Tổng hợp các câu hỏi hay gặp trong thực tế về các trường hợp, điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), thủ tục cấp sổ đỏ, điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ, chuyển nhượng...được trả lời chính thức trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
1. Đất ruộng có được cấp sổ đỏ
Năm 1990, nhà tôi được nhà nước phân chia cho 1 mẫu ruộng để tăng gia sản xuất. Từ đó đến nay, nhà tôi vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ. Vậy, nhà tôi có được cấp sổ đỏ cho diện tích đất ruộng đó không? Xin hỏi, thủ tục để được cấp sổ như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 100
Luật đất đai 2013: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp của gia đình bạn có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK; Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất; Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK; Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)…
2. Đất chỉ có giấy 'viết tay', thủ tục cấp sổ đỏ thế nào?
Gia đình ông Bùi Văn Thắng (tỉnh Hòa Bình) hiện đang sinh sống trên mảnh đất mua lại của 1 gia đình từ ngày 26/9/1986 đến nay (chỉ có giấy tờ viết tay giữa hai bên) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Thắng hỏi, gia đình ông có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Thủ tục như thế nào?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 100
Luật Đất đai năm 2013 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quy định:
"1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
…d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;..."
Căn cứ theo quy định trên, nếu mảnh đất gia đình ông đang sử dụng không có tranh chấp, được UBND xã xác nhận đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận
Về nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
Căn cứ các quy định trên, đối chiếu với trường hợp của gia đình ông, nếu mảnh đất gia đình ông đang sử dụng không có tranh chấp, được UBND xã xác nhận đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, thành phố hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất để nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính)
b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
d) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
3. Đất không giấy tờ có được cấp sổ đỏ?
Gia đình ông Nguyễn Tuấn Anh (Hải Dương) sinh sống trên 1 thửa đất từ trước năm 1980, nhưng đến nay đề nghị cấp sổ đỏ thì không được cấp do đất không có giấy tờ. Ông Anh hỏi, thửa đất gia đình ông đang sinh sống có được cấp sổ đỏ không?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Tuấn Anh như sau:
Trường hợp ông Anh hỏi do không cung cấp các thông tin chi tiết, vì vậy Sở Tài nguyên và Môi trường không có cơ sở để trả lời cụ thể. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật Đất đai, nay được UBND cấp xã, phường xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, trường hợp gia đình ông đã sử dụng đất trước năm 1980 nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai mà không vi phạm pháp luật đất đai, được UBND phường xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Trường hợp việc sử dụng đất của gia đình ở có vi phạm pháp luật đất đai thì được xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
4. Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp thì được cấp "sổ đỏ"
Gia đình tôi đang sinh sống trên mảnh đất chưa có sổ đỏ. Đất này là của ông bà nội tôi để lại cho cha mẹ tôi, sau đó, cha mẹ tôi để lại cho tôi (không có giấy tờ). Từ hồi tôi sử dụng đất không có tranh chấp. Đến nay, tôi muốn làm sổ đỏ có được không? Có cần phải được sự cho phép của các cô, chú, bác bên nội không? (Hoàng Chính Nguyên, Thái Bình).
Theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013, thì việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ theo quy định, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ theo quy định, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp GCNQSD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mặc dù bạn khẳng định đất bạn đang sử dụng không có tranh chấp. Tuy nhiên, việc xác định đất sử dụng ổn định phải căn cứ theo quy định của pháp luật. Theo Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp GCNQSD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCNQSD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký; Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.
Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất”.
Như vậy, nếu thửa đất đó trước đây không có tên của ai (bố mẹ, ông bà) trong hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương. Những người sử dụng đất trước đây không được cho là sử dụng ổn định theo quy định pháp luật, chỉ một mình cá nhân bạn được xác định là sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Điều 101 Luật đất đai năm 2013 thì bạn có thể làm thủ tục xin cấp GCNQSD đất mà không phải xin chữ ký đồng ý của các người khác.
Nếu kiểm tra hồ sơ về quản lý đất đai hiện đang lưu giữ tại chính quyền địa phương mà có căn cứ xác định ông bà nội bạn có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 hoặc ông bà bạn được xác định là người sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai nêu trên thì việc cấp GCNQSD đất đối với thửa đất đó bắt buộc phải có sự nhất trí của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội bạn (các cô, chú, bác).
5. Các loại giấy tờ mà hộ gia đình, cá nhân cần có khi kê khai cấp GCNQSDĐ.
Theo quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 thì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân cần có các loại giấy tờ sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. ( Được cụ thể hóa tại điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ )
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài những loại giấy tờ nêu trên, tại điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai còn quy định một số loại giấy tờ khác ( Cụ thể hóa điểm g khoản 1 điều 100 của Luật Đất đai) như sau:
1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
6. Đất sử dụng ổn định từ trước năm 1993 có được cấp GCNQSD đất không?
