BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 12/2017/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211:2003, TCVN 7271:2003.
2. Máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.
3. Máy kéo nhỏ là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).
4. Trọng tải của xe ô tô tải sử dụng để tập lái được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe nguyên thủy do nhà sản xuất quy định.
5. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
6. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
7. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
8. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện giấy phép lái xe.
Phần II
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Chương I
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo
1. Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe có thể sử dụng sân sát hạch để đào tạo lái xe.
2. Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
3. Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2016/NĐ-CP), lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe ô tô được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó (bao gồm cả xe số tự động) nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 02 (hai), số lượng học viên học thực hành không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải thông báo phương án hoạt động đào tạo với Sở Giao thông vận tải địa phương, nơi tổ chức đào tạo để thực hiện việc giám sát, quản lý.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
5. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
6. Tổ chức đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
8. Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
9. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
10. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
11. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
13. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
14. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định.
15. Báo cáo đăng ký sát hạch
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.
Điều 6. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
1. Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với giáo trình khung đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sổ lên lớp, sổ cấp chứng chỉ sơ cấp, sổ cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng danh sách học viên đăng ký sát hạch làm tài liệu quản lý đào tạo.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ
a) Không thời hạn đối với sổ cấp chứng chỉ đào tạo;
b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp và các tài liệu còn lại;
c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE
Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Điều 8. Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.
Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Mục 3. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 10. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ các hạng A1, A2, A3 và A4.
3. Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; xây dựng biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe.
4. Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe.
5. Ban hành giáo trình khung đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
6. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
7. Có trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
8. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 11 của Thông tư này.
Điều 11. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Có trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
3. Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
5. Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
6. Lưu trữ các tài liệu sau:
a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP;
b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
7. Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4 đủ hoặc không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Chương II
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);
b) Hạng A2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12);
c) Hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
2. Các môn kiểm tra
a) Pháp luật giao thông đường bộ đối với các hạng A2, A3, A4;
b) Thực hành lái xe đối với các hạng A3, A4.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
|
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
|
|||
Hạng A1
|
Hạng A2
|
Hạng A3, A4
|
||||
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ
|
giờ
|
8
|
16
|
28
|
|
2
|
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
|
giờ
|
-
|
-
|
4
|
|
3
|
Nghiệp vụ vận tải
|
giờ
|
-
|
-
|
4
|
|
4
|
Kỹ thuật lái xe
|
giờ
|
2
|
4
|
4
|
|
5
|
Thực hành lái xe
|
giờ
|
2
|
12
|
40
|
|
Số giờ học thực hành lái xe/học viên
|
giờ
|
2
|
12
|
8
|
||
Số km thực hành lái xe/học viên
|
km
|
-
|
-
|
60
|
||
Số học viên/1 xe tập lái
|
học viên
|
-
|
-
|
5
|
||
6
|
Số giờ/học viên/khóa đào tạo
|
giờ
|
12
|
32
|
48
|
|
7
|
Tổng số giờ một khóa đào tạo
|
giờ
|
12
|
32
|
80
|
|
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
|
||||||
1
|
Số ngày thực học
|
ngày
|
2
|
4
|
10
|
|
2
|
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
|
ngày
|
-
|
-
|
1
|
|
3
|
Cộng số ngày/khóa học
|
ngày
|
2
|
4
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
|
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
|
|||
Hạng B1
|
Hạng B2
|
Hạng C
|
||||
Học xe số tự động
|
Học xe số cơ khí
|
|||||
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ
|
giờ
|
90
|
90
|
90
|
90
|
2
|
Cấu tạo và sửa chữa thông thường
|
giờ
|
8
|
8
|
18
|
18
|
3
|
Nghiệp vụ vận tải
|
giờ
|
-
|
-
|
16
|
16
|
4
|
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
|
giờ
|
14
|
14
|
20
|
20
|
5
|
Kỹ thuật lái xe
|
giờ
|
24
|
24
|
24
|
24
|
6
|
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
|
giờ
|
340
|
420
|
420
|
752
|
Số giờ thực hành lái xe/học viên
|
giờ
|
68
|
84
|
84
|
94
|
|
Số km thực hành lái xe/học viên
|
km
|
1000
|
1100
|
1100
|
1100
|
|
Số học viên bình quân/1 xe tập lái
|
học viên
|
5
|
5
|
5
|
8
|
|
7
|
Số giờ học/học viên/khóa đào tạo
|
giờ
|
204
|
220
|
252
|
262
|
8
|
Tổng số giờ một khóa đào tạo
|
giờ
|
476
|
556
|
588
|
920
|
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
|
||||||
1
|
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
|
ngày
|
3
|
4
|
4
|
4
|
2
|
Số ngày thực học
|
ngày
|
59,5
|
69,5
|
73,5
|
115
|
3
|
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
|
ngày
|
14
|
15
|
15
|
21
|
4
|
Cộng số ngày/khóa đào tạo
|
ngày
|
76,5
|
88,5
|
92,5
|
140
|
Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
|
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
|
||||||||
B1 (số tự động) lên B1
|
B1 lên B2
|
B2 lên C
|
C lên D
|
D lên E
|
B2, D, E lên F
|
C, D, E lên FC
|
B2 lên D
|
C lên E
|
|||
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ
|
giờ
|
-
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
20
|
20
|
2
|
Kiến thức mới về xe nâng hạng
|
giờ
|
-
|
-
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
3
|
Nghiệp vụ vận tải
|
giờ
|
-
|
16
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
4
|
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
|
giờ
|
-
|
12
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
20
|
20
|
5
|
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
|
giờ
|
120
|
50
|
144
|
144
|
144
|
144
|
224
|
280
|
280
|
Số giờ thực hành lái xe/học viên
|
giờ
|
24
|
10
|
18
|
18
|
18
|
18
|
28
|
28
|
28
|
|
Số km thực hành lái xe/học viên
|
km
|
340
|
150
|
240
|
240
|
240
|
204
|
380
|
380
|
380
|
|
Số học viên/1 xe tập lái
|
học viên
|
5
|
5
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
10
|
10
|
|
6
|
Số giờ học/học viên/ khóa đào tạo
|
giờ
|
24
|
54
|
66
|
66
|
66
|
66
|
76
|
84
|
84
|
7
|
Tổng số giờ một khóa học
|
giờ
|
120
|
94
|
192
|
192
|
192
|
192
|
272
|
336
|
336
|
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
|
|||||||||||
1
|
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
|
ngày
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
Số ngày thực học
|
ngày
|
15
|
12
|
24
|
24
|
24
|
24
|
34
|
42
|
42
|
3
|
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng
|
ngày
|
2
|
2
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
8
|
8
|
4
|
Số ngày/khóa học
|
ngày
|
18
|
16
|
30
|
30
|
30
|
30
|
40
|
52
|
52
|
Điều 15. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
1. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng A1: 12 giờ
|
Hạng A2: 32 giờ
|
||
Lý thuyết: 7 giờ
|
Thực hành: 5 giờ
|
Lý thuyết: 12 giờ
|
Thực hành: 20 giờ
|
||
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ
|
6
|
2
|
10
|
6
|
Những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ
|
4
|
1
|
6
|
4
|
|
Ý thức chấp hành và xử lý tình huống giao thông đường bộ
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông
|
1
|
1
|
2
|
2
|
|
Kiểm tra
|
-
|
-
|
1
|
-
|
|
2
|
Kỹ thuật lái xe
|
1
|
1
|
2
|
2
|
Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô
|
0,5
|
1
|
1
|
2
|
|
Kỹ thuật lái xe cơ bản
|
0,5
|
-
|
1
|
-
|
|
3
|
Thực hành lái xe
|
-
|
2
|
-
|
12
|
Tập lái xe trong hình
|
-
|
1,5
|
-
|
2
|
|
Tập lái xe trong sân tập
|
-
|
0,5
|
-
|
8
|
|
Tập phanh gấp
|
-
|
-
|
-
|
1
|
|
Tập lái vòng cua
|
-
|
-
|
-
|
1
|
2. Đào tạo lái xe các hạng A3, A4
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Lý thuyết: 35 giờ
|
Thực hành: 45 giờ
|
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ: 28 giờ
|
24
|
4
|
Phần I. Luật Giao thông đường bộ:
|
12
|
-
|
|
Chương I: Những quy định chung
|
1
|
-
|
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
|
4
|
-
|
|
Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
|
2
|
-
|
|
Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
|
3
|
-
|
|
Chương V: Vận tải đường bộ
|
2
|
-
|
|
Phần II. Biển báo hiệu đường bộ
|
10
|
3
|
|
Chương I: Quy định chung
|
0,5
|
|
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
|
0,5
|
0,5
|
|
Chương III: Biển báo hiệu
|
5
|
|
|
Biển báo cấm
|
1
|
0,5
|
|
Biển báo nguy hiểm
|
1
|
0,5
|
|
Biển hiệu lệnh
|
1
|
0,5
|
|
Biển chỉ dẫn
|
1
|
0,5
|
|
Biển phụ
|
1
|
0,5
|
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
|
4
|
|
|
Vạch kẻ đường
|
0,5
|
-
|
|
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
|
0,5
|
-
|
|
Cột kilômét
|
0,5
|
-
|
|
Mốc lộ giới
|
0,5
|
-
|
|
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
|
0,5
|
-
|
|
Báo hiệu trên đường cao tốc
|
0,5
|
-
|
|
Báo hiệu cấm đi lại
|
0,5
|
-
|
|
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
|
0,5
|
-
|
|
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
|
2
|
1
|
|
Các tính chất của sa hình
|
0,5
|
-
|
|
Các nguyên tắc đi sa hình
|
0,5
|
1
|
|
Kiểm tra
|
1
|
-
|
|
2
|
Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 4 giờ
|
3
|
1
|
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
|
1
|
-
|
|
Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển
|
1
|
-
|
|
Sửa chữa thông thường
|
1
|
1
|
|
3
|
Nghiệp vụ vận tải: 4 giờ
|
4
|
-
|
Phân loại hàng hóa, phân loại hành khách
|
1
|
-
|
|
Các thủ tục giấy tờ trong vận tải
|
1
|
-
|
|
Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải
|
2
|
-
|
|
4
|
Kỹ thuật lái xe: 4 giờ
|
4
|
-
|
Kỹ thuật lái xe cơ bản
|
1
|
-
|
|
Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3
|
1
|
-
|
|
Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm
|
1
|
-
|
|
Bài tập tổng hợp
|
1
|
-
|
|
5
|
Thực hành lái xe: 40 giờ
|
-
|
40
|
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
|
-
|
2
|
|
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
|
-
|
2
|
|
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
|
-
|
2
|
|
Tập lái xe ban đêm
|
-
|
4
|
|
Tập lái xe trên đường bằng, đèo núi
|
-
|
8
|
|
Tập lái xe trên đường phức tạp
|
-
|
8
|
|
Tập lái xe có tải
|
-
|
8
|
|
Bài tập lái tổng hợp
|
-
|
4
|
|
Kiểm tra
|
-
|
2
|
3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
a) Môn Pháp luật giao thông đường bộ
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng B1: 90 giờ
|
Hạng B2: 90 giờ
|
Hạng C: 90 giờ
|
|||
Lý thuyết: 72 giờ
|
Thực hành: 18 giờ
|
Lý thuyết: 72 giờ
|
Thực hành: 18 giờ
|
Lý thuyết: 72 giờ
|
Thực hành: 18 giờ
|
||
1
|
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
|
24
|
-
|
24
|
-
|
24
|
-
|
Chương I: Những quy định chung
|
2
|
-
|
2
|
-
|
2
|
-
|
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
|
9
|
-
|
9
|
-
|
9
|
-
|
|
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ
|
5
|
-
|
5
|
-
|
5
|
-
|
|
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ
|
5
|
-
|
5
|
-
|
5
|
-
|
|
Chương V: Vận tải đường bộ
|
3
|
|
3
|
|
3
|
-
|
|
2
|
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
|
28
|
10
|
28
|
10
|
28
|
10
|
Chương I: Quy định chung
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Chương III: Biển báo hiệu
|
19
|
5
|
19
|
5
|
19
|
5
|
|
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
Biển báo cấm
|
4
|
1
|
4
|
1
|
4
|
1
|
|
Biển báo nguy hiểm
|
4
|
1
|
4
|
1
|
4
|
1
|
|
Biển hiệu lệnh
|
3
|
1
|
3
|
1
|
3
|
1
|
|
Biển chỉ dẫn
|
5
|
1
|
5
|
1
|
5
|
1
|
|
Biển phụ
|
2
|
1
|
2
|
1
|
2
|
1
|
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
|
7
|
4
|
7
|
4
|
7
|
4
|
|
Vạch kẻ đường
|
1,5
|
1
|
1,5
|
1
|
1,5
|
1
|
|
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Cột kilômét
|
1
|
0,5
|
1
|
0,5
|
1
|
0,5
|
|
Mốc lộ giới
|
1
|
0,5
|
1
|
0,5
|
1
|
0,5
|
|
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
|
Báo hiệu trên đường cao tốc
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
Báo hiệu cấm đi lại
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
|
0,5
|
-
|
0,5
|
-
|
0,5
|
-
|
|
3
|
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
|
8
|
6
|
8
|
6
|
8
|
6
|
Chương I: Các đặc điểm của sa hình
|
2
|
|
2
|
|
2
|
|
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
4
|
Tổng ôn tập, kiểm tra
|
12
|
2
|
12
|
2
|
12
|
2
|
b) Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng B1: 8 giờ
|
Hạng B2: 18 giờ
|
Hạng C: 18 giờ
|
|||
Lý thuyết: 8 giờ
|
Thực hành: 0 giờ
|
Lý thuyết: 10 giờ
|
Thực hành: 8 giờ
|
Lý thuyết: 10 giờ
|
Thực hành: 8 giờ
|
||
1
|
Giới thiệu cấu tạo chung
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
2
|
Động cơ ô tô
|
1
|
-
|
2
|
1
|
2
|
1
|
3
|
Gầm ô tô
|
1
|
-
|
1
|
1
|
1
|
1
|
4
|
Điện ô tô
|
1
|
-
|
1
|
1
|
1
|
1
|
5
|
Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
6
|
Bảo dưỡng các cấp
|
1
|
-
|
1
|
2
|
1
|
2
|
7
|
Sửa chữa các hư hỏng thông thường
|
1
|
-
|
2
|
3
|
2
|
3
|
8
|
Kiểm tra
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
c) Môn Nghiệp vụ vận tải
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng B2: 16 giờ
|
Hạng C: 16 giờ
|
||
Lý thuyết: 12 giờ
|
Thực hành: 4 giờ
|
Lý thuyết: 12 giờ
|
Thực hành: 4 giờ
|
||
1
|
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật
|
3
|
1
|
3
|
1
|
2
|
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
|
4
|
1
|
4
|
1
|
3
|
Các thủ tục trong vận tải
|
2
|
1
|
2
|
1
|
4
|
Trách nhiệm của người lái xe
|
2
|
1
|
2
|
1
|
5
|
Kiểm tra
|
1
|
-
|
1
|
-
|
d) Môn Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng B1: 14 giờ
|
Hạng B2: 20 giờ
|
Hạng C: 20 giờ
|
|||
Lý thuyết: 13 giờ
|
Thực hành: 1 giờ
|
Lý thuyết: 19 giờ
|
Thực hành: 1 giờ
|
Lý thuyết: 19 giờ
|
Thực hành: 1 giờ
|
||
1
|
Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
|
3
|
-
|
4
|
-
|
4
|
-
|
2
|
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
|
4
|
-
|
5
|
-
|
5
|
-
|
3
|
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
|
4
|
-
|
4
|
-
|
4
|
-
|
4
|
Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
|
-
|
-
|
4
|
-
|
4
|
-
|
5
|
Thực hành cấp cứu
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
6
|
Kiểm tra
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
đ) Môn Kỹ thuật lái xe
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Hạng B1: 24 giờ
|
Hạng B2: 24 giờ
|
Hạng C: 24 giờ
|
|||
Lý thuyết: 17 giờ
|
Thực hành: 7 giờ
|
Lý thuyết: 17 giờ
|
Thực hành: 7 giờ
|
Lý thuyết 17 giờ
|
Thực hành: 7 giờ
|
||
1
|
Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
Kỹ thuật lái xe cơ bản
|
6
|
2
|
6
|
2
|
6
|
2
|
3
|
Kỹ thuật lái xe trên các loại đường
|
4
|
2
|
4
|
2
|
4
|
2
|
4
|
Kỹ thuật lái xe chở hàng hóa
|
2
|
1
|
2
|
1
|
2
|
1
|
5
|
Tâm lý khi điều khiển xe ô tô
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
6
|
Thực hành lái xe tổng hợp
|
2
|
1
|
2
|
1
|
2
|
1
|
7
|
Kiểm tra
|
1
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
e) Môn Thực hành lái xe (được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe).
SỐ TT
|
NỘI DUNG HỌC
|
Hạng B1
|
Hạng B2: 420 giờ/xe
|
Hạng C: 752 giờ/xe
|
|
340 giờ/xe
|
420 giờ/xe
|
|
|||
1
|
Tập lái tại chỗ không nổ máy
|
4
|
4
|
4
|
8
|
2
|
Tập lái xe tại chỗ có nổ máy
|
4
|
4
|
4
|
8
|
3
|
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
|
32
|
32
|
32
|
48
|
4
|
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)
|
48
|
48
|
48
|
64
|
5
|
Tập lái xe trên đường bằng
|
32
|
32
|
32
|
48
|
6
|
Tập lái trên đường đèo núi
|
48
|
48
|
48
|
64
|
7
|
Tập lái xe trên đường phức tạp
|
48
|
48
|
48
|
80
|
8
|
Tập lái ban đêm
|
40
|
40
|
40
|
56
|
9
|
Tập lái xe có tải
|
-
|
48
|
48
|
208
|
10
|
Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 6)
|
-
|
32
|
32
|
-
|
11
|
Bài tập lái tổng hợp
|
84
|
84
|
84
|
168
|
4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
SỐ TT
|
NỘI DUNG
|
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
|
||||||||
B1 xe số tự động lên B1 (giờ)
|
B1 lên B2 (giờ)
|
B2 lên C (giờ)
|
C lên D (giờ)
|
D lên E (giờ)
|
B2, D, E lên F (giờ)
|
C, D, E lên FC (giờ)
|
B2 lên D (giờ)
|
C lên E (giờ)
|
||
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
1
|
Pháp luật giao thông đường bộ:
|
-
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
20
|
20
|
Phần I. Luật Giao thông đường bộ
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
6
|
6
|
|
Chương I: Những quy định chung
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
1
|
1
|
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
|
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Chương V: Vận tải đường bộ
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
1
|
1
|
|
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ
|
|
9
|
9
|
9
|
9
|
9
|
9
|
10
|
10
|
|
Chương I: Quy định chung
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
1
|
1
|
|
Chương III: Biển báo hiệu
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
Biển báo cấm
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Biển báo nguy hiểm
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Biển hiệu lệnh
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Biển chỉ dẫn
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Biển phụ
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4,5
|
4,5
|
|
Vạch kẻ đường
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
1
|
1
|
|
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Cột kilômét
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Mốc lộ giới
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Báo hiệu trên đường cao tốc
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Báo hiệu cấm đi lại
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại
|
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông
|
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
4
|
4
|
|
Chương I: Các đặc điểm của sa hình
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình.
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
|
2
|
Kiến thức mới về xe nâng hạng
|
-
|
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái
|
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng
|
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại
|
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng
|
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Kiểm tra
|
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
3
|
Nghiệp vụ vận tải
|
|
16
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
8
|
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
|
|
4
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách
|
|
5
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Các thủ tục trong vận tải
|
|
3
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Quy trình làm việc của người lái xe
|
|
3
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
Kiểm tra
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
4
|
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
|
|
12
|
16
|
16
|
16
|
16
|
16
|
20
|
20
|
Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
|
|
2
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
4
|
4
|
|
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
|
|
2
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
4
|
4
|
|
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải
|
|
2
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
4
|
4
|
|
Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải
|
|
3
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
3
|
3
|
|
Thực hành cấp cứu
|
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
Kiểm tra
|
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
5
|
Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng)
|
120
|
50
|
144
|
144
|
144
|
144
|
224
|
280
|
280
|
Tập lái xe tại chỗ không nổ máy
|
2
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Tập lái xe tại chỗ nổ máy
|
2
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)
|
6
|
-
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
8
|
8
|
|
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)
|
6
|
2
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
8
|
8
|
|
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)
|
6
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
-
|
8
|
8
|
|
Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)
|
6
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
-
|
16
|
16
|
|
Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
-
|
-
|
|
Tập lái trên đường đèo núi
|
16
|
6
|
20
|
20
|
20
|
20
|
36
|
32
|
32
|
|
Tập lái xe trên đường phức tạp
|
16
|
6
|
20
|
20
|
20
|
20
|
36
|
40
|
40
|
|
Tập lái ban đêm
|
12
|
6
|
16
|
16
|
16
|
16
|
32
|
32
|
32
|
|
Tập lái xe có tải
|
16
|
12
|
40
|
40
|
40
|
40
|
56
|
72
|
72
|
|
Bài tập lái tổng hợp
|
32
|
6
|
32
|
32
|
32
|
32
|
48
|
64
|
64
|
|
Tập lái xe số tự động trên đường
|
-
|
4
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Phần III
SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Chương I
HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Chương II
SÁT HẠCH LÁI XE
Mục 1. TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 18. Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.
2. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch thuận tiện, đúng kế hoạch.
3. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn trung tâm sát hạch lái xe.
4. Công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
5. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc tai nạn, mất an toàn xảy ra.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch theo quy định.
7. Nối mạng thông tin quản lý với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.
Mục 2. NGƯỜI DỰ SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.
4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
c) Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Điều 20. Bảo lưu kết quả sát hạch
Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần trong thời gian 01 năm đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước, nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 7; hồ sơ dự sát hạch tại Điều 19 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.
Mục 3. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE
Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).
2. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục công trình cơ bản, phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và xe cơ giới dùng để sát hạch của từng hạng giấy phép lái xe theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
3. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe
a) Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).
Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2
Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.
c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A3, A4
Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.
d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D và E
Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B1, B2 và C thực hiện ghép xe dọc; hạng B1, B2 và D, E thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.
đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng FB2, FD và FE
Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại.
e) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với hạng FC
Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.
g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường: người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
4. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy vi tính; các địa bàn khác thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát quá trình sát hạch;
b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát và công khai quá trình sát hạch;
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2 ở các đô thị từ loại 3 trở lên phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; các địa bàn khác có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên dưới 100 km phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động từ ngày 01 tháng 7 năm 2018;
d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng F thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện thuộc trung tâm sát hạch lái xe;
đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;
e) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông áp dụng đối với các hạng B1, B2, C, D, E và F;
g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường đối với các hạng B1, B2, C, D và E phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có một sát hạch viên trên xe.
5. Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể quy trình sát hạch lái xe.
Điều 22. Chuẩn bị kỳ sát hạch
Cơ quan quản lý sát hạch thực hiện các công việc sau:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A1, A2
a) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A2 do cơ sở đào tạo gửi;
b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này;
c) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch.
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F
a) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b và Phụ lục 3c ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 11a và Phụ lục 11b ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo 2 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch 07 ngày làm việc;
c) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) và có bản xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe);
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Dự kiến kế hoạch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch;
đ) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 12a ban hành kèm theo Thông tư này và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại các Phụ lục 12b và Phụ lục 12c ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với việc sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe do bị quá hạn, bị mất
a) Rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định tại Điều 36, lập danh sách thí sinh dự sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức cùng với kỳ sát hạch lái xe quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe phù hợp, có thể thành lập Hội đồng, Tổ sát hạch lái xe theo quy định (thành phần Hội đồng, Tổ sát hạch không có thành viên của cơ sở đào tạo);
b) Đối với địa phương chưa có trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2: nếu chỉ có thí sinh sát hạch lại lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương theo bộ đề hoặc phần mềm sát hạch do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao; nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì phải sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe của địa phương khác theo quy định.
Điều 23. Hội đồng sát hạch
1. Hội đồng sát hạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập
a) Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;
b) Hội đồng sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.
2. Thành phần của Hội đồng sát hạch
a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải hoặc người đại diện của Cơ quan quản lý sát hạch, có giấy phép lái xe ô tô, có kiến thức về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ủy quyền;
b) Các ủy viên gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe, Tổ trưởng Tổ sát hạch và ủy viên thư ký; ủy viên thư ký là người của Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch
a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;
c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;
d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi của thí sinh dự sát hạch gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;
g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và Cơ quan quản lý sát hạch.
Điều 24. Tổ sát hạch
1. Tổ sát hạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.
a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cơ quan quản lý sát hạch;
b) Tổ sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.
2. Tổ sát hạch gồm Tổ trưởng và các sát hạch viên
a) Tổ trưởng là sát hạch viên và là người của Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam; khi thực hiện nhiệm vụ tại kỳ sát hạch lái xe ô tô phải có thẻ sát hạch viên lái xe ô tô;
b) Sát hạch viên là người của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (trừ thanh tra viên, công chức thanh tra) và giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe. Giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe phải có thâm niên giảng dạy và đóng bảo hiểm xã hội liên tục tối thiểu 03 năm, không được sát hạch đối với học viên do cơ sở trực tiếp đào tạo.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Đối với sát hạch viên đã có thẻ trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này, sau 03 năm phải hoàn thiện để đáp ứng;
c) Có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Thẻ sát hạch viên có thời hạn 03 năm, theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch
a) Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;
b) Yêu cầu thí sinh chấp hành nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch;
c) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo Hội đồng sát hạch;
d) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Cơ quan quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2);
đ) Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch.
Điều 25. Trình tự tổ chức sát hạch
1. Họp Hội đồng sát hạch và khai mạc kỳ sát hạch
a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;
b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Kết thúc kỳ sát hạch
a) Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), Tổ trưởng Tổ sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả sát hạch. Chủ tịch Hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô các hạng A1, A2: Tổ trưởng Tổ sát hạch tổ chức họp các thành viên của Tổ sát hạch, Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe, Tổ giám sát (nếu có) thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch. Trưởng Cơ quan quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc, giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản.
Điều 26. Giám sát kỳ sát hạch
1. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc công chức thanh tra, thanh tra viên thuộc Sở Giao thông vận tải. Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm Tổ trưởng.
3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.
4. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động
a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;
b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;
c) Giám sát việc thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch lái xe trên đường; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;
d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.
5. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động
Ngoài nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.
6. Quyền hạn của Tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm phải lập biên bản, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý.
7. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch
Cơ quan quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16a và Phụ lục 16b ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 28. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
1. Sau mỗi kỳ sát hạch, Cơ quan quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch, bao gồm:
a) Danh sách học viên (báo cáo 1);
b) Danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);
c) Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh;
d) Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe;
đ) Biên bản phân công nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch lái xe;
e) Biên bản phân công nhiệm vụ của Tổ sát hạch lái xe;
g) Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;
h) Danh sách thí sinh vắng, trượt kỳ sát hạch;
i) Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch;
k) Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;
l) Các tài liệu khác có liên quan đến kỳ sát hạch.
2. Cơ sở đào tạo lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Tài liệu tại các điểm a, b, c, d, g, h, i, k khoản 1 Điều này;
b) Lưu trữ, bảo quản bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của từng kỳ sát hạch có đầy đủ chữ ký của người dự sát hạch và sát hạch viên;
c) Lưu trữ, bảo quản biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường của từng kỳ sát hạch, gồm: chữ ký của người dự sát hạch tại phiếu in kết quả trên ô tô sát hạch và biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường có chữ ký của sát hạch viên.
3. Trung tâm sát hạch lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại điểm d và điểm g khoản 1 Điều này;
b) Danh sách, kết quả sát hạch lý thuyết;
c) Danh sách, kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình;
d) Danh sách, kết quả sát hạch trên đường;
đ) Dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết.
4. Người dự sát hạch tự bảo quản hồ sơ lái xe.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ
a) Không thời hạn đối với các tài liệu quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều này;
b) 05 năm đối với các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1; các điểm b, c, d khoản 3 Điều này;
c) 01 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
d) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp cuối khóa và các tài liệu còn lại;
đ) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Chương III
QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
Điều 30. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Chịu trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch lái xe.
2. Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch lái xe trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các trung tâm sát hạch lái xe, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động theo quy định, trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các trung tâm sát hạch, Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo lái xe.
5. Chỉ đạo tổ chức thực hiện đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước:
a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng trung tâm sát hạch lái xe;
b) Triển khai và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để các Sở Giao thông vận tải thực hiện dịch vụ công về đổi giấy phép lái xe;
c) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;
d) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải;
đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định; trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
e) Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao.
6. Tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải chuyển đến; tổ chức cấp, đổi giấy phép lái xe cho các đối tượng gồm:
a) Người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao có trụ sở cơ quan tại Hà Nội;
b) Người lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
7. Cập nhật các vi phạm của người lái xe vào Hệ thống thông tin giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam giao.
9. Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe của tháng sau trước ngày 25 của tháng trước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 31. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới trung tâm sát hạch lái xe.
2. Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
3. Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ của đội ngũ sát hạch viên.
4. Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch thuộc địa phương.
