Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục làm giấy khai sinh cho con trực tiếp hoặc đăng ký thủ tục online qua mạng trực tuyến mới nhất.
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha mẹ, ông bà hoặc người thân thích hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng) khi làm khai sinh cho con cần chuần bị giấy tờ sau:
-
Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (nếu trẻ bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (nếu trẻ sinh ra do mang thai hộ).
- Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, CMND, thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
- Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP)
Tham khảo các thủ tục khác có liên quan đến khai sinh cho trẻ:
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước)
- Nơi cư trú có thể là nơi thường trú (nơi có HKTT) hoặc nơi tạm trú (là nơi đang ở mà có đăng ký tạm trú). Do đó, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn (theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch).
- Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
- Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt:
1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. (UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.
2. Đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ: được thực hiện như quy định ở mục 1, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Nếu chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. (
Tham khảo bài: Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhận cha mẹ, nhận con ngoài giá thú)
4. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định nêu trên và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
5. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam: UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
- Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
- Làm giấy khai sinh không tính lệ phí.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm. Tuy nhiên, nếu đi đăng ký khai sinh muộn, tức quá thời hạn quy định nêu trên thì cũng
không bị phạt.
- Nếu người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Các văn bản quy định liên quan đến đăng ký khai sinh:
Giải đáp một số trường hợp cụ thể
1. Làm giấy khai sinh theo hộ khẩu của bố, khi chưa nhập khẩu của mẹ?
Vợ tôi mới sinh con được 10 ngày và tôi muốn làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu của tôi nhưng tôi chưa nhập khẩu cho của vợ tôi, như vậy có được hay không?
Trả lời :
Theo quy định hiện hành, tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn. Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
Với quy định nêu trên thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con bạn phải là UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (tức là nơi mẹ hoặc cha của con bạn đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú). Do vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn làm giấy khai sinh theo hộ khẩu của bạn vẫn được, không cần phải nhập khẩu vợ bạn vào hộ của bạn rồi mới đăng ký khai sinh.
2. Làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn
2.1 Tôi và vợ tôi chưa đăng ký kết hôn. Tôi có thể về nơi cư trú của vợ tôi để làm khai sinh cho con tôi được không? Vợ tôi không thể về quê làm được.
"Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh"
Như vậy thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh trong trường hợp của bạn phải là UBND xã, phường, thị trấn nơi vợ của bạn đang cư trú. Do anh chị chưa có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, do đó con khi sinh ra sẽ là con ngoài giá thú. Anh phải về UBND xã, phường nơi vợ anh đang cư trú để kết hợp làm thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh cho con theo quy định tại khoản 3 Điều 15 nói trên.
2.2 Chúng tôi đã đến cán bộ hộ tịch xã nhưng họ yêu cầu là phải có đăng ký kết hôn thì cháu mới được mang họ bố, nếu không thì là con ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ, đồng thời phần tên của người cha trong giấy khai sinh sẽ được để trống. Vậy vợ chồng tôi phải làm thế nào để cháu được mang họ bố trong giấy khai sinh?
- Trong trường hợp bạn không đăng ký kết hôn, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho trẻ bạn có thể tiến hành thủ tục nhận con, UBND xã/phường sẽ kết hợp việc nhận cha và làm giấy khai sinh cho trẻ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị Định Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch về thủ tục đăng ký khai sinh: 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- Theo quy định mục II, khoản 4, điểm b thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn chi tiết Nghị định 58/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch quy định: b) Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con.
Như vậy, bạn có thể đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Và bạn cần lưu ý về thời hạn đăng ký khai sinh là trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh trẻ.
3. Đăng ký khai sinh cho con ở nơi thường trú hay tạm trú
Tôi quê quán ở Thanh Hóa, hiện tại đang tạm trú tại Biên Hòa, Đồng Nai (làm công nhân). Vợ tôi mới sinh con. Vậy cho tôi hỏi: tôi có thể làm giấy khai sinh ở Đồng Nai được không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật hộ tịch thì cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Đồng thời, Điều 13 Luật hộ tịch quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Do vậy, nếu bạn xuất trình được giấy tờ chứng minh bạn/vợ bạn đang cư trú tại Đồng Nai thì có thể đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Đồng Nai.
4. Cấp lại giấy khai sinh
Con tôi 4 tuổi hiện tại mới bị mất giấy khai sinh. Vậy cho tôi hỏi có thể cấp lại giấy khai sinh cho con tôi được không? Thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh. Trường hợp công dân làm mất bản chính Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh không còn lưu giữ thì được đăng ký lại. Trường hợp bản chỉnh Giấy khai sinh bị mất nhưng Sổ đăng ký khai sinh vẫn còn lưu giữ thì bạn liên hệ với cơ quan đăng ký khai sinh trước đây để yêu cầu cấp Trích lục khai sinh bản sao.
5. Cách xác định quê quán trên khai sinh cho trẻ
Hiện tôi đang gặp khó khăn trong việc làm khai sinh cho con của tôi ở mục quê quán. Chồng tôi (ba của bé) sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình, trên CMND của chồng tôi ghi nguyên quán là Phú Yên, hiện nay chồng tôi đang công tác tại Sư đoàn 8, quân khu 9, Tiền Giang. Chúng tôi vừa sinh con được hơn một tháng thì đến UBND xã (nơi cư trú của tôi) làm giấy khai sinh cho cháu. Khi đi chúng tôi mang theo giấy chứng sinh, giấy kết hôn, sổ hộ khẩu và CMND của hai vợ chồng. Khi điền thông tin vào tờ khai, chúng tôi ghi thông tin ở mục quê quán của cháu là Quảng Bình thì cán bộ tư pháp không đồng ý, cán bộ bảo rằng phải ghi ở Phú Yên theo trên CMND của chồng tôi. Nhưng hiện tại, gia đình bên chồng tôi chẳng còn ai ở Phú Yên và chồng tôi cũng không sinh ra và lớn lên tạo Phú Yên nên nếu điền quê quán của cháu ở Phú Yên thì có ảnh hưởng đến việc xác minh lý lịch sau này của cháu không ạ? Và điền thông tin ở Phú Yên hay Quảng Bình mới đúng ạ? (trên CMND của chồng nguyên quán là Phú Yên, và từ trước đến nay gia đình bên chồng đều sinh sống tại Quảng Bình, Phú Yên là nơi sinh sống của ông bà cố của cháu).
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Do đó, trên giấy tờ tùy thân của chồng bạn đã được xác định quê quán là "Phú Yên" thì việc lựa chọn quê quán cho con theo quê quán của cha là "Phú Yên" là phù hợp quy định của pháp luật.
6. Giải đáp một số trường hợp cụ thể khác về đăng ký, điều chỉnh, cấp lại giấy khai sinh cho con: XEM TẠI ĐÂY
tôi và chồng tôi chưa đăng ký kết hôn, chồng tôi thì đang bị giam giữ, tôi muốn làm giấy khai sinh cho con tôi vẫn lấy họ của chồng và tên cha là tên chồng tôi có được không?
Trả lờiXóaDO CHA MẸ CHÁU CHƯA LÀM GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NAY TÔI MUỐN LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CHÁU ĐỂ CHÁU MANG HỌ CHA ( DO MẸ CHÁU ĐÃ BỎ NHÀ RA ĐI KHI CHÁU TRÒN 03 THÁNG) . NAY CHO TÔI HỎI THỦ TỤC LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CHÁU CẦN NHỮNG GÌ?
XóaThưa a. Xin cho e hỏi là e và chồng e đã đăng ký kết hôn trước khi sanh con và e k nhập khẩu bên chồng. Bây giờ e sanh con chồng e muốn làm giấy khai sinh cho con thì trong giấy khai sinh được phép có tên mẹ k ạ. Và làm khai sinh cho con e ở tại nơi chúng e đang sinh sống đc hay k ạ.
Xóa1. Nếu bây giờ bạn làm giấy khai sinh cho con thì trong giấy khai sinh có đủ tên cha và mẹ.
Xóa2. Có thể làm giấy khai sinh nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (tức là nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đang tạm trú)
Tôi và ck tôi đã đăng ky kết hôn nhưng tôi chưa nhập khẩu vậy có làm giấy khai sinh cho con được ko ạ
XóaAnh ơi. Làm ơn giúp em. Em và vợ em đăng ký kết hôn được 2 tháng thì vợ em sinh em bé. Em mang giấy tờ như: giấy chứng sinh do bệnh viện hà đông cấp , giấy CMTND của em và vợ em, sổ hộ khẩu nhà vợ em. Em ra xã hỏi thì mấy anh cán bộ xã yêu cầu em phải viết giấy cam đoan đứa bé là con chung của em và vợ em. Em đã viết giấy cam đoan mang về xã lại bắt em phải đưa vợ em về cùng mới làm đk giấy khai sinh cho cháu. Bọn em làm ở xa, vợ em lại vừa mới sinh cháu nên đi lại bất tiện. Vậy anh làm ơn giúp em xem việc anh cán bộ xã yêu cầu là đúng hay sai pháp luật ạ.mấy anh cán bộ xã Tốt Động - huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội. Có phải vì mới nhập thành phố Hà Nội nên việc đăng ký khai sinh nó phải như vậy không ạ?
