXóaTháng trước e đi đường Thích Quảng Đức..thì em bị công an phường Phú Nhuận phạt..lý do là e đi ngươc chiều vào đường một chiều..khong mang bảo hiểm xe...vậy cho em hỏi mức phạt là bao nhiêu ?..Công an phạt em ngày 11-10 đén nay em bận công việc chưa đi lấy đc giấy tờ xe(xe ko giữ)...vậy cho e hỏi bây giờ em đi lấy giấy tờ xe có bị phạt thêm tiền gì không ạ???
Trả lờiXóa@Nặc danh Khoản 3 Điều 24.Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Trả lờiXóaBạn chỉ phạt mức tiền như trên, không phạt thêm khoản nào khác.
em vừa bị phạt tốc độ tại biên hòa 75/50 ngày 1/10/2011 và bị giữ lại bằng lái B2
Trả lờiXóaNhưng do hoàng cảnh khó khăn nên bây h em chua có đi đóng phạt
Vậy anh Hùng cho em hỏi,mai mốt em có bị phạt thêm tiền đóng phạt trẽ không và em có bị giam bằng không vậy anh
@Đồng LợiBạn chỉ đóng tiền phạt do chạy quá tốc độ, ngoài ra không đóng thêm tiền phạt gì khác, ngay cả khi bạn nộp phạt trể.
Trả lờiXóaanh cho em hỏi,chạy 75/50 km/h theo quy định thì em có bị giam bằng không vậy anh.
Trả lờiXóa@Đồng Lợiphạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, giam bằng 30 ngày
Trả lờiXóaanh hung cho em hỏi:
Trả lờiXóabây giờ em đi đóng phạt mà em làm mất biên bản rồi,vậy anh chỉ dùm em mình phải làm sao vậy anh
e di xe nguoc chieu, k mang theo giấy ĐK, bao hiem xe may va k co bang lai xe, vay e phai nop phat la bao nhieu vay a?
Trả lờiXóa@Nặc danhBạn cứ đến thẳng trụ sở công an nơi đã lập biên bản và hẹn bạn đến giải quyết, trình bày lý do bị mất biên bản. Họ sẽ lục hồ sơ (biên bản vi phạm hành chính ngoài bản đưa cho bạn, còn 2 bản lưu hồ sơ) và ra quyết định phạt. Bạn không nên lo lắng quá.
Trả lờiXóa@Nặc danh- Điểm đ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều.
Trả lờiXóa- Điểm b, khoản 2 Điều 24 NĐ này quy định Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng nếu người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy đăng ký xe.
- Khoản 3 Điều 24 NĐ này quy định: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Điểm a Khoản 4 Điều 24 Nghị định này quy định Phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe.
- Nếu điều điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo NĐ 34 theo link:
http://www.tracuuphapluat.info/2010/05/toan-van-nghi-inh-342010n-cp-quy-inh-xu.html
cho em hoi co lan em di xe thi xe va quet voi cac xe khac em bi lap bien ban vay co bi phat tien khg
Trả lờiXóacho em hỏi về những qui định cơ bản của pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Trả lờiXóa@Nặc danhBạn không đọc nội dung bài viết trên à?
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Xóa