5. Triển khai nối mạng thông tin với trung tâm sát hạch, các cơ sở đào tạo tại địa phương và với Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
6. Triển khai thực hiện dịch vụ công về đổi giấy phép lái xe.
7. Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý; trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì lựa chọn để có kế hoạch tổ chức sát hạch phù hợp.
8. Tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái xe, cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải khác chuyển đến; tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.
9. Cập nhật các vi phạm của người lái xe vào Hệ thống thông tin giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cung cấp.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.
11. Công khai lịch, địa điểm tổ chức các kỳ sát hạch lái xe của tháng sau trước ngày 25 của tháng trước trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Điều 32. Mẫu giấy phép lái xe
1. Mẫu giấy phép lái xe thực hiện theo quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thiết kế tính bảo mật, in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
4. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
5. Khi đổi, cấp lại, cấp giấy phép lái xe nâng hạng, cơ quan cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ và giao cho người lái xe bảo quản.
6. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.
7. Giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.
8. Người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khóa đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
9. Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động không được lái loại xe ô tô số cơ khí (số sàn); nếu có nhu cầu lái xe ô tô số cơ khí, phải học bổ sung và sát hạch nội dung thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe hạng B1.
10. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:
a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
b) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
11. Người có giấy phép lái xe hạng FD, FE do ngành Giao thông vận tải cấp lần đầu trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, nếu có nhu cầu điều khiển xe ô tô tải kéo rơ moóc hoặc xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc được đổi bổ sung hạng FC.
12. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp còn giá trị được tiếp tục sử dụng.
13. Giấy phép lái xe hợp lệ là giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp, có số phôi giấy phép lái xe trùng với số phôi trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.
14. Người tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.
Điều 34. Xác minh giấy phép lái xe
1. Khi tiếp nhận danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo và trước khi duyệt danh sách giấy phép lái xe được nâng hạng, đổi, cấp lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe của người xin nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe (bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ); trường hợp chưa có thông tin, phải có văn bản đề nghị cơ quan cấp xác minh giấy phép lái xe đã cấp; bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18a ban hành kèm theo Thông tư này, bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thực hiện xác minh giấy phép lái xe
a) Việc xác minh giấy phép lái xe phải thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản;
b) Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải không đổi, không cấp lại hoặc không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe.
3. Thời hạn xác minh
a) Kể từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp;
b) Ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp.
Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe
1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
4. Cơ quan cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất phải gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.
5. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.
6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.
7. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định, không phải học lại theo chương trình đào tạo.
8. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.
Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
1. Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.
2. Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
4. Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
c) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
d) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
đ) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
e) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
c) Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp;
d) Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
7. Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển:
a) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú, phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
b) Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam.
Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản sao giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu;
c) Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam;
d) Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng; giấy phép lái xe quân sự hạng F được đổi sang giấy phép lái xe hạng C do ngành Giao thông vận tải cấp.
8. Thời gian đổi giấy phép lái xe:
a) Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
b) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản.
Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong Quân đội thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp trung đoàn ký trở lên hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn không quá 6 tháng tính từ ngày cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quốc phòng ký.
3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.
4. Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu ghi ở khoản 1 và khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
Điều 40. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp
1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995:
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam);
c) Hồ sơ gốc (nếu có);
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 01 tháng 8 năm 1995:
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền;
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.
Điều 41. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài.
3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam do cơ quan đổi giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm, gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 42. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam
1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
c) Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;
d) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Khi đến nhận giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
2. Cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải ghi vào hồ sơ quản lý là giấy phép lái xe đổi 01 (một) lần.
Phần IV
ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Điều 43. Đào tạo lái xe
1. Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1: Người học có thể tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định.
2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.
3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo
a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp: Sở Giao thông vận tải xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hình thức đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 44. Sát hạch lái xe
1. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch
a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;
b) Người dự sát hạch sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.
3. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch
a) Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ, thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện, có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;
b) Người dự sát hạch sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Phần V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Hàng năm, vào tháng 01 và tháng 7, Sở Giao thông vận tải sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của địa phương (bao gồm báo cáo tổng hợp cấp, đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 kèm theo Thông tư này), gửi báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Điều 46. Kiểm tra, thanh tra
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Sở Giao thông vận tải thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe đối với các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch do Sở Giao thông vận tải quản lý.
3. Việc kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3, A4 đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị theo thời hạn ghi trên giấy phép; khi giấy phép hết hạn cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 48. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa |
Ý KIẾN