Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; trách nhiệm của công dân về cư trú

    cư trú

    *** Luật cư trú quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm? Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?

             * Các nhóm hành vi bị nghiêm cấm được quy định Luật cư trú:

             Điều 8 Luật Cư trú quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm gồm:
             1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
            2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
             Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 3, Nghị định 31/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú cụ thể như sau :
         "...Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm:
       a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
       b) Đưa ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
       c) Giải quyết trái quy định của pháp luật về cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dânlàm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
       d) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu."
             3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
             4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
             5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.
             6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
             7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
             8. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.
             9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư  trú.

             * Trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:

              Điều 4 Nghị định 31/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú  quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, công dân có trách nhiệm như sau:
    "Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và công dân trong việc thực hiện các quy định về hộ khẩu
    1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
    a) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khau để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
    b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải không trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
    c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
    d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
    2. Trách nhiệm của công dân
    Công dân có trách nhiệm phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân."

    *** Những điểm nào trong Luật cư trú quy định quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; cư trú của người làm nghề lưu động?

             *Những điều trong Luật cư trú quy định quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú:

             Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú được quy định cụ thể, tập trung, đầy đủ tại Chương 2 (từ Điều 9 đến Điều 17) Luật cư trú.

              a) Quyền của công dân về cư trú (Điều 9)

              Theo quy định tại Điều 9 công dân có các quyền về cư trú sau đây:
             - Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
             - Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
             - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
             - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
             - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
    Điều 10 cũng quy định một số trường hợp công dân bị hạn chế quyền tự do cư trú, đó là:
             - Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
             - Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
             - Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

              b) Trách nhiệm của công dân về cư trú (Điều 11)

      Đi đôi với các quyền của công dân, Điều 11 đã quy định rõ trách nhiệm của công dân về cư trú, cụ thể là:
              - Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
              - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
              - Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
              - Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
              - Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc hư hỏng.

             *Luật cư trú quy định nơi cư trú của công dân:

              Điều 12 Luật Cư trú quy định nơi cư trú của công dân như sau:                              
             1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
             Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
             Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
             Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
             2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

             So với quy định trước đây thì Luật Cư trú có một số điểm mới sau đây:

             Thứ nhất, nơi cư trú được mở rộng hơn, bao gồm nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Còn theo quy định của pháp luật trước đây thì chỉ giới hạn nơi cư trú là nhà ở và phương tiện.
    Riêng đối với chỗ ở hợp pháp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, gồm:
    "... Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
    a) Nhà ở;
    b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
    c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân."
             Thứ hai, chỗ ở hợp pháp là nhà ở cũng được mở rộng hơn (bao gồm cả nhà ở do mượn). Nhà ở theo quy định của Luật Cư trú có thể là nhà thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Trong khi đó pháp luật trước đây không áp dụng trong trường hợp nhà ở có được do mượn (Nghị định số 108/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu chỉ quy định nhà ở hợp pháp bao gồm: nhà ở thuộc sở hữu của người chuyển đến; nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp; nhà ở được chủ nhà có nhà ở hợp pháp cho thuê hoặc cho ở nhờ).
             Thứ ba, thực tế công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu trong những năm qua cho thấy, nhiều trường hợp cá nhân cho người khác thuê nhà, cho ở nhờ nhà, người thuê nhà, ở nhờ nhà sau khi đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở đó, họ thường có những tranh chấp dân sự với chủ nhà, như đòi được chia nhà, thậm chí có trường hợp đòi nhà của chủ nhà, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, gây mất an ninh, trật tự…Vì vậy, để khắc phục tình trạng nêu trên, Điều 19 và Điều 20 Luật Cư trú chỉ bắt buộc đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của Nhà nước, của các tổ chức chuyên kinh doanh nhà thì không cần phải có sự đồng ý của chủ nhà. Đây cũng là một điểm mới của Luật cư trú, nhằm đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng ký cư trú (trước đây quy định trong mọi trường hợp phải có sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản).

             *Luật cư trú quy định nơi cư trú của người chưa thành niên: (Điều 13)

             Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
             Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

             *Luật cư trú quy định nơi cư trú của người được giám hộ: (Điều 14)

             Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
             Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

             *Luật cư trú quy định nơi cư trú của vợ, chồng: (Điều 15)

              Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
              Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

             *Luật cư trú quy định nơi cư trú của người làm nghề lưu động: (Điều 17)

              Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật này.

    Tham khảo thêm cùng chủ đề

    Bài liên quan

    HỎI VÀ ĐÁP

    Tổng số ý kiến: 2
    Loading...
    Tên

    Anti Virus,10,Âm thanh,3,Bảng lương,3,Bảo hiểm,4,Biểu mẫu,1,Bộ Luật,42,Calendar,9,Cán bộ công chức,10,CMND,11,Cư trú,13,Dân sự,9,Doanh nghiệp,23,Đất đai - Nhà ở,14,Đầu tư - Đấu thầu,10,Ebook,11,Giao thông,37,Giấy tờ xe,28,Hệ thống,9,Hình ảnh,14,Hình sự,15,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,13,Hôn nhân Gia đình,11,Khai sinh,8,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,10,Luật cơ bản,67,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,9,Nghĩa vụ quân sự,6,Phần mềm điện thoại,6,Phần mềm PC,85,Tải file,21,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,12,Thủ tục hành chính,54,Tố tụng hình sự,9,Trắc nghiệm,6,Văn bản,1825,Văn phòng,12,Video,4,Xây dựng,9,
    ltr
    item
    Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm: Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; trách nhiệm của công dân về cư trú
    Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; trách nhiệm của công dân về cư trú
    Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, tổ chức về cư trú.
    http://lh4.ggpht.com/_R6-gxFnua6Q/TIt7IZg_z7I/AAAAAAAAAis/BHIItx4O-rM/luatcutru.jpg
    http://lh4.ggpht.com/_R6-gxFnua6Q/TIt7IZg_z7I/AAAAAAAAAis/BHIItx4O-rM/s72-c/luatcutru.jpg
    Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm
    http://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-2-hanh-vi-bi.html
    http://www.tracuuphapluat.info/
    http://www.tracuuphapluat.info/
    http://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-2-hanh-vi-bi.html
    true
    1624770636553188390
    UTF-8
    Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả các bài viết Xem tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE TÌM KIẾM TRÊN WEBSITE ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy