Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 24/2007/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2007
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Quốc Thắng
- Ngày công báo: 20/10/2007
- Số công báo: Từ số 733 đến số 734
- Ngày hết hiệu lực: 1/27/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- 1 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 2 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 3 Nghị định 28/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 4 Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1 Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Văn bản này quy định về hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Văn bản này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Điều 3. Tính chất hoạt động chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy
1. Chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện đối với mọi tổ chức, cá nhân.
2. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, yêu cầu quản lý về môi trường là đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Điều 4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn quy định. Dấu hợp chuẩn phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Đảm bảo rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải có chỗ để thể hiện ký hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn tương ứng dùng để chứng nhận;
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn quy định cụ thể hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này.
b) Dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hoá hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hoá ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo.
c) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.
d) Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một mầu.
Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Phụ lục II của Quy định này.
Điều 6. Phương thức đánh giá hợp chuẩn, đánh giá hợp quy
Phương thức đánh giá hợp chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Quy định này. Phương thức đánh giá được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Phương thức đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy trả chi phí cho việc chứng nhận theo thoả thuận với tổ chức chứng nhận. Chi phí đánh giá chứng nhận, thử nghiệm phải được thông báo công khai, minh bạch và bảo đảm không phân biệt đối xử.
Điều 8. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hợp chuẩn
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn phải có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
1) TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF - International Accreditation Forum) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;
2) TCVN 5956:1995 hoặc ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng;
3) TCVN 7458:2004 hoặc ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý môi trường.
Trong trường hợp các tiêu chuẩn, hướng dẫn quy định tại Điều này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Điều 9. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này có nhu cầu thực hiện chứng nhận hợp chuẩn phải lập hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn gồm:
a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này;
b) Bản sao Quyết định thành lập (nếu có), Giấy đăng ký kinh doanh;
c) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn phù hợp với các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này;
d) Mẫu Giấy chứng nhận hợp chuẩn và Dấu chứng nhận hợp chuẩn;
đ) Kết quả hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Quy định này cho tổ chức chứng nhận hợp chuẩn nếu tổ chức đăng ký chứng nhận hợp chuẩn đáp ứng các yêu cầu quy định.
Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn phải thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Quy định này.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Quy định này cho tổ chức chứng nhận hợp chuẩn và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn được quy định tại Điều 52 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
1. Quyền:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn với thời hạn không quá ba năm cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;
b) Giao quyền sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng dấu hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn khi tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn vi phạm nghiêm trọng các quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 46 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2. Nghĩa vụ:
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn trong phạm vi các lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận theo phương thức chứng nhận hợp chuẩn đã xác định, đồng thời ghi rõ phương thức chứng nhận hợp chuẩn trong giấy chứng nhận hợp chuẩn; chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận hợp chuẩn của mình;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận hợp chuẩn;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận hợp chuẩn nhằm đảm bảo duy trì sự phù hợp của đối tượng với tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn;
g) Định kỳ sáu tháng, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp chuẩn về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Quy định này;
h) Thông báo cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mọi thay đổi có ảnh hưởng tới hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đã đăng ký.
Điều 11. Đối tượng và căn cứ chứng nhận hợp quy
1. Đối tượng của hoạt động chứng nhận hợp quy là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương tương ứng.
2. Căn cứ để chứng nhận hợp quy được quy định cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương tương ứng.
Điều 12. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hợp quy
1. Tổ chức chứng nhận hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này.
2. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hợp quy trên cơ sở các quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 13. Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có nhu cầu tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực cụ thể phải lập hồ sơ đăng ký và gửi về cơ quan tương ứng sau đây:
a) Cơ quan đầu mối quản lý lĩnh vực chuyên ngành do Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ định.
b) Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Quy định này;
b) Bản sao Quyết định thành lập (nếu có), Giấy đăng ký kinh doanh;
c) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các yêu cầu quy định tại Điều 8 của Quy định này;
d) Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy;
đ) Tài liệu đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy định này (nếu có);
e) Kết quả hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).
3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này tiến hành xem xét hồ sơ và ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Quy định nếu tổ chức đăng ký chứng nhận hợp quy đáp ứng các yêu cầu quy định.
Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Quy định này.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xem xét hồ sơ và ra quyết định về việc thay đổi bổ sung lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Quy định này.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp quy
1. Quyền:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực không quá ba năm cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Giao quyền sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp quy đã cấp khi tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường tương ứng đã được chứng nhận hợp quy vi phạm nghiêm trọng các quy định về chứng nhận hợp quy.
2. Nghĩa vụ:
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực đã được chỉ định theo trình tự, thủ tục đã quy định;
b) Trên cơ sở phương thức đánh giá hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, xây dựng trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy cho từng đối tượng cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp quy; không được thực hiện hoạt động tư vấn về chứng nhận hợp quy cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy;
d) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy;
đ) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận hợp quy nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
g) Báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý có thẩm quyền và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy;
h) Định kỳ sáu tháng, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Quy định này cho cơ quan quản lý có thẩm quyền đã chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp;
i) Thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền đã chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận hợp quy đã đăng ký trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Điều 15. Trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn
1. Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng công bố với tiêu chuẩn tương ứng.
a) Việc đánh giá sự phù hợp nêu trên có thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo phương thức đánh giá hợp chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
b) Kết quả đánh giá sự phù hợp quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp chuẩn.
a) Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn gửi bản công bố hợp chuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Quy định này đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký hoạt động xuất kinh doanh để đăng ký.
b) Trong thời gian bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn như sau:
- Trường hợp bản công bố hợp chuẩn hợp lệ, thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Quy định này cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về việc tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn;
- Trường hợp bản đăng ký không hợp lệ, thông báo bằng văn bản có nêu rõ những điểm, nội dung chưa phù hợp cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn để hoàn thiện bản công bố hợp chuẩn và gửi lại cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm lập sổ đăng ký công bố hợp chuẩn để theo dõi, quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
1. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
2. Kịp thời thông báo với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 21 của Quy định này về sự không phù hợp với tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận chuyển, sử dụng các sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường và tiến hành các biện pháp thích hợp sau:
a) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
b) Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hoá không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan;
c) Thông báo cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 21 của Quy định này về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
3. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn độc lập (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký;
- Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn cấp cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường;
- Tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
b) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm:
- Bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký;
- Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của cơ quan có thẩm quyền;
- Tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII của Quy định này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo kết quả thử nghiệm mẫu.
