Quyết định 56/2007/QĐ-BGTVT ban hành Chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 56/2007/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/11/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: 21/11/2007
- Số công báo: Từ số 784 đến số 785
- Ngày hết hiệu lực: 8/3/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- 1 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 2 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2007/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2007 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành theo Quyết định số 56 /2007/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu
Chương trình này nhằm đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; nội dung cơ bản về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến người lái xe.
Giáo dục người lái xe có hiểu biết về đặc điểm của nghề lái xe cơ giới đường bộ; có nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông; giáo dục nâng cao trách nhiệm, lương tâm, có văn hoá ứng xử và tư cách nghề nghiệp, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
Nắm vững các quy định của Luật giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam. Trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác. Biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại.
Nắm được yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.
Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ của người lái xe, các thủ tục, phương pháp giao nhận chuyên chở hàng hoá, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.
Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.
II. ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG: A1 - A2 - A3 - A4
A. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ tuổi theo quy định của Luật giao thông đường bộ;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2. Thời gian đào tạo:
a) Hạng A1 : 10 giờ học (Lý thuyết: 8, Thực hành lái xe: 2)
b) Hạng A2 : 32 giờ học (Lý thuyết: 20, Thực hành lái xe: 12)
c) Hạng A3, A4: 112 giờ học (Lý thuyết: 52, Thực hành lái xe: 60).
B. CÁC MÔN KIỂM TRA
- Luật giao thông đường bộ (Đối với hạng A2, A3, A4).
- Thực hành lái xe (Đối với các hạng A3, A4).
C. CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Số TT |
Chỉ tiêu tính toán |
Đơn vị tính |
Hạng giấy phép lái xe |
||
Hạng A1 |
Hạng A2 |
Hạng A3 - A4 |
|||
A |
Các môn học |
|
|
|
|
1 |
Luật giao thông đường bộ |
giờ học |
6 |
16 |
32 |
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
giờ học |
|
|
12 |
3 |
Nghiệp vụ vận tải |
giờ học |
|
|
4 |
4 |
Kỹ thuật lái xe |
giờ học |
2 |
4 |
4 |
5 |
Thực hành lái xe - Số giờ học thực hành lái xe/học viên. - Số km thực hành lái xe/học viên. - Số học viên/1 xe tập lái |
giờ học km học viên |
2 2 |
12 12 |
60 12 100 5 |
6 |
Số giờ/HV/khoá đào tạo |
giờ học |
10 |
32 |
64 |
7 |
Tổng số giờ một khóa đào tạo |
giờ học |
10 |
32 |
112 |
B |
Thời gian đào tạo |
|
|
|
|
1 |
Số ngày thực học |
ngày |
2 |
4 |
14 |
2 |
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng |
ngày |
|
|
1 |
3 |
Cộng số ngày/khoá đào tạo |
ngày |
2 |
4 |
15 |
III - ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG B1 - B2 - C
A. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ tuổi theo quy định của Luật giao thông đường bộ;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2. Thời gian đào tạo khoá học:
a) Hạng B1: 616 giờ học (Lý thuyết: 136, Thực hành lái xe: 480)
b) Hạng B2: 648 giờ học (Lý thuyết: 168, Thực hành lái xe: 480)
c) Hạng C: 968 giờ học (Lý thuyết: 168, Thực hành lái xe: 800).
B. CÁC MÔN KIỂM TRA
1. Các môn kiểm tra kết thúc khoá học:
- Luật giao thông đường bộ.
- Thực hành lái xe.
2. Các môn kiểm tra trong quá trình học: Tất cả các môn học.
C. CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Số TT |
Chỉ tiêu tính toán |
Đơn vị tính |
Hạng giấy phép lái xe |
||
Hạng B1 |
Hạng B2 |
Hạng C |
|||
A |
Các môn học |
|
|
|
|
1 |
Luật giao thông đường bộ |
giờ học |
80 |
80 |
80 |
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
giờ học |
20 |
28 |
28 |
3 |
Nghiệp vụ vận tải |
giờ học |
|
20 |
20 |
4 |
Đạo đức người lái xe |
giờ học |
12 |
16 |
16 |
5 |
Kỹ thuật lái xe |
giờ học |
24 |
24 |
24 |
6 |
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái - Số giờ học thực hành lái xe/học viên. - Số km thực hành láixe/học viên. - Số học viên/1 xe tập lái |
giờ học giờ học km học viên |
480 96 960 5 |
480 96 960 5 |
800 100 1000 8 |
7 |
Số giờ học/HV/khóa đào tạo |
giờ học |
232 |
264 |
268 |
8 |
Tổng số giờ một khóa đào tạo |
giờ học |
616 |
648 |
968 |
B |
Thời gian đào tạo |
|
|
|
|
1 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học |
ngày |
3 |
3 |
3 |
2 |
Số ngày thực học |
ngày |
78 |
81 |
121 |
3 |
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng |
ngày |
14 |
14 |
21 |
4 |
Cộng số ngày/khóa đào tạo |
ngày |
95 |
98 |
145 |
IV- ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
A. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số kilômét lái xe an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Nâng hạng từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời gian lái xe ít nhất 1 năm và có 12.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp từ Trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc 9/12) trở lên;
2. Thời gian đào tạo:
a) Hạng B1 lên B2: 112 giờ học (Lý thuyết: 52, Thực hành lái xe: 60)
b) Hạng B2 lên C : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
c) Hạng C lên D : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
d) Hạng D lên E : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
đ) Hạng B2 lên D : 376 giờ học (Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320)
e) Hạng C lên E : 376 giờ học (Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320)
g) Hạng B2, C, D, E lên F: 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160).
B. CÁC MÔN KIỂM TRA
1. Các môn kiểm tra kết thúc khoá học:
- Luật giao thông đường bộ.
- Thực hành lái xe (Đối với hạng D, hạng E bổ sung bài thi tiến lùi theo hình chữ chi).
2. Các môn kiểm tra trong quá trình học: Tất cả các môn học.
C. CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Số TT |
Chỉ tiêu tính toán |
Đơn vị tính |
Hạng giấy phép lái xe |
||||||
B1 Lên B2 |
B2 Lên C |
C lên D |
D Lên E |
B2,C D, E lên F |
B2 Lên D |
C Lên E |
|||
A |
các môn học |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Luật giao thông đường bộ |
giờ học |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
20 |
20 |
2 |
Kiến thức mới về xe nâng hạng |
giờ học |
|
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
3 |
Nghiệp vụ vận tải |
giờ học |
24 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
4 |
Đạo đức người lái xe |
giờ học |
12 |
16 |
16 |
16 |
16 |
20 |
20 |
5 |
Thực hành lái xe/1 xe tập lái |
giờ học |
60 |
160 |
160 |
160 |
160 |
320 |
320 |
|
- Số giờ thực hành lái xe/1 học viên |
giờ học |
12 |
20 |
20 |
20 |
20 |
32 |
32 |
|
- Số km thực hành lái xe/1 học viên |
km |
150 |
240 |
240 |
240 |
240 |
380 |
380 |
|
- Số học viên/1 xe tập lái |
học viên |
5 |
8 |
8 |
8 |
8 |
10 |
10 |
6 |
Số giờ học/học viên/ khóa đào tạo |
giờ học |
64 |
68 |
68 |
68 |
68 |
88 |
88 |
7 |
Tổng số giờ một khóa đào tạo |
giờ học |
112 |
208 |
208 |
208 |
208 |
376 |
376 |
B |
Thời gian đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học |
ngày |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
Số ngày thực học |
ngày |
14,5 |
26 |
26 |
26 |
26 |
47 |
47 |
3 |
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng |
ngày |
3 |
4 |
4 |
4 |
4 |
8 |
8 |
4 |
Cộng số ngày/khoá đào tạo |
ngày |
19,5 |
32 |
32 |
32 |
32 |
57 |
57 |
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình đào tạo trên được áp dụng chung đối với các loại xe (đời mới, đời cũ), xe tập lái thực hiện theo lộ trình đổi mới theo quy định.
2. Đào tạo lái xe các hạng B2, C, D, E và các hạng giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo.
3. Thời gian khoá đào tạo trong các biểu trên là tính theo chế độ làm việc 6 ngày/1tuần. Thời gian học lý thuyết (kết hợp thực hành) 8 giờ học/ngày, thời gian học thực hành lái xe 8 giờ học/ngày.
4. Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
5. Học viên đạt được chỉ tiêu số giờ học thực hành lái xe và số km thực hành lái xe mới được chấp nhận hoàn thành thực hành lái xe
6. Các bài thi, kiểm tra lưu trữ theo quy định.
|
BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 2 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Quyết định 55/2007/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 26/2007/TT-BTC hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Luật Dạy nghề 2006
- 5 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6 Quyết định 4353/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 1 Quyết định 55/2007/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 26/2007/TT-BTC hướng dẫn mức thu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 4353/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành