- Tải về Ebook sách Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu mới nhất
- Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ở góc phải để tải về)
- Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và lao động đặc thù mới nhất
- Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và văn bản hướng dẫn mới nhất
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -BỘ Y TẾ SỐ 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN, QUY ĐỊNH DANH MỤC CHỖ LÀM VIỆC, CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DỄ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM
Căn cứ Điều 11 và Điều 25, Điều 27 của Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách của người lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch, liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi như sau:
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách của người lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch, liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi như sau:
I. DANH MỤC CHỖ LÀM VIỆC, CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI
1. Tại các cơ sở dịch vụ lưu trú: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê và cơ sở lưu trú khác.
1.1. Chỗ làm việc:
- Phòng bảo vệ;
- Quầy bar, lễ tân;
- Bộ phận phục vụ buồng;
1.2. Công việc:
- Bảo vệ;
- Lễ tân;
- Phục vụ buồng, phòng;
- Phục vụ bàn, bar.
2. Tại các cơ sở dịch vụ văn hoá: vũ trường, karaoke; hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, quán bar, quán cà phê; đại lý cung cấp dịch vụ truy cập Internet.
2.1. Chỗ làm việc:
- Phòng hát;
- Sàn nhảy;
- Sân khấu;
- Nơi trực tiếp phục vụ khách hàng truy cập Internet.
2.2. Công việc:
- Điều khiển thiết bị âm thanh, ánh sáng;
- Hát với khách;
- Khiêu vũ cùng khách;
- Nhảy trình diễn nghệ thuật;
- Nhảy trình diễn không nghệ thuật;
- Biểu diễn nhạc sống;
- Điều hành các hoạt động trực tiếp tại sàn khiêu vũ;
- Phục vụ khách truy cập Internet.
3. Tại các cơ sở dịch vụ trị liệu phục hồi sức khoẻ: xoa bóp/massage, tắm hơi, tẩm quất bấm huyệt, vật lý trị liệu.
3.1. Chỗ làm việc:
- Phòng tắm hơi;
- Phòng xoa bóp/massage, tẩm quất.
3.2. Công việc:
- Xoa bóp/massage;
- Các công việc khác tại phòng xoa bóp/massage, phòng tắm.
4. Tại các cơ sở dịch vụ khác: tắm nóng lạnh, hớt tóc, gội đầu thư giãn, cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch, lữ hành.
4.1. Chỗ làm việc:
- Phòng cắt tóc gội đầu kín;
- Phòng chơi game (trò chơi điện tử có thưởng, bi-a, đánh cờ, bowling);
- Nơi dịch vụ thể thao trong nhà, ngoài trời, trên biển, leo núi.
4.2. Công việc:
- Phục vụ khách tắm;
- Cắt tóc;
- Gội đầu;
- Xoa bóp/massage;
- Hướng dẫn du lịch;
- Lái xe xích lô và các phương tiện thô sơ chuyên dùng vận chuyển khách du lịch.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1.1. Phổ biến, tuyên truyền nội dung Thông tư này đến người lao động thuộc quyền quản lý.
1.2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải rà soát các công việc người lao động dưới 18 tuổi đang làm việc tại đơn vị; nếu có người lao động dưới 18 tuổi đang làm công việc quy định tại mục II của Thông tư này thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp. Trường hợp không bố trí được phải thực hiện đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 và Khoản 1 Điều 42, Điều 43 của Bộ luật Lao động.
1.3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để người lao động dưới 18 tuổi làm tại nơi làm việc, công việc đã bị cấm.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
2.1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Thương mại – Du lịch, Sở Thương mại, Sở Du lịch và các ngành, đoàn thể liên quan phổ biến Thông tư này đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng trên địa bàn địa phương thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư, đồng thời hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện theo chức năng, thẩm quyền.
2.2. Cơ quan thanh tra lao động, y tế các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo điểm b, khoản 2, Điều 15 của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
2.3. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ thẩm quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.
Đàm Hữu Đắc
(Đã ký)
|
Nguyễn Thị Xuyên
(Đã ký)
|