Chi tiết về các mức lương của giáo viên các cấp như sau:
Đối với giáo viên mầm non:
Xem chi tiết:
- Bảng lương cơ sở nêu trên chưa tính đến các loại phụ cấp. Ngoài bảng lương này, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, với mức là 35% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương mới kể từ ngày 01/07/2022. (Tham khảo: Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo từ 2021)
Một số lưu ý về tiền lương như sau:
- Giáo viên mầm non hạng II (theo quy định cũ) nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (theo quy định mới) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng hơn trước;
- Giáo viên mầm non hạng IV (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành GVM hạng III (theo quy định mới) và mức lương sẽ tăng hơn trước;
- Giáo viên mầm non hạng IV (theo quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định thì áp dụng hệ số lương của viên chức loại B cho đến khi đạt chuẩn và được bổ nhiệm GVMN hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo;
- Nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng và trả lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp) thì bảng lương mới của giáo viên mầm non sẽ như sau:
Đối với giáo viên tiểu học:
Bảng lương mới của giáo viên tiểu học (áp dụng từ ngày 20/3/2021 đến ngày 01/7/2022) như sau:
Xem chi tiết: Hướng dẫn cách xếp hạng, xếp lương giáo viên tiểu học công lập 2021
Một số lưu ý về lương GV tiểu học:
- Bảng lương cơ sở nêu trên chưa tính đến các loại phụ cấp. Ngoài bảng lương này, giáo viên tiểu học còn được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức là 35% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương. (Tham khảo: Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo từ 2021)
- Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn thì theo quy định mới mức lương vẫn giữ nguyên (vẫn xếp là Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III);
- Giáo viên tiểu học hạng II (theo quy định cũ) nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (theo quy định mới) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng hơn trước.
- Giáo viên tiểu học hạng II (theo quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định mới thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và mức lương không thay đổi.
- Giáo viên tiểu học hạng IV (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành giáo viên tiểu học hạng III (theo quy định mới) và mức lương sẽ tăng hơn trước.
- Giáo viên tiểu học hạng IV (theo quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định thì áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt chuẩn và được bổ nhiệm giáo viên tiểu học hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo.
- Nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng và trả lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp) thì bảng lương mới của giáo viên tiểu học như sau:
Đối với giáo viên trung học cơ sở:
Lương giáo viên trung học cơ sở gồm 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1). Do đó, bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở (áp dụng từ ngày 20/3/2021 đến ngày 01/7/2022) cụ thể như sau:
Một số lưu ý về mức lương của GV THCS:
- Hệ số lương được chia theo từng bậc, mức thấp nhất là hệ số 2,34, mức cao nhất được nâng lên cao ngang bậc THPT là hệ số 6,78 thay vì 6,38. Với mức này, lương cơ bản cao nhất sẽ là 10.102.200 đồng/tháng (chưa tính phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác). Ngoài bảng lương cơ sở trên, giáo viên THCS còn được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức là 30% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương. (Tham khảo: Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo từ 2021)
- Đối tượng áp dụng bảng lương là giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập;
- GV THCS hạng I (theo quy định cũ, mã số V.07.04.10) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng I theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng hơn trước. Nếu chưa đạt chuẩn thì mức lương không thay đổi;
- GV THCS hạng II (theo quy định cũ, mã số V.07.04.11) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng II theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng mạnh. Nếu chưa đạt chuẩn thì mức lương không thay đổi;
- GV THCS hạng III (mã số V.07.04.12 theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng III theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng. Còn nếu chưa đạt chuẩn thì lương không có sự thay đổi;
- Bảng lương mới đối với giáo viên THCS (sau khi tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng và trả lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp) như sau:
Đối với giáo viên trung học phổ thông
- Giáo viên THPT sẽ được tính lương theo 3 hạng chức danh nghề nghiệp là I, II và III với hệ số lương giống như cũ, không có sự thay đổi.
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38). Mức cao nhất là hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78).
- Sau đây là bảng lương của giáo viên THPT được tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (chưa tính phụ cấp ưu đãi 30% và phụ cấp thâm niên như đã nêu ở trên) áp dụng từ ngày 20/3/2021 đến ngày 01/7/2022):
- Nếu lương cơ bản tăng lên 1,6 triệu đồng thì mức lương thấp nhất của giáo viên THPT là 3,744 triệu đồng/tháng và cao nhất là 10,848 triệu đồng/tháng. Mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của giáo viên cũng sẽ được tăng lên tương ứng khoảng 7,38% so với quy định hiện hành. Bảng lương mới đối với giáo viên THPT( nếu tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng):
Đối với giảng viên trường Đại học, cao đẳng sư phạm:
Tham khảo bài viết: Bảng lương giảng viên Đại học, cao đẳng sư phạm từ 2021
Một số điểm cần chú ý:
- Các bảng lương mới, phụ cấp mới nói trên được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021. Chế độ lương theo bảng lương trên sẽ được áp dụng từ ngày 20/3/2021, với cách tính lương theo lương cơ bản là 1,49 triệu đồng/tháng và giáo viên vẫn sẽ hưởng các chế độ như hiện hành. Còn chế độ tiền lương mới cho giáo viên dự kiến cải cách theo Nghị quyết 27/NQTW được dời đến ngày 01/7/2022.
- Về các loại phụ cấp, mức phụ cấp mới nhất cho giáo viên từ năm 2021, tham khảo bài viết TẠI ĐÂY
tại sao cùng một bực, một hạng mà gv mầm non lương lại thấp hơn các cấp học khác
Trả lờiXóaSự chênh lệch giữa hạng 2 và hạng 3 quá lớn
Trả lờiXóaHạng 2 gần gấp đôi hạng 3 thế có chênh lệch quá ko ah?
Trả lờiXóaGiáo viên THPT hạng 3 thấp lương hơn GV THCS hạng 4
Trả lờiXóaTưởng cải cách kiểu gì. Hóa ra luong mới thấp hơn lương cũ những 500k
XóaCho hỏi: Tôi là GV THCS hạng III, Hệ số 2,10 hưởng từ tháng 11/2017, khi xếp lương mới thì hệ số lương của tôi sẽ là bao nhiêu và hưởng từ khi nào ?
Trả lờiXóaCho hỏi giáo viên mầm non phải con người không mà sao thấy không được quan tâm làm từ sáng cho đến 12h chưa được nghỉ khi bệnh không có tiền để trị bệnh? Cho tôi hỏi giáo viên mầm non là gì vậy?
Trả lờiXóaNHƯ VẬY, GV LÂU NĂM SAU NHIỀU LẦN NÂNG LƯƠNG. KHI XẾP QUA LƯƠNG MỚI LẠI TRỞ VỀ HỆ SỐ KHỞI ĐIỂM. VD LƯƠNG GV THCS HẠNG 2 BẬC 7 LÀ 4.32, KHI XẾP SANG LƯƠNG MỚI SẼ LÀ 4,34 THÔI. LẠI CÒN MẤT PHỤ CẤP THÂM NIÊN 21%.
Trả lờiXóaPhụ cấp thâm niên vẫn được giữ cho đến ngày 01/7/2022 nhé bạn. Sau đó việc xếp lương như hệ số trong các bảng lương nói trên mới được bãi bỏ và tính lại theo bảng lương khác.
Xóa