XóaTheo quy định của pháp luật người thân thay mặt cha mẹ đi làm khai sinh cho bé, không nhất thiết phải có mặt cha mẹ. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (sau khi đã đăng ký kết hôn) là con chung nên không phải viết giấy cam đoan gì cả. Cán bộ xã đã làm không đúng quy định.
Xóacon tôi đã có giấy khai sinh. Nhưng mẹ của cháu đã bỏ đi mất tích và mang theo giấy khai sinh của con tôi đi. Cho tôi hỏi tôi có thể đăng ký khai sinh lại cho con tôi không??
Trả lờiXóaĐiều 62 Nghị định 158/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về Cấp lại bản chính Giấy khai sinh và thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh như sau:
Xóa“1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
2. UBND cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
3. Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh”.
- Như vậy, bạn có thể đến UBND cấp Quận huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh để xin cấp lại bản chính giấy khai sinh cho con bạn.
- Về thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh: Điều 63 Nghị định 158 quy định như sau:
“1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
2. Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh và ghi rõ "Cấp lại" dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Đã cấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày... tháng... năm...".
3. Nguyên tắc ghi nội dung bản chính giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.
4. Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, UBND cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã; nơi đã đăng ký, khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại UBND cấp xã.”
vớ vẩn. cơ quan chức năng sẽ triệu tập người mẹ về chứ ai dám cấp lại, trường hợp người mẹ quay về cầm theo giấy khai sinh thì sao.
XóaCho e hỏi mẹ e mất..giấy tờ cũg k còn từ khi ngôi nhà e bị cháy..vì nhà đôg con..nên k ai có giấy khai sinh..cha e bệh tâm thần..e mún nhập khẩu bên bà ngoại để lm cmnd...nhưg ngta kêu zề quê dựg giấy khai sih..vậy cho e hỏi...thủ tục dựg lại giấy khai sih ntn? Và cần nhữg gì? K có mặt cha mẹ...k có hộ khẩu gđ...vậy e có lm lại đk giấy khai sinh k? Giúp e với...cám ơn ạ
Xóabjet o dau ma trieu tap ze!!tao lao
XóaMình muốn ĐKKS cho con nhưng lại chưa nhập khẩu trong sổ HK nhà vợ, vậy mình có ĐKKS cho con mình được không, hay phải vợ mình đi đăng ký
XóaTheo nguyên tắc, con làm giấy khai sinh tại nơi người mẹ đăng ký HKTT. Do đó, vợ bạn trực tiếp đi hoặc đưa giấy chứng sinh, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn cho bạn đi đăng ký khai sinh cũng được.
Xóanếu như người mẹ quay về thì cũng chẳng sao? Vì khi đó tờ giấy khai siinh đó không còn giias trị gì nữa. Bạn hiểu tôi nói gì chứ?
XóaAnh ơi. Làm ơn giúp em. Em và vợ em đăng ký kết hôn được 2 tháng thì vợ em sinh em bé. Em mang giấy tờ như: giấy chứng sinh do bệnh viện hà đông cấp , giấy CMTND của em và vợ em, sổ hộ khẩu nhà vợ em. Em ra xã hỏi thì mấy anh cán bộ xã yêu cầu em phải viết giấy cam đoan đứa bé là con chung của em và vợ em. Em đã viết giấy cam đoan mang về xã lại bắt em phải đưa vợ em về cùng mới làm đk giấy khai sinh cho cháu. Bọn em làm ở xa, vợ em lại vừa mới sinh cháu nên đi lại bất tiện. Vậy anh làm ơn giúp em xem việc anh cán bộ xã yêu cầu là đúng hay sai pháp luật ạ.mấy anh cán bộ xã Tốt Động - huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội. Có phải vì mới nhập thành phố Hà Nội nên việc đăng ký khai sinh nó phải như vậy không ạ?
Xóa