Bài viết sau đây tổng hợp các quy định mới nhất liên quan đến sử dụng giấy phép lái xe; giấy khám sức khỏe lái xe; thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe các hạng, nâng hạng, phân hạng giấy phép lái xe (theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ) và mẫu Giấy khám sức khỏe lái xe ô tô (theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT)
I. Một số điểm mà người lái xe cần lưu ý như sau:
- Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Quy định mới không nêu rõ lộ trình chuyển đổi cụ thể đối với từng loại bằng lái và cũng không có biện pháp chế tài (bắt phải thi lại lý thuyết) nếu vi phạm thời hạn như quy định cũ.
- Không có quy định bỏ giấy khám sức khỏe khi đổi bằng lái. Cụ thể như sau:
+ Khi đổi giấy phép lái xe ô tô các hạng thì trong hồ sơ xin cấp đổi bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe. Theo quy định cũ, nếu giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 tháng thì không cần phải có giấy khám sức khỏe.
+ Khi đổi, cấp lại giấy phép lái xe mô tô, xe máy (bằng lái không thời hạn các hạng A1, A2, A3) thì mới không cần phải có giấy khám sức khỏe.
- Người có giấy phép lái xe phải đổi giấy phép trước khi hết hạn, trường hợp giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
- Người đổi bằng lái xe phải khám sức khỏe đổi giấy phép lái xe tại một trong các cơ sở y tế có thẩm quyền sau đây:
+ Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, BVĐK khu vực;
+ Bệnh viện đa khoa cấp Quận, huyện, thành phố;
+ Bệnh viện Đa khoa tư nhân hoặc Phòng Khám Đa khoa có đủ điều kiện (theo danh sách do Sở Y tế cấp tỉnh, TP thuộc trung ương công bố).
- Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất được hướng dẫn rõ ràng, đơn giản hơn nhiều. Chỉ chia ra 2 trường hợp làm lại GPLX khi bị mất (một là trường hợp còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng; hai là trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên), không tính cụ thể là mất lần thứ mấy. Quy định cũ chia ra các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất lần thứ 1, lần thứ 2, lần thứ 3 trở lên. (Điều 36)
- Người khuyết tật cũng được phép có bằng B1 tự động nếu đủ điều kiện sức khỏe. (Điều 16)
- Mỗi người có 01 mã số giấy phép lái xe dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. (Điều 33)
- Việc tích hợp giấy phép lái xe là tùy vào nhu cầu của cá nhân, không bắt buộc phải tích hợp. (Điều 33)
+ Khi đổi giấy phép lái xe ô tô các hạng thì trong hồ sơ xin cấp đổi bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe. Theo quy định cũ, nếu giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 tháng thì không cần phải có giấy khám sức khỏe.
+ Khi đổi, cấp lại giấy phép lái xe mô tô, xe máy (bằng lái không thời hạn các hạng A1, A2, A3) thì mới không cần phải có giấy khám sức khỏe.
- Người có giấy phép lái xe phải đổi giấy phép trước khi hết hạn, trường hợp giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
- Người đổi bằng lái xe phải khám sức khỏe đổi giấy phép lái xe tại một trong các cơ sở y tế có thẩm quyền sau đây:
+ Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, BVĐK khu vực;
+ Bệnh viện đa khoa cấp Quận, huyện, thành phố;
+ Bệnh viện Đa khoa tư nhân hoặc Phòng Khám Đa khoa có đủ điều kiện (theo danh sách do Sở Y tế cấp tỉnh, TP thuộc trung ương công bố).
- Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất được hướng dẫn rõ ràng, đơn giản hơn nhiều. Chỉ chia ra 2 trường hợp làm lại GPLX khi bị mất (một là trường hợp còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng; hai là trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên), không tính cụ thể là mất lần thứ mấy. Quy định cũ chia ra các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất lần thứ 1, lần thứ 2, lần thứ 3 trở lên. (Điều 36)
- Người khuyết tật cũng được phép có bằng B1 tự động nếu đủ điều kiện sức khỏe. (Điều 16)
- Mỗi người có 01 mã số giấy phép lái xe dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. (Điều 33)
- Việc tích hợp giấy phép lái xe là tùy vào nhu cầu của cá nhân, không bắt buộc phải tích hợp. (Điều 33)
II. Mẫu Giấy khám sức khỏe lái xe ô tô
TẢI VỀ MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo TTLT 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015)
Xem nội dung toàn bộ mẫu Giấy khám sức khỏe người lái xe
BỘ GTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GTVT.... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /GKSKLX-....3....
BỘ GTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GTVT.... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /GKSKLX-....3....
GIẤY KHÁM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE
Ảnh
(4 x 6cm)
|
Họ và tên (chữ in hoa):……………………………………………………
Giới: Nam □ Nữ □ Tuổi...............................................