5. Thực hiện việc công bố lại khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp chuẩn đã đăng ký.
Điều 17. Đối tượng của công bố hợp quy
Đối tượng của công bố hợp quy bao gồm:
1. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành;
2. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đặc thù của địa phương là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Điều 18. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: đánh giá sự phù hợp của đối tượng được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất) tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý và tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy tương ứng quy định tại Điều 21 của Quy định này.
Điều 19. Đăng ký bản công bố hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập và gửi hồ sơ công bố hợp quy đến sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba):
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Quy định này;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng....).
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất):
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Quy định này;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng....);
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có);
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII của Quy định này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
2. Trong thời gian bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, cơ quan quản lý và tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố trong trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý và tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
3. Cơ quan quản lý và tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy lập sổ đăng ký công bố hợp quy để theo dõi, quản lý.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình.
2. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại doanh nghiệp.
3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố với quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng phải:
a) Kịp thời thông báo với cơ quản lý và tiếp nhận công bố hợp quy về sự không phù hợp;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hoá không phù hợp đang lưu thông trên thị trường; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan;
c) Thông báo cho các cơ quan quản lý và tiếp nhận bản công bố hợp quy về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước.
6. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi lĩnh vực quản lý được phân công, phân cấp có trách nhiệm:
a) Xác định danh mục các lĩnh vực, đối tượng thuộc diện phải chứng nhận hợp quy do mình quản lý và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang tin điện tử (website) của cơ quan về nhu cầu chứng nhận hợp quy đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng quy định tại điểm này.
b) Chỉ đạo, quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy định này;
c) Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối được chỉ định cho các tổ chức, cá nhân có liên quan và Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp;
d) Chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định số 127 /2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận bản công bố hợp quy cho các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương.
e) Thông báo công khai danh sách các tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định trên trang tin điện tử (website) tương ứng của cơ quan và các phương tiện thông tin thích hợp để các tổ chức, cá nhân lựa chọn.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm:
a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy;
b) Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo Quy định này;
c) Tiếp nhận đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận sự phù hợp; lập và công bố danh sách tổ chức chứng nhận hợp chuẩn đã được cấp giấy chứng nhận và thông báo công khai trên trang tin điện tử (website) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
d) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
đ) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểu của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Quy định này;
e) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn; hằng năm báo cáo tình hình quản lý hoạt động chứng nhận, công bố sự phù hợp về Bộ Khoa học và Công nghệ;
g) Tổng hợp danh mục các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy đối với các đối tượng do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và thông báo trên trang tin điện tử (website) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
3. Các cơ quan đầu mối được chỉ định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm giúp Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc:
a) Tổ chức việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy; theo dõi hoạt động của các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định;
b) Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các sở quản lý chuyên ngành tương ứng tại địa phương
c) Tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; danh mục các sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường đã được chứng nhận hợp quy và định kỳ hằng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan và Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý bản công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương;
b) Tiếp nhận đăng ký và quản lý bản công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường chịu sự điều chỉnh của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
c) Hằng quý, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng danh mục sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy tại điểm a, b khoản này.
Điều 22. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1:
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007 /QĐ - BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
1. Dấu hợp quy có hình dạng được mô tả tại Hình 1.
Hình 1. Hình dạng của dấu hợp quy
2. Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy quy định tại Hình 2.
Hình 2. Kích thước cơ bản của dấu hợp quy
Chú thích:
H = 1,5 a
h = 0,5 H
C = 7,5 H
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
I. PHƯƠNG THỨC 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hoá để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hoá đã được lấy mẫu thử nghiệm.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu điển hình cho kiểu, loại sản phẩm, hàng hoá. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hoá là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hoá được sản xuất theo cùng một thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Mẫu sản phẩm, hàng hoá được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đủ năng lực, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
Các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 1
Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:
a) Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy trên thị trường.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 2 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hoá được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hoá được đánh giá giám sát.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hoá phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay huỷ bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 2:
Phương thức 2 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ rủi ro về an toàn, sức khoẻ, môi trường ở mức thấp;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hoá trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá có khả năng bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hoá từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá không phù hợp trong quá trình giám sát.
Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 3 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hoá phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay huỷ bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 3:
Phương thức 3 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khoẻ, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hoá được đánh giá theo phương thức 2;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hoá trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá về bản chất ít hoặc không bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Khó có biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hoá từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá không phù hợp trong quá trình giám sát.
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 4 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của thông báo về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hoá phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay huỷ bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 4:
Phương thức 4 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khoẻ, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hoá được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 3;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hoá trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá có khả năng mất ổn định trong quá trình sản xuất và bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Có biện pháp cho phép thu hồi sản phẩm, hàng hoá từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá không phù hợp trong quá trình giám sát.
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 5 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hoá phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay huỷ bỏ thông báo sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 5:
Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:
a) Cần sử dