- Toàn văn Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi NĐ 34/2010/NĐ-CP xử phạt hành chính trong GTĐB
- Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy thường gặp theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP
- Hướng dẫn xử lý các lỗi liên quan đến tạm giữ giấy tờ xe, phương tiện (Thông tư 11/2013)
Một số nội dung chính của Thông tư:
- Đối với các xe đang lưu thông trên đường, lực lượng công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. (tức là không dừng xe để kiểm tra xe có chính chủ hay không để xử lý về hành vi không sang tên đổi chủ). (Quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2003: xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định tại Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34)
- Việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ chỉ áp dụng khi các lực lượng chức năng trong quá trình đăng ký cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; tạm giữ phương tiện vi phạm hoặc qua điều tra các vụ án hình sự mà phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe. Các lực lượng chức năng sẽ xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục xử phạt hành vi người điều khiển xe không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:
+ Tại thời điểm dừng xe kiểm tra, người điều khiển xe không xuất trình được các loại giấy tờ như Giấy đăng ký xe, GPLX, kiểm định, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB...mà trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.
. Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình được giấy tờ và làm thủ tục trả lại xe tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
. Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình giấy tờ; làm thủ tục hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
. Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
- Quy định cụ thể về việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
+ Người đang thi hành công vụ khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm mà Nghị định số 34 quy định hành vi đó bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Giấy phép lái xe) có thời hạn hoặc không thời hạn, thì phải tạm giữ Giấy phép lái xe để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính.
+ Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
+ Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 34, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó; đồng thời, bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
+ Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm này đều có quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm có thời hạn bị tước dài nhất.
+ Hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người có thẩm quyền xử phạt trả lại Giấy phép lái xe cho người đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó. Trường hợp phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ thì người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe phải xuất trình Giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ cho cơ quan ra quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe.
- Việc tạm giữ giấy tờ áp dụng cho các trường hợp vi phạm cụ thể thực hiện như sau:
a) Trường hợp chỉ áp dụng hình thức xử phạt tiền có thể tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ phải có.
b) Trường hợp ngoài hình thức xử phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì phải tạm giữ các giấy tờ đó. Nếu không có giấy tờ đó thì phải tạm giữ phương tiện vi phạm.
2. Khi kiểm soát người lái xe vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính do các đơn vị, địa phương đã lập và tạm giữ giấy tờ:
a) Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ một loại hoặc tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe hoặc Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm, vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông, thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ, nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện (nếu hành vi quy định phải tạm giữ phương tiện hoặc không còn loại giấy tờ nào để tạm giữ) và xử lý vi phạm theo quy định.
Ví dụ: Anh A điều khiển xe ô tô vi phạm hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70 km/h), khi kiểm tra thì anh A đã bị địa phương khác lập biên bản và tạm giữ Giấy phép lái xe, biên bản này đã quá thời hạn hẹn nhưng anh A chưa đến giải quyết; anh A xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản vi phạm hành chính với hai hành vi: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (100/70km/h)” và “Không có Giấy phép lái xe”, tiến hành tạm giữ phương tiện theo quy định.
b) Trường hợp đang trong thời gian hẹn giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ hết các giấy tờ: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, mà người điều khiển phương tiện lại tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm mới, tạm giữ phương tiện và xử lý vi phạm theo quy định.
- Quy định về Tạm giữ phương tiện:
+ Khi quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính, phải thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết.
+ Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm đưa phương tiện bị tạm giữ về nơi tạm giữ để bảo quản hoặc bàn giao phương tiện bị tạm giữ theo quy định.
+ Nếu người điều khiển xe không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ, thì lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến (nếu có); sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera...) ghi lại hình ảnh; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu kéo...) đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ; thực hiện việc thông báo yêu cầu người vi phạm đến giải quyết và phải chịu mọi chi phí cho việc đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Vui lòng cho em được hỏi: Em bị mất giấy phép lái xe (GPLX), và đã đi làm lại giấy phép mới. Tờ giấy xác nhận tạm thời của em phải đợi đến tháng 11 mới lấy lại GPLX, vậy trong thời gian này em có được phép lái xe không?
Trả lờiXóa