Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ hoặc người thân thích phải có trách nhiệm đi khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền. Trước đây, theo quy định cũ (tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP), nếu quá thời hạn 60 ngày mà cha, mẹ, ông bà, người thân thích không đi khai sinh cho con thì phải làm thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn. Tuy nhiên, Luật Hộ tịch 2014 đã bỏ thủ tục này. Do vậy, trường hợp quá 60 ngày mới đi đăng ký cho con, người đi khai sinh vẫn phải chuẩn bị các hồ sơ, thực hiện theo thủ tục như sau:
I. Thẩm quyền việc đăng ký khai sinh quá hạn:
(Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
- Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
- Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
II. Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn:
Tham khảo thủ tục tại bài viết sau: Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho conIII. Quy định về người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn:
- Người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình thì có thể lựa chọn nơi đăng ký khai sinh tại tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ (hoặc người cha - nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ) hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú (tương tự như thẩm quyền đã nêu ở mục I nêu trên)
- Trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã thành niên mà một bên hoặc cả hai bên cha, mẹ đẻ đã chết thì đương sự phải xuất trình những giấy tờ cá nhân có ghi về quan hệ cha, mẹ, con. Cán bộ tư pháp căn cứ vào những giấy tờ cá nhân này để ghi vào giấy khai sinh. Nếu không có giấy tờ ghi về quan hệ cha, mẹ, con thì cán bộ đăng ký hộ tịch phải xác minh, làm rõ trước khi đăng ký.
- Nếu hồ sơ, giấy tờ cá nhân (như Sổ hộ khẩu, CMND, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên…) có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch, quê quán thì sẽ được đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
- Trường hợp cán bộ, công chức, hoặc cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang đăng ký khai sinh quá hạn thì phải nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên. Trường hợp vì lý do bí mật mà cơ quan, đơn vị của người đó không cho sao chụp bản lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những nội dung khai sinh của người đó (như: Họ tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha con, mẹ con) đã ghi trong hồ sơ cá nhân do cơ quan, đơn vị quản lý.
- Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
- Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
IV. Xử phạt khi đăng ký khai sinh quá hạn:
Việc đăng ký khai sinh quá thời hạn 60 ngày sẽ bị phạt cảnh cáo (không phạt tiền) (Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, HTX)
Các văn bản liên quan:
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 uy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hôn nhân và gia đình
Dạ làm ơn cho em hỏi, hiện nay em đang 19 tuổi giấy khai sinh của em là theo tên của bố mẹ đẻ mà giờ bố mẹ em ly hôn em theo bố thì trong sổ hộ khẩu nhà em là theo bố và mẹ hai, thì bây giờ giấy khai sinh của em có làm lại được theo tên mẹ hai hay không? Em cảm ơn add ạ, vì giờ em đang làm 1 số giấy tờ liên quan quá nhiều em muốn tên mẹ trong giấy khai sinh khớp với tên trong sổ hộ khẩu để tất cả giấy tờ còn lại mà em làm đều được khớp nhau, cảm ơn add nhiều ạ😇
Trả lờiXóaCon sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó, bạn không thể thay đổi tên mẹ trên giấy khai sinh của bạn theo như yêu cầu của bạn được.
XóaMặt khác, quan hệ giữa người mẹ thứ hai và bạn chỉ là quan hệ giữa mẹ kế và con đẻ của chồng nên về nguyên tắc, việc bạn làm lại giấy khai sinh để đưa người mẹ mới thay vào vị trí mẹ ruột là không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, việc để tên mẹ ruột trong giấy khai sinh không có ảnh hưởng gì đến việc làm các giấy tờ khác cả.
Trường hợp còn bản gốc giấy khai sinh nhưng đã hết hạn nếu muốn cấp mới thì phải làm thế nào ạ ?
Trả lờiXóaGiấy khai sinh không có hạn sử dụng nhé bạn.
Xóa