Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương

             * Quy định về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký tại tỉnh; điều kiện đăng ký tại TP trực thuộc trung ương trong Luật cư trú:

             1. Quy định về đăng ký thường trú:
    dang ky ho khau thanh pho         Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp hộ khẩu cho họ (Điều 18 Luật Cư trú).
             2. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:
             Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh được quy định tại Điều 19 Luật Cư trú rất đơn giản và thuận tiện cho công dân, chỉ cần công dân có chỗ ở hợp pháp là được đăng ký thường trú. Theo đó không có sự phân biệt giữa điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh với các vùng khác. Cụ thể như sau: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
             3. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: (Điều 20 Luật Cư trú)
            Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
    1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
    2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
    b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
    c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
    d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
    đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
    e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
    4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
    5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
    b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
    c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
    6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”      

    Tham khảo thêm

             Về thời hạn đăng ký thường trú:
    Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.” 
    *Nguyên nhân sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký tại các thành phố trực thuộc trung ương:
             Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do cư trú, nhưng Luật Cư trú lại quy định điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương có những điểm khác nhau là do các nguyên nhân cơ bản sau:
             - Mật độ dân số ở các tỉnh thấp hơn so với các thành phố trực thuộc trung ương (nhất là so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh). Do đó, muốn phân bố dân số hợp lý, tránh tình trạng tăng dân số cơ học (do nhập cư) ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, hạ tầng kỷ thuật, vấn đề ùn tắc giao thông, thiếu trường học, bệnh viện… nên các thành phố trực thuộc trung ương có quy định khắt khe hơn để hạn chế việc nhập khẩu, ngược lại ở các tỉnh có các quy định thoáng hơn nhằm thu hút dân số.
             - Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng dịch vụ của các thành phố trực thuộc trung ương như: giáo dục, y tế, điện, nước, hạ tầng giao thông, nhà ở, dịch vụ công cộng… không thể đáp ứng tốt nếu số lượng dân chuyển cư vào thành phố quá lớn. Một mặt không đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm được quyền lợi cho những người chuyển vào thành phố, mà còn ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của những người đã đăng ký thường trú tại thành phố đó.
              - Nhiều trường hợp nhập cư vào đô thị để ổn định cuộc sống lâu dài, nhưng cũng có không ít trường hợp nhập cư vào đô thị làm việc theo mùa vụ.  (nhất là số người nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…), gây khó khăn cho công tác đăng ký, quản lý cư trú, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
             - Mặt khác, Luật Cư trú quy định điều kiện nhập khẩu vào các thành phố trực thuộc trung ương khác với các tỉnh cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng (nhất là những người làm việc trong các doanh nghiệp) trong việc đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
             - Theo quy định của Hiến pháp thì công dân có quyền tự do cư trú, nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Quyền tự do cư trú của công dân còn phải gắn với các quyền, nghĩa vụ khác của công dân. Thực hiện quyền tự do cư trú phải đảm bảo hài hoà với lợi ích quốc gia, lợi ích giữa các cộng đồng dân cư và lợi ích của công dân.
              *Những điểm mới về đăng ký thường trú của Luật Cư trú so với quy định của pháp luật trước đây:
              So với những quy định trước đây thì Luật Cư trú có những điểm mới về đăng ký thường trú được thể hiện qua các nội dung sau:
             - Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp (trường hợp chổ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản)
             - Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài điều kiện có chỗ ở hợp pháp, còn phải có thêm một điều kiện khác, đó là đã có tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên (theo quy định trước đây tại Nghị định số 108/2005/NĐ-CP thì phải cư trú liên tục từ ba năm trở lên)
             - Về các trường hợp khác được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, Luật Cư trú quy định gồm các đối tượng:
             + Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình nếu đó là : Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
             + Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
             + Trước đây đã đăng ký tạm trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
      Trong khi đó, Nghị định số 108/2005/NĐ-CP quy định những người đăng được ký hộ khẩu thường trú tại thành phố gồm:
             + Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang công tác tại các đơn vị quân đội, công an có trụ sở đóng tại địa bàn thành phố) đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức đó, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
              + Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng đến làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức đó (kể cả trong quân đội và công an).
              + Người có nhà ở hợp pháp, không bị cấm cư trú ở thành phố.
              + Cán bộ, công chức đang công tác ngoài tỉnh, thành phố thường xuyên về ở với vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng);
              + Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con);
              + Người tàn tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi đến ở với bố, mẹ, con. Trường hợp còn bố mẹ, vợ, chồng, con nhưng bố mẹ, vợ, chồng, con không có khả năng nuôi dưỡng hoặc không có bố, mẹ, vợ, chồng, con thì được chuyển đến ở với anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ;
              + Người dưới 18 tuổi không còn bố mẹ hoặc còn bố, mẹ, nhưng bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng đến ở với ông, bà nội ngoại; anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ. Người trên 18 tuổi độc thân, hàng ngày sống cùng với bố, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại (nếu không còn bố, mẹ);
              + Vợ về ở với chồng hoặc ngược lại. Con dâu, con rể về ở với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mà vợ hoặc chồng trước đây đã có hộ khẩu thường trú ở thành phố, nhưng đã bị xóa tên hoặc cắt chuyển hộ khẩu đi nơi khác do chết, đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hợp pháp hoặc là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang chuyển công tác đến địa phương khác;
              + Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cơ quan có thẩm quyền cho cư trú ở thành phố;
              + Người trước đây có hộ khẩu thường trú hoặc quê gốc ở thành phố đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ trong quân đội và công an hoặc đi công tác, học tập, lao động ở nơi khác (kể cả nước ngoài), nay trở về thành phố và những người theo quy định được đi theo họ;
              + Người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính trở về thành phố mà không thuộc diện cấm cư trú.
              Như vậy, So với các quy định pháp luật trước kia, Luật cư trú quy định khái quát hơn về các loại đối tượng được đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương, mở rộng diện đối tượng được đăng ký thường trú. Ví dụ như: bỏ quy định về một số loại đối tượng cụ thể (người hồi hương, người chấp hành xong hình phạt, biện pháp quản lý hành chính khác…), sửa đổi bổ sung thành loại đối tượng khác được đăng ký ngay vào thành phố trực thuộc trung ương đó là “những người trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…”. Luật Cư trú cũng đã rút ngắn điều kiện về thời gian tạm trú liên tục của một số đối tượng đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương từ 3 năm xuống còn 1 năm đối với những công dân có chỗ ở hợp pháp (khoản 1 Điều 20), bãi bỏ quy định phải có việc làm ổn định trong điều kiện đăng ký thường trú, (trước đây quy định công dân muốn đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải có việc làm ổn định).
              - Về thủ tục đăng ký thường trú, so với quy định của pháp luật trước đây, Điều 21, Luật cư trú quy định rất rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú, rút ngắn thời gian cấp hộ khẩu cho công dân. Theo đó, người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã; người đăng ký thường trú tại tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp đã được quy định trong điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
               Cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết. (tại Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày, không quy định việc trả lời bằng văn bản nếu không cấp hộ khẩu).
              - Về địa bàn đăng ký thường trú, pháp luật trước đây quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng giống như điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là hạn chế cả những trường hợp đăng ký hộ khẩu vào thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nay Luật Cư trú chỉ quy định điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương.

     Tham khảo các thủ tục khác liên quan:

    Bài liên quan

    HỎI VÀ ĐÁP

    Tổng số ý kiến: 3
    Loading...
    Tên

    Anti Virus,10,Âm thanh,3,Bảng lương,3,Bảo hiểm,4,Biểu mẫu,2,Bộ Luật,42,Calendar,9,Cán bộ công chức,11,CMND,11,Cư trú,13,Dân sự,9,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,15,Đầu tư - Đấu thầu,10,Ebook,11,Giao thông,37,Giấy tờ xe,28,Hệ thống,9,Hình ảnh,14,Hình sự,16,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,13,Hôn nhân Gia đình,11,Khai sinh,8,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,10,Luật cơ bản,68,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,9,Nghĩa vụ quân sự,6,Phần mềm điện thoại,6,Phần mềm PC,85,Tải file,21,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,12,Thủ tục hành chính,55,Tố tụng hình sự,9,Trắc nghiệm,6,Văn bản,1828,Văn phòng,12,Video,4,Xây dựng,9,
    ltr
    item
    Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm: Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
    Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
    Các quy định của Luật cư trú hướng dẫn về điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh và thành phố thuộc Trung ương.
    http://lh4.ggpht.com/_R6-gxFnua6Q/TIt7IZg_z7I/AAAAAAAAAis/BHIItx4O-rM/luatcutru.jpg
    http://lh4.ggpht.com/_R6-gxFnua6Q/TIt7IZg_z7I/AAAAAAAAAis/BHIItx4O-rM/s72-c/luatcutru.jpg
    Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm
    http://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-3-ieu-kien.html
    http://www.tracuuphapluat.info/
    http://www.tracuuphapluat.info/
    http://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-3-ieu-kien.html
    true
    1624770636553188390
    UTF-8
    Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả các bài viết Xem tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE TÌM KIẾM TRÊN WEBSITE ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy