- Tải về sách Ebook Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu, phần mềm liên quan
- Luật Giao thông đường bộ và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất
- Toàn văn Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ ban hành ngày 13/11/2013, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2014 thay thế cho các Nghị định 34/2010/NĐ-CP, Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 44/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định 156/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 44/2006/NĐ-CP.
Trong Nghị định này có một số điểm sửa đổi đáng lưu ý và các điểm mới như sau:
- Các mức phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, ô tô vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ nhìn chung không có thay đổi nhiều hoặc giảm nhẹ so với quy định cũ tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên có một số hành vi vi phạm của người đi xe mô tô, ô tô sẽ được giảm nhẹ mức phạt như: nhường đường không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người điều khiển ôtô chạy quá tốc độ trên 35km/h; đi ngược chiều trên đường cao tốc, điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá 50 đến 80 miligam/100ml máu hoặc quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở…Việc giảm nhẹ mức phạt với đa số các hành vi sẽ được thực hiện từ ngày 01/01/2014, trừ một số hành vi như đỗ xe không đặt biển báo nguy hiểm theo quy định; không làm thủ tục sang tên xe theo đúng quy định thì sẽ lùi thời hạn áp dụng từ 1-3 năm. một số hành vi khác được giảm mức phạt như:
- Một số hành vi vi phạm mới bị sẽ xử phạt như:
+ Người điều khiển, người ngồi trên xe, chở người ngồi trên xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu không đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" (Ví dụ: mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp, mũ bảo hộ lao động...) hoặc đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" nhưng cài quai không đúng quy cách. (Điểm i, k Khoản 3 Điều 6)
+ Người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm m Khoản 3 Điều 6)
+ Người ngồi phía sau vòng tay ra người ngồi trước để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em)…sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm n Khoản 3 Điều 6)
+ Người điều khiển, người ngồi trên xe, chở người ngồi trên xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu không đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" (Ví dụ: mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp, mũ bảo hộ lao động...) hoặc đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" nhưng cài quai không đúng quy cách. (Điểm i, k Khoản 3 Điều 6)
+ Người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm m Khoản 3 Điều 6)
+ Người ngồi phía sau vòng tay ra người ngồi trước để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em)…sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm n Khoản 3 Điều 6)
+ Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Quy định xử phạt này sẽ được áp dụng từ 1-7-2014. (Khoản 1 Điều 28).
+ Đối với vi phạm về không gắn hộp đen trên xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phải gắn hộp đen), cả lái xe lẫn chủ xe đều bị phạt. Theo quy định tại Nghị định 71/2012 chỉ phạt lái xe với mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày. Tuy nhiên, theo quy định mới, cá nhân kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Trong khi đó, tài xế điều khiển xe không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng hộp đen không hoạt động thì bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng (không bị tước giấy phép lái xe).
+ Đối với vi phạm về không gắn hộp đen trên xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phải gắn hộp đen), cả lái xe lẫn chủ xe đều bị phạt. Theo quy định tại Nghị định 71/2012 chỉ phạt lái xe với mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày. Tuy nhiên, theo quy định mới, cá nhân kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Trong khi đó, tài xế điều khiển xe không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng hộp đen không hoạt động thì bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng (không bị tước giấy phép lái xe).
- Đối với việc xử phạt hành vi không sang tên xe chính chủ: Chủ phương tiện là cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là mô tô, xe máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (mức phạt tương ứng gấp đôi đối với tổ chức). Quy định phạt này áp dụng từ 01/01/2017. Cùng hành vi này đối với xe ô tô, mức phạt với cá nhân từ 1 triệu đến 2 triệu đồng và gấp đôi đối với tổ chức, áp dụng từ 01/01/2015. Như vậy, mức phạt này được giảm rất nhiều so với mức phạt hiện hành trong Nghị định 71/2012 (đối với xe máy phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng; xe ô tô phạt từ 6 triệu đến 10 triệu đồng).
* Điểm b, khoản 1 Điều 30 quy định như sau:
""Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô"
* Khoản 4, Điều 30 quy định như sau:
""Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô"
* Khoản 4, Điều 30 quy định như sau:
"Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô"
- Ngoài ra, Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tài chính phải sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính, quy định rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
HỎI VÀ ĐÁP