Điều 50 Luật Đất đai quy định:
Hộ gia đình, cá nhân có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Đất đai thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất;
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất;
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Như vậy, theo các trường hợp nêu trên thì khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bạn cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc: Đất không có tranh chấp; Đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất.
Về việc UBND phường trả lời bằng văn bản nêu rõ đất đang có vướng mắc nên chưa được giải quyết thì bạn có thể tìm hiểu kỹ vướng mắc ở đây là gì? Cách giải quyết theo hướng dẫn của UBND phường ra sao…Sau khi có được văn bản trả lời cụ thể của chính quyền địa phương thì mới xem xét được tính pháp lý của văn bản này.
7. Làm sổ đỏ khi bên chuyển nhượng không hợp tác
Gia đình tôi đã nhận chuyển nhượng đất vào năm 2000. Đến nay, gia đình tôi muốn làm sổ đỏ cho diện tích đất trên. Xin hỏi, nếu bên chuyển nhượng không hợp tác thì gia đình tôi có đơn phương làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận được không?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn thực hiện năm 2000, trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (ngày 01/7/2004). Như vậy, trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 11
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP: “Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định”.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng đất của bạn tại thời điểm đó là hợp pháp và bạn sẽ không gặp bất lợi gì khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp bên chuyển nhượng không chịu hợp tác (không nộp giấy tờ về quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định; không chịu tách thửa…), bạn vẫn có thể nộp hồ sơ (trong đó có Giấy tờ mua bán giữa hai bên) tại cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại UBND cấp xã, gồm: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận và hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ vào hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất, thông báo bằng văn bản cho người chuyển quyền, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Sau thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên báo địa phương về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định huỷ Giấy chứng nhận đã cấp cho bên chuyển quyền (nếu bên chuyển quyền không nộp Giấy chứng nhận); hoặc chỉnh lý, cấp mới Giấy chứng nhận (nếu bên chuyển quyền nộp Giấy chứng nhận).
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật.
8. Nhận chuyển nhượng đất của xã có được cấp sổ đỏ?
Tháng 7/1993, bà Hoàng Thị Phương nhận chuyển nhượng 150m2 thổ cư từ UBND xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 4/1995, bà được xã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu có đóng dấu và có chữ ký của cán bộ địa chính.
Bà Phương hỏi, diện tích đất nêu trên của gia đình bà có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành không? Nếu đủ điều kiện thì gia đình bà cần làm thủ tục và thực hiện nghĩa vụ tài chính như thế nào?
Về vấn đề này, UBND huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trả lời như sau:
Diện tích 150m2 mà bà Hoàng Thị Phương kiến nghị thuộc trường hợp UBND xã Đại Bái giao không đúng thẩm quyền trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 để làm đất ở. Hiện trạng sử dụng không có mô mốc, ranh giới rõ ràng ở ngoài thực địa.
Diện tích đất trên hiện nằm trong khu quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 về phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình; Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình giai đoạn 2010-2020.
Năm 2011, thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình giai đoạn I-1, ngày 28/1/2011, UBND huyện Gia Bình có Thông báo số 07/TB-UBND về việc thu hồi đất, đồng thời ngày 7/12/2011 có Quyết định số 1569/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và giao đất cho Công ty TNHH Đầu tư Khai thác Chuan Jia Bao (Việt Nam) thuê để xây dựng, khai thác, kinh doanh, phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình, giai đoạn I-1 tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
Đối chiếu với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì 150m2 đất mà bà Hoàng Thị Phương kiến nghị trên không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi nào Nhà nước thu hồi đất thì hộ có đất được xem xét bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành.
UBND huyện Gia Bình trả lời bà Hoàng Thị Phương được biết, đồng thời UBND huyện yêu cầu UBND xã Đại Bái tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, quản lý lưu trữ tốt các tài liệu, hồ sơ liên quan đất đai, đặc biệt liên quan đến việc giao đất trái thẩm quyền của xã, thôn qua các thời kỳ để có đủ cơ sở xem xét quyền lợi của người dân liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.
9. Chỉ còn sổ đỏ của chủ cũ, có được cấp lại sổ mới?
Năm 2009, người bác của ông Nguyễn Hoàng Anh (TP. Hà Nội) mua lại một căn hộ. Trước khi các bên giao kết hợp đồng, bác của ông Hoàng Anh giữ hộ sổ đỏ căn hộ nói trên. Do bất cẩn, bác của ông Anh làm mất sổ đỏ, nên các văn phòng công chứng không đồng ý công chứng hợp đồng mua bán.
Bác của ông Anh và người bán đã ký hợp đồng mua bán viết tay và giao kết miệng khi nào tìm được sổ đỏ hoặc xin cấp lại được thì 2 bên sẽ thanh lý hợp đồng và ký hợp đồng mua bán mới tại văn phòng công chứng cho đúng với quy định của pháp luật. Sau đó, bác của ông Anh tìm lại được sổ đỏ nhưng vì lý do địa lý, các bên đã không ký được hợp đồng công chứng. Nay, bác của ông Anh muốn chuyển căn nhà cho các con nhưng hiện chỉ còn sổ đỏ, giấy mua bán viết tay cũng làm thất lạc. Ông Anh hỏi, trường hợp của bác ông có thể xin cấp Giấy chứng nhận được không?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Để có cơ sở xem xét và xử lý cụ thể, đối với trường hợp ông đề cập, đề nghị ông liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Hà Nội để được giải quyết theo thẩm quyền.
10. Trường hợp không phải đính chính sổ đỏ
Khi khai báo thông tin để làm sổ đỏ, bà Thu Hằng (TP. Hà Nội) sử dụng giấy CMND cũ. Sau đó, bà đổi giấy CMND, không đổi số, chỉ thay đổi về ngày cấp. Bà Hằng đã xin đính chính thông tin về ngày cấp CMND trên sổ đỏ, tuy nhiên, cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu bà về xin xác nhận việc thay đổi ngày cấp CMND trên sổ hộ khẩu, trong khi trên sổ hộ khẩu của bà chỉ ghi số CMND không ghi ngày cấp. Bà Hằng cũng đã ra cơ quan công an nơi làm CMND mới, xin xác nhận về việc thay đổi ngày cấp CMND nhưng được trả lời, cơ quan công an chỉ xác nhận nếu có thay đổi về số CMND còn thay đổi về ngày cấp là đương nhiên, vì làm CMND mới, do vậy không xác nhận trường hợp này. Bà Hằng hỏi, trong trường hợp này bà phải làm thế nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Do vậy, trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận, đã được ghi số Giấy CMND trên Giấy chứng nhận đã cấp mà không có sự thay đổi về số CMND, chỉ thay đổi ngày cấp CMND thì không phải làm thủ tục đính chính giấy chứng nhận.
Việc thay đổi ngày cấp Giấy CMND mà không thay đổi số Giấy CMND không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.
11. Đất công ích có được cấp sổ đỏ?
Vợ chồng ông Tấn Hạo (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) mua mảnh đất và nhà diện tích 100m2 (đã xây nhà cấp 4), có giấy mua bán viết tay, 2 bên cùng ký, có người làm chứng là hàng xóm và trưởng khu ký, vì cả khu đó là đất chưa có sổ đỏ. Mua bán xong thì vợ chồng ông Hạo mới biết đất đó là đất đấu thầu. Ông Hạo hỏi, đất đấu thầu thì có thời hạn là bao lâu? Liệu có bị thu hồi không? Nếu bị thu hồi thì ông được đền bù ra sao? Liệu có thể gia hạn thêm thời gian đấu thầu không? Mảnh đất đó có thể làm sổ đỏ không?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu trả lời vấn đề này như sau:
* Về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo nội dung câu hỏi của ông Hạo thì gia đình ông mới mua một mảnh đất và nhà là 100 m2, thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đảm bảo với quy định của pháp luật.
Cụ thể: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận); Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất”.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện thông qua Hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực (việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã).
Về đất đấu thầu thì có thời hạn là bao lâu? Có được gia hạn thêm thời hạn đấu thầu không? Do câu hỏi của ông Hạo không nêu cụ thể đấu thầu là đất gì (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn hay loại đất nào khác). Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường không thể trả lời cụ thể; tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp đất công ích của xã, phường, thị trấn thì thời hạn cho thuê đất là không quá 5 năm (quy định tại Khoản 5 Điều 126 Luật Đất đai 2013) và không được gia hạn.
* Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 1, Điều 82 Luật Đất đai 2013 thì khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích công ích vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; người sử dụng đất không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn (đất đấu thầu) không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
12. Có thể điều chỉnh sai lệch diện tích đất trên sổ đỏ?
Năm 2001, gia đình ông Phí Xuân Đức (Hà Nội) được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất mà cha ông để lại. Tuy nhiên, khi đo đạc, cán bộ địa chính xã đã không đo đúng diện tích thực, đồng thời không thông báo với gia đình ông nên diện tích đất đã bị sai lệch. Gia đình ông Đức là gia đình chính sách nên được miễn tiền sử dụng đất. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình cũng không biết diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận bị thiếu so với thực tế.
Năm 2015, ông Đức được giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vừa qua, khi gia đình làm cổng, xây tường rào thì bị UBND xã yêu cầu dừng thi công do xây dựng vượt diện tích ghi trên Giấy chứng nhận, ông Đức mới phát hiện sự sai lệch này.
Ông Đức hỏi, ông phải làm gì để được xác định lại diện tích đất trên Giấy chứng nhận đúng với thực tế sử dụng?
Khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định, trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Nếu sự việc đúng như ông Phí Xuân Đức phản ánh, ông cần có đơn đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện nơi có đất thực hiện hoặc chỉ định đơn vị đo đạc địa chính, tiến hành đo đạc lại diện tích thực tế thửa đất gia đình ông đang sử dụng.
Nếu có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2001); có xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, thì ông Đức có thể đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận với diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có).
Theo Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
13. Thủ tục cấp sổ đỏ khi mua đất được thừa kế
Năm 2000, ông Nguyễn Minh Kha (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) nhận chuyển nhượng 2.000m2 đất nông nghiệp của ông Nguyễn Văn A (giấy mua bán viết tay). Hiện vợ chồng ông A đã mất. Vừa qua, ông Kha đi làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được yêu cầu phải có bản thừa kế của ông A cho các con. Tuy nhiên, hiện nay các con của ông A không còn ở địa phương nên không thể tổ chức họp để làm thừa kế. Ông Kha hỏi, trong trường hợp này ông phải làm thủ tục gì để được giải quyết?
Trước khi ba mẹ ông Kha mất có di chúc viết tay, có người làm chứng để lại toàn bộ tài sản cho ông. Khi ông Kha đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phú Tân làm thủ tục thì được hướng dẫn di chúc phải công chứng. Theo ông Kha được biết thì Điều 650 của Bộ Luật Dân sự quy định di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Ông Kha hỏi, cán bộ hướng dẫn ông như vậy có phù hợp quy định không?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang trả lời vấn đề ông Kha hỏi như sau:
Theo Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008 mà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Do đó, trường hợp ông Kha nếu thuộc quy định nêu trên, thì sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Điều 656
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.
Do đó, trường hợp tờ di chúc của ông thuộc trường hợp này thì được xem là phù hợp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
14. Trường hợp không được điều chỉnh diện tích đất ở trên sổ đỏ
Gia đình ông Nguyễn Quý Vinh có 1.191m2 đất tại tổ dân phố Tháp, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sử dụng liên tục, ổn định từ năm 1976. Theo trích lục bản đồ năm 1986, diện tích đất này là 1 thửa. Tuy nhiên, theo trích lục bản đồ năm 1992, thì đất của gia đình ông bị chia làm 3 thửa. Năm 2003, ông Vinh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), trong GCN, đất cũng bị chia thành 3 thửa và chỉ có 1 thửa là đất ở, còn lại là đất vườn, mặc dù trên thực tế cả tất cả các thửa đất đều có nhà ở và công trình xây dựng. Ông Vinh cho rằng việc phân chia như vậy gây khó khăn cho gia đình ông trong quá trình sử dụng đất cũng như khi ông có nhu cầu tặng cho đất cho các con sau này. Ông Vinh hỏi, ông có được cấp đổi GCN QSDĐ theo trích lục bản đồ năm 1986 không?
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội trả lời như sau:
Theo bản đồ năm 1986 và sổ mục kê đi kèm, vị trí các thửa đất hộ gia đình ông Nguyễn Quý Vinh sử dụng thuộc thửa đất số 216, tờ bản đồ số 5, diện tích 1.208m2, loại đất vườn, thổ cư, ao; chủ sử dụng ghi là Nguyễn Quý Hợi (bố đẻ của ông Vinh).
Theo bản đồ năm 1992 và sổ mục kê đi kèm, vị trí các thửa đất hộ gia đình ông Nguyễn Quý Vinh sử dụng gồm thửa đất số 580, tờ bản đồ số 19, diện tích 259m2, loại đất ao; thửa đất số 581, tờ bản đồ số 19, diện tích 280m2, loại đất thổ cư; thửa đất số 582, tờ bản đồ số 19, diện tích 568m2, loại đất vườn. Cả ba thửa đất này, chủ sử dụng đều là ông Nguyễn Qúy Hợi.
Theo đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Quý Vinh đã được Hội đồng đăng ký đất đai xã Đại Mỗ xét duyệt, ngày 12/12/2003, UBND huyện Từ Liêm đã cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình ông Nguyễn Quý Vinh với tổng diện tích 1.191m2 tại xã Đại Mỗ, gồm 3 thửa là thửa số 304, tờ bản đồ số 7, diện tích 364m2 đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài; thửa đất số 305, tờ bản đồ số 7, diện tích 568m2 đất vườn, thời hạn sử dụng lâu dài; thửa đất số 303, tờ bản đồ số 7, diện tích 259m2 đất vườn, thời hạn sử dụng lâu dài.
Việc cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình ông Nguyễn Quý Vinh được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo Quyết định số 65/2001/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND TP. Hà Nội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 22/2014/QĐ-UB ngày 20/6/2014 của UBND TP. Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP. Hà Nội quy định “Không điều chỉnh lại diện tích đất ở ghi trên GCN QSDĐ đã cấp trước ngày Nghị định số 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 16/11/2004), kể cả trường hợp diện tích đất ở ghi trên Giấy chứng nhận vượt quá hạn mức công nhận đất ở theo quy định hiện hành của UBND Thành phố”.
Do vậy, gia đình ông Vinh kê khai xin cấp Giấy chứng nhận và đã được UBND huyện Từ Liêm (nay là UBND quận Nam Từ Liêm) cấp GCN QSDĐ số 01232/QSDĐ ngày 12/12/2003 là không đủ điều kiện để được điều chỉnh diện tích đất ở đã ghi trên GCN QSDĐ.
15. Có cần làm lại sổ đỏ khi chuyển quyền sử dụng đất?
Ông Nguyễn Hoàng (Tuy An, Phú Yên) có sổ đỏ được cấp năm 2003. Nay, ông Hoàng muốn sang tên cho con trai, ông được cán bộ huyện hướng dẫn phải làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận rồi mới làm thủ tục sang tên, với lý do sổ cũ đã quá lâu, diện tích đất có thể có nhiều biến động.
Ông Hoàng hỏi, thủ tục cán bộ huyện hướng dẫn ông như vậy có đúng quy định không? Thời gian để làm thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận mới và làm thủ tục sang tên tối đa là bao nhiêu lâu?
Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên trả lời ông Hoàng như sau:
Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Nếu đất của ông Hoàng có đủ điều kiện nêu trên thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng hoặc tặng cho của ông mà không cần phải cấp đổi Giấy chứng nhận như nội dung ông nêu.
Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển quyền tối đa không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Nếu địa bàn xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện tăng thêm 11 ngày làm việc.
Nếu phải đo đạc địa chính thửa đất để thể hiện sơ đồ lên Giấy chứng nhận khi giải quyết hồ sơ do Giấy chứng nhận đã cấp trước đây chưa có sơ đồ thửa đất và thửa đất chưa có trong bản đồ địa chính thì cộng thêm 7 ngày làm việc.
16. Cấp sổ đỏ trường hợp chưa làm thủ tục chuyển nhượng đất
Bà Như Ngọc mua một phần thửa đất ở của cha mẹ chồng bà và đã xây nhà kiên cố để ở từ năm 2002 đến nay, không có tranh chấp. Nay, bà Ngọc muốn tách thửa và đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất đó có được không?
Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Ngọc như sau:
Một trong những căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình là do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai.
Vào thời điểm năm 2002, áp dụng quy định tại Điều 707, Bộ luật Dân sự năm 1995, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Hiện nay, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Để khắc phục tình trạng hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, tại Điều 11, Nghị định 84/2004/NĐ-CP ngày 25/5/2004 của Chính phủ quy định như sau:
Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (gọi chung là người nhận chuyển quyền) trước ngày 1/7/2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Thông tin bà Ngọc cung cấp có điểm chưa rõ là việc mua bán chuyển nhượng một phần thửa đất ở giữa cha mẹ chồng và bà có lập hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng hay không; nếu có thì hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng có được công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền không? Do vậy có 3 tình huống để bà Ngọc đối chiếu:
- Trường hợp chưa lập hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng phải tới tổ chức công chứng nơi có đất lập và chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất và xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Trường hợp đã lập hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2002, nhưng hợp đồng, giấy tờ đó không có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã nơi có đất thì vẫn được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, khi xét duyệt, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trường hợp chuyển nhượng trước ngày 1/7/2004 mà giấy tờ không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền vào thời điểm chuyển nhượng, UBND xã phải xem xét các điều kiện khác như nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng, người chuyển nhượng phải có quyền chuyển nhượng; đất nhận chuyển nhượng sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không có tranh chấp. Nếu đủ điều kiện này UBND xã mới xác nhận là đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chuyển hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết, trình UBND huyện cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp đã lập hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2002, có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã nơi có đất vào thời điểm đó, mà đất nhận chuyển nhượng sử dụng ổn định, hiện nay phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không có tranh chấp thì được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 117, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 thì trước khi thực hiện thủ tục hành chính đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng một phần thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì Phòng Tài nguyên và Môi trường phải tiến hành thủ tục hành chính đối với việc tách thửa theo yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân.
- Trường hợp bà Ngọc đã nhận chuyển nhượng một phần thửa đất trên thực địa từ năm 2002, đã xây dựng nhà ở kiên cố để ở từ đó đến nay, nếu có giấy tờ chuyển nhượng mà chưa tiến hành thủ tục tách thửa đất, đăng ký biến động, sang tên chủ sử dụng đất, thì nay có thể đề nghị kết hợp thủ tục tách thửa quy định tại Điều 145, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP cùng với thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.
17. Sang tên sổ đỏ gồm những giấy tờ gì?
Gia đình bà Trần Thị Thúy Ngân mua 1 mảnh đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp từ năm 2004. Bà Ngân được cán bộ địa chính hướng dẫn phải làm Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất khi làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bà Ngân hỏi, cán bộ địa chính hướng dẫn như vậy có đúng không? Quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng và thời gian thực hiện thủ tục như thế nào?
Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 thì, trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện như sau:
Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, gồm gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập tại tổ chức công chứng nơi có đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
* Thủ tục hành chính về đất đai
Theo khoản 2, khoản 5, Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
* Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính;
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.
* Thời gian thực hiện thủ tục hành chính
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định tại điểm (i) điểm (l), khoản 2, Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:
- Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 15 ngày;
- Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày.
Trả lời thắc mắc của bà Ngân, trong thành phần của hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Nội dung về biến động được thể hiện tại Mục 3, Phần I của Đơn đăng ký biến động, như sau:
3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động:
- Tờ bản đồ:…………………………………..
- Thửa đất số:…………………………………
- Diện tích:……………………………………
- Địa chỉ:………………………………………
- Tên chủ sử dụng: (bên chuyển quyền)
3.2. Nội dung sau khi biến động:
- Tờ bản đồ:…………………………………..
- Thửa đất số:…………………………………
- Diện tích:……………………………………
- Địa chỉ:………………………………………
- Tên chủ sử dụng: (bên nhận chuyển quyền)
Việc cán bộ địa chính thị trấn hướng dẫn trong thành phần hổ sơ có Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT là đúng quy định.
Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; thời gian thực hiện thủ tục đề nghị bà Ngân tham khảo các quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 79; khoản 2, khoản 5 Điều 60; điểm (i) điểm (l), khoản 2, Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nêu trên.
18. Có thể điều chỉnh sai lệch diện tích đất trên sổ đỏ?
Năm 2001, gia đình ông Phí Xuân Đức (Hà Nội) được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất mà cha ông để lại. Tuy nhiên, khi đo đạc, cán bộ địa chính xã đã không đo đúng diện tích thực, đồng thời không thông báo với gia đình ông nên diện tích đất đã bị sai lệch.
Gia đình ông Đức là gia đình chính sách nên được miễn tiền sử dụng đất. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình cũng không biết diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận bị thiếu so với thực tế. Năm 2015, ông Đức được giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vừa qua, khi gia đình làm cổng, xây tường rào thì bị UBND xã yêu cầu dừng thi công do xây dựng vượt diện tích ghi trên Giấy chứng nhận, ông Đức mới phát hiện sự sai lệch này.
Ông Đức hỏi, ông phải làm gì để được xác định lại diện tích đất trên Giấy chứng nhận đúng với thực tế sử dụng?
Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Phí Xuân Đức như sau:
Khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định, trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Nếu sự việc đúng như ông Phí Xuân Đức phản ánh, ông cần có đơn đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện nơi có đất thực hiện hoặc chỉ định đơn vị đo đạc địa chính, tiến hành đo đạc lại diện tích thực tế thửa đất gia đình ông đang sử dụng.
Nếu có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2001); có xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, thì ông Đức có thể đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận với diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có).
Theo Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
19. Trường hợp nào phải đổi sổ đỏ?
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện việc chuyển nhượng mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ông Đinh Nam (TP. Hồ Chí Minh) nhận chuyển nhượng một căn nhà, đã có Giấy chứng nhận sử dụng. Các trang phụ lục của Giấy chứng nhận đều đã được cập nhật biến động về quyền sử dụng đất.
Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, ông nộp hồ sơ đến Quận 12 đề nghị cập nhật biến động quyền sử dụng đất vào Giấy chứng nhận, nhưng được trả lời, ông phải đổi Giấy chứng nhận mới, do trang số 4 (trang đăng ký biến động về quyền sử dụng đất) đã hết chỗ trống. Trang phụ lục vẫn còn nhưng quy định mới không được cập nhật vào trang này. Ông Nam hỏi, như vậy có đúng không?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 95 Luật Đất đai thì đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Theo Điểm i, Khoản 2, Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì thuộc trường hợp đăng ký biến động được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
20. Được yêu cầu đính chính sai sót trên sổ đỏ
Ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Nội) được cấp sổ đỏ mảnh đất có diện tích 40m2, trên sơ đồ thể hiện là bề ngang 4m, chiều dài là 10m, nhưng trên thực tế bề ngang là 5m, chiều dài là 8m và không có tranh chấp với các nhà xung quanh? Vậy, ông Cường có thể thay đổi lại sơ đồ trên sổ đỏ cho đúng với thực tế được không và nếu được thì phải làm thủ tục gì?
Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trả lời ông Nguyễn Mạnh Cường như sau:
Nếu nội dung đúng như ông Cường phản ánh và gia đình ông với những người sử dụng đất xung quanh, trong quá trình sử dụng (từ sau khi được cấp sổ đỏ) không có thỏa thuận dẫn đến thay đổi hình thể, kích thước thửa đất và mục đích sử dụng thì trường hợp này do sai sót trong quá trình trích đo và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho gia đình ông.
Theo đó, ông Cường có quyền yêu cầu cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) kiểm tra, xem xét và đính chính sai sót trên giấy chứng nhận cho gia đình ông. Ông có thể đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục.
21. Nhà đất chưa có sổ đỏ có được thế chấp?
Năm 2007, ông Nguyễn Đức Tuyền (tỉnh Thái Bình) đã được UBND huyện Thái Thụy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho mảnh đất diện tích 125m2. Nay trên đất đã có nhà ở 2 tầng nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho căn nhà trên. Ông Tuyền hỏi, ông có thể thế chấp nhà đất trên cho ngân hàng không?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai 2013: “1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:...
g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất:
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thế chấp nhà ở khi chưa có giấy chứng nhận
Điểm a, Khoản 1; Điểm a, Khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
"1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;"
"2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai".
Khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở quy định: “19. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”.
Như vậy, Luật Nhà ở đã quy định rõ việc thế chấp nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 118 Luật Nhà ở 2014 đã nêu trên.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, trường hợp nhà ở của ông Nguyễn Đức Tuyền chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở muốn được thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì phải thuộc trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về nhà ở (Điểm a, Khoản 2, Điều 118 Luật Nhà ở 2014).
Do vậy, nếu nhà của ông Tuyền là nhà đã hoàn thành, đang sử dụng, chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì không thuộc trường hợp được thế chấp nhà ở; không thuộc trường hợp được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
22. Chuyển nhượng QSD đất có cần sự đồng ý của cả gia đình?
Ông Hoàng Văn Bình (Bắc Kạn) có làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một hộ gia đình khác. Tuy nhiên khi làm hồ sơ ngoài các giấy tờ cần thiết, cán bộ tiếp nhận yêu cầu gia đình ông phải họp gia đình và có biên bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ông Bình hỏi, yêu cầu như vậy có đúng quy định không, vì ông thấy trong các thủ tục hành chính không yêu cầu giấy tờ này?
Khi ông làm hồ sơ thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho em trai ông, cả ông và em trai ông đều bị mất giấy khai sinh. Ông Bình đã đến UBND xã làm xác nhận mối quan hệ và được UBND xã chứng thực tuy nhiên khi nộp hồ sơ cán bộ tiếp nhận yêu cầu phải có giấy khai sinh mới được giải quyết. Vậy trường hợp này ông Bình phải xử lý thế nào?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 5, Điều 14, Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định bổ sung về nộp hồ sơ, thủ tục khi đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
"Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật".
Như vậy trường hợp đất của hộ gia đình khi thực hiện thủ tục chuyển quyền thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình đó được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong gia đình ông Bình có 2 con còn nhỏ chưa đủ tuổi thành niên thì nộp bản phô tô sổ hộ khẩu để kiểm tra, đối chiếu.
Trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất giữa anh em ruột
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm có các giấy tờ:
"2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:
a) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất."
Như vậy trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất giữa anh em ruột không quy định phải nộp Giấy khai sinh.
Tuy nhiêu người sử dụng đất phải nộp các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (bản sao, nếu có) theo quy định tại Điều 6, Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.
Như vậy cán bộ tiếp nhận yêu cầu giấy khai sinh là để xác minh thuộc đối tượng không phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất bị mất giấy khai sinh và đã có văn bản xác nhận mối quan hệ anh em được UBND xã xác nhận thì cán bộ tiếp nhận không được yêu cầu người sử dụng đất phải nộp giấy khai sinh. Nhưng người sử dụng đất phải chấp hành quyết định được miễn hay không được miễn thực hiện nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế.
Tham khảo thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
tôi xin hỏi là bản thân chồng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đặc biệt khó khăn.chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần nào và bây giờ gia đình tôi có làm hồ sơ để xin làm giấy chứng nhận QSD đất nhưng lại không được cấp với lí do là vợ chồng tôi đã được mẹ cho tặng đất đã có giấy chứng nhận QSD đất.nên k được miễn giảm thuế nữa.làm thêm sổ mới phải nộp thuế 100% vậy tại sao chồng tôi là một công dân thuộc diện được miến giảm thuế và chưa được cấp sổ đỏ lần nào mà phải nộp thuế làm sổ đỏ ?
Trả lờiXóatôi xin đính chính lại là mảnh đất của vợ chồng tôi là bố mẹ cho từ lúc lập gia đình và chưa được cấp sổ đỏ.mảnh đất mà mẹ tôi giao lai cho vợ chồng tôi dã có GCNQSD đất là mẹ tôi cho tặng vợ chồng tôi có hợp đồng hợp pháp.vậy tai sao bây giờ vợ chồng tôi làm sổ đỏ mảnh đất bố mệ cho lúc trước lai phải nộp thuế?
Trả lờiXóaTheo quy định hiện hành, khi mẹ bạn cho vợ chồng bạn mảnh đất đã có sổ đỏ, có hợp đồng hợp pháp thì lúc đó không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Khi vợ chồng bạn làm sổ đỏ cho mảnh đất thứ 2 (được bố mẹ cho khi lập gia đình) thì cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên đối với mảnh đất này phải đóng lệ phí trước bạ khi được cấp sổ đỏ, mức thu 0,5%. Giá đất tính phí trước bạ căn cứ theo bảng giá nhà đất do UBND tỉnh, thành phố nơi gia đình bạn có thửa đất ban hành.
XóaTôi xin hỏi: 39 hộ dân chúng tôi thuê<>từ năm 2004 thông qua việc đấu thầu công khai.Từ đó đến năm 2016 chúng tôi vẫn ổn định sản xuất,sử dụng đúng mục đích, đóng góp đầy đủ,không có tranh chấp.Năm 2017 lãnh đạo xã lấy lí do làm nhà văn hóa thôn và trung tâm văn hóa thể thao của xã nên thu hồi đất(chỉ thu tiền 6 tháng).Chúng tôi không nhất trí vì đất chúng tôi thuê nằm ngoài quy hoạch 1 con đường 10m và đã xây cống thoát nước để ngăn cách với diện tích dự án xây dựng sân vận động từ năm 2002 và diện tích đó vẫn để ((chết)) từ đó đến nay.Chúng tôi vẫn có nhu cầu sử dụng đất để ổn định sản xuất và đề nghị lãnh đạo xã cho chúng tôi được thuê tiếp.Chúng tôi xin đóng đủ 12tháng nhưng ông phó chủ tịch xã nói chỉ thu tiền 6 tháng(biên lai thu tiền thuê năm nay không đúng với thực tế:ban đầu thu tiền thuê bãi để nguyên liệu gỗ nhưng sau đó đổi lại là thu hoa lợi...) và đưa ra thông báo yêu cầu chúng tôi phải tự phá dỡ...Ai chấp hành tốt thì sau khi xây dựng xong sẽ được thuê tiếp...Chúng tôi chưa bao giờ trồng cây mà thu hoa lợi.Chúng tôi làm đơn kiến nghị nhiều lần nhưng lãnh đạo xã Vân Hà cố tình cản trở không nhận đơn, không giải quyết và còn trù dập,xúc phạm danh dự người dân...UBND xã vẫn yêu cầu chúng tôi phải tự phá dỡ, nếu không thực hiện sẽ cưỡng chế...làm như vậy là đúng hay sai?
Trả lờiXóaChào a: gia đình tôi được cấp sổ đỏ năm 1992 với diện tích 2000m vuông.
Trả lờiXóaGồm 100 x 20.
Sau khi ở thì gia đình có khai phá hoang thêm , bây giờ trên thực tế khu vườn là 100 x 50
Và không hề có tranh chấp.
Bây giờ gia đình tôi muốn xin được cấp sổ đỏ cho số đất dư ra là 100 x 30 m có được không?
Và nếu được thì thủ tục và phí Như thế nào ?
Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định thế nào là “đất khai hoang” cũng như trường hợp “đất khai hoang”.
XóaĐiều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai 2013
XóaĐiều 19. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh."
Căn cứ vào quy định trên nếu bạn không thuộc các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 101 Luật đất đai nếu đáp ứng được các điều kiện của điều khoản này.
Xóa