Số CMND hoặc Hộ chiếu:…………cấp ngày………/.............../…………….
tại…………………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………
Đề nghị khám sức khỏe để lái xe hạng: ………………………………………
|
I. TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE
1. Tiền sử gia đình:
Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:
a) Không □; b) Có □;
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
2. Tiền sử, bệnh sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không (Bác sỹ hỏi bệnh và đánh dấu X vào ô tương ứng)
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Câu hỏi khác (nếu có):
a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
b) Hiện tại đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hay không? (Đối với phụ nữ):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………..ngày………tháng…….năm……….
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)
………..ngày………tháng…….năm……….
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Chi tiết các quy định mới trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các bạn có thể xem bảng tổng hợp, so sánh với thông tư cũ bên dưới:
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
|
Thông tư 58/2015/TT-BGTVT
|
Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe Hạng C, D, E lên FC
|
|
Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên (tăng thời gian hành nghề so với quy định cũ thêm 2 năm) (Điều 7)
|
Thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên
|
Phân hạng giấy phép lái xe
|
|
Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật (có nghĩa là người khuyết tật cũng được phép có bằng B1 tự động nếu đủ điều kiện sức khỏe) (Điều 16)
|
Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. |
Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
|
|
- GPLX cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả GPLX không thời hạn và GPLX có thời hạn -> mỗi người có 1 mã số GPLX duy nhất cho dù có nhiều bằng hay 1 bằng.
- Cá nhân có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX hoặc làm thủ tục đổi GPLX -> Việc tích hợp bằng là tùy vào nhu cầu của cá nhân, không bắt buộc. (Điều 33)
|
- Mỗi người được cấp duy nhất 01 số quản lý giấy phép lái xe bằng vật liệu PET-> Quy định cũ không nêu rõ có dùng chung 1 mã số cho 2 loại bằng hay không.
- Quy định cũ không nêu vấn đề này
|
Cấp lại giấy phép lái xe
|
|
- Người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại.
- Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại:
a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
-> Quy định cũ chia ra các trường hợp cấp lại GPLX khi bị mất lần thứ 1, lần thứ 2, lần thứ 3 trở lên.
-> Quy định mới hướng dẫn rõ ràng và đơn giản thủ tục hành chính hơn rất nhiều. Chỉ làm lại GPLX khi bị mất trong 2 trường hợp (một là trường hợp còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng; hai là trường hợp quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên), không tính cụ thể là mất lần thứ mấy. (Điều 36)
-> Ngoài ra theo quy định mới, Cơ quan cấp lại GPLX cho các trường hợp bị mất phải gửi thông báo hủy GPLX cũ tới các cơ quan liên quan (Quy định cũ không nêu vấn đề này)
|
- Người có GPLX bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin GPLX, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, được xét cấp lại
- Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin GPLX, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, phải dự sát hạch lại các nội dung:
a) Quá từ sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
4. Người có GPLX bị mất lần thứ hai, nếu có nhu cầu cấp lại:
a) Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch; khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin GPLX, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại;
b) Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho GPLX bị mất lần thứ nhất thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất.
5. Người có GPLX bị mất từ lần thứ ba trở lên, nếu có nhu cầu cấp lại:
a) Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần trước đó; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch; khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin GPLX, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại;
b) Trên 02 năm, kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần trước đó thì được xử lý cấp lại như mất lần thứ nhất.
|
Đổi giấy phép lái xe
|
|
- Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.
-> Quy định mới không nêu lộ trình chuyển đổi cụ thể đối với từng loại bằng lái và cũng không có biện pháp chế tài (bắt phải thi lại lý thuyết) nếu vi phạm thời hạn.
- Người có GPLX có thời hạn thực hiện việc đổi GPLX trước khi hết thời hạn sử dụng; người có GPLX bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi GPLX. (Điều 37)
-> Quy định mới hướng dẫn người có GPLX đổi GPLX trước khi hết hạn, trường hợp quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
|
- Giấy phép lái xe bằng giấy bìa còn thời hạn sử dụng được đổi sang GPLX bằng vật liệu PET theo lộ trình: GPLX ô tô và GPLX hạng A4: trước ngày 31/12/2016; GPLX không thời hạn (A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020. Quá 06 tháng theo lộ trình chuyển đổi trên, người có GPLX bằng giấy bìa phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
- Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng được xét đổi giấy phép lái xe.
|
Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
|
|
Người lái xe gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
-> Quy định mới có nêu thêm hình thức kê khai, đăng ký đổi bằng qua mạng internet
-> Quy định mới: khi đổi bằng đối với người đổi GPLX hạng A4, GPLX ô tô các hạng thì trong hồ sơ xin cấp đổi phải có giấy khám sức khỏe. (Điều 38)
|
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải
-> không quy định hình thức đăng ký trực tuyến
-> Quy định cũ: người đổi GPLX hạng A4, GPLX còn thời hạn sử dụng trên 03 tháng bằng giấy bìa sang GPLX vật liệu PET không cần phải có giấy khám sức khỏe
|
Ý KIẾN