Mẫu này được sử dụng khi có sự thay đổi về thông tin nhân hộ khẩu, cư trú cụ thể:
- Đăng ký thường trú (nhập khẩu), xóa đăng ký thường trú (xóa khẩu)
- Tách hộ (tách khẩu)
- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú (chuyển nơi cư trú, thay đổi về thông tin cá nhân, đổi chủ hộ...)
- Đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú
Nội dung chi tiết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01) như sau:
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
…,ngày…....tháng....năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3) (Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên) |
…,ngày…..tháng....năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỖ Ở HỢP PHÁP(3) (Ký, ghi rõ họ tên)
|
…,ngày…...tháng...năm… Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4) (Ký, ghi rõ họ tên) |
…,ngày....tháng...năm… NGƯỜI KÊ KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn cách ghi, viết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú:
* Người kê khai trực tiếp ghi, điền thông tin vào mẫu theo các mục như sau:
I. Mục "Kính gửi (1)":
Ghi Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận).
II. Mục Tự kê khai
- Mục “1. Họ, chữ đệm và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh). Ví dụ: HOÀNG THÙY LINH
- Mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh. Ví dụ: 17/02/1991.
- Mục “3. Giới tính”: Ghi giới tính Nam hoặc Nữ.
- Mục "4. Số định danh cá nhân/CMND": Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số).
- Mục "5. Số điện thoại liên hệ": Ghi số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn hiện đang sử dụng.
- Mục "7. Nơi thường trú": Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính (tức là địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú). Ghi cụ thể theo thứ tự: số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
- Mục "8. Nơi tạm trú": Ghi theo địa chỉ nơi đang đăng ký tạm trú (ghi trong sổ tạm trú). Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.
- Mục "9. Nơi ở hiện tại": Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở theo địa danh hành chính. Địa chỉ chỗ ở hiện tại có thể khác với nơi thường trú. Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.
- Mục "10. Nghề nghiệp, nơi làm việc": Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa chỉ nơi làm việc.
- Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ" và Mục "12. Quan hệ với chủ hộ" có cách ghi cụ thể như sau:
a) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện đã có chỗ ở, nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ nhà cho mượn, thuê ở:
+ Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú, tạm trú (người này cũng chính là chủ nhà ở hợp pháp hoặc là người được chủ nhà cho mượn nhà để ở). Do đó Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": phải ghi là chủ hộ, tức đăng ký mình làm chủ hộ.
b) Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu hoặc cho tạm trú:
c) Trường hợp thay đổi, xác nhận thông tin về cư trú (ví dụ: thay đổi về nơi cư trú; chỉnh sửa thông tin cá nhân; tách hộ; xóa đăng ký thường trú, tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú...) thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo thông tin đã khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc ghi theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
- Mục "13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ": Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số) của người chủ hộ.
- Mục "14. Nội dung đề nghị (2)": Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung cần đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú vào địa chỉ A do ông D làm chủ hộ; đăng ký tạm trú vào hộ B ở địa chỉ C; tách hộ cùng nhà; đăng ký thường trú cho con là E; điều chỉnh về năm sinh...
- Mục "15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi": Điền đầy đủ các cột mục về thông tin của những người có cùng thay đổi về cư trú. Ví dụ: những người con, cháu cùng nhập khẩu hay chồng và các con cùng tách hộ. Trong mục này cần lưu ý:
III. Mục ý kiến và chữ ký xác nhận của những người liên quan ở cuối trang:
- Mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3)" và mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỔ Ở HỢP PHÁP (3)": Ở 2 mục này, chủ hộ và chủ nhà phải ghi rõ nội dung ý kiến của mình và ký tên xác nhận.
- Mục "Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)": Khi người chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này phải ghi rõ ý kiến vào mục này. Ghi "Đồng ý cho con tôi hoặc ông/bà/anh/chị là: ....được...(ghi cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin về cư trú).
- Mục "NGƯỜI KÊ KHAI": Người kê khai là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận vào mẫu. Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về nhận thức
IV. Yêu cầu chung khi ghi mẫu:
- Viết chữ rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt.
- Không tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đã ghi.
Cảm ơn, rất dễ hiểu 👍
Trả lờiXóaXin cho tôi hỏi.
Trả lờiXóaBố tôi có hộ khẩu thường trú ở Dak Lak, có mua căn nhà ở HCM đứng tên bố tôi và cho tôi là con ở tại đó, bố tôi ko ở.
Thì khi tôi khai tạm trú. tôi phải điền như thế nào?
Tên tôi là chủ hộ, hay tên bố tôi.
Tên tôi điền những mục nào?/ Tên bố tôi điền những mục nào?
Xin cảm ơn
Để được đăng ký tạm trú vào căn nhà mà bố bạn đã mua ở Thành phố HCM thì bố của bạn phải đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại căn nhà này. (Sau đó bạn đăng ký tạm trú vào hộ này theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập). Lúc đó chủ hộ là bố của bạn mới ghi ý kiến đồng ý cho bạn tạm trú vào mục Ý KIẾN CHỦ HỘ và mục Ý KIẾN CỦA CHỦ SỠ HỮU trong mẫu khai thay đổi thông tin cư trú. Còn bạn ký tên vào mục NGƯỜI KÊ KHAI.
XóaCòn nếu bố bạn không đăng ký thường trú, tạm trú và căn nhà chưa có ai đăng ký thường trú, tạm trú thì cách ghi khi bạn muốn đăng ký tạm trú vào căn nhà này như sau:
Xóa- Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ và tên của bạn (là người được chủ nhà là bố bạn cho ở nhờ)
- Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": bạn phải ghi là chủ hộ, tức là bạn đăng ký mình làm chủ hộ.
Lúc đó, mục Ý KIẾN CHỦ HỘ ở cuối trang thì bạn ký tên bạn, còn ba của bạn ký ở mục Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU
Xin hỏi bác tôi mua nhà đất nhưng không ở, cũng không đăng ký tạm trú hay thường trú tại địa chỉ trên.
Trả lờiXóaTôi có mượn nhà để ở nay đi làm thủ tục đăng ký tạm trú tại đó.
Thì mục thông tin chủ hộ là để tên tôi hay tên bác tôi
Xin cám ơn!
Đối với trường hợp của bạn, nếu căn nhà đó chưa có ai đăng ký thường trú, tạm trú thì cách ghi như sau:
Xóa- Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ, tên của bạn (là người được chủ nhà cho ở nhờ)
- Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": phải ghi là chủ hộ, tức bạn đăng ký mình làm chủ hộ.
Do đó, mục Ý KIẾN CHỦ HỘ ở cuối trang thì bạn ký tên bạn, còn Bác của bạn ký ở mục Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU
Cán bộ họ nói online qua dịch vụ công: Hồ sơ xin đăng ký tạm trú có thời hạn và phải có ý kiến bảo lãnh của chủ nhà về thời hạn cho tạm trú. Vậy có đúng không, và phải bổ sung giấy gì vậy Bạn? Xin cảm ơn!
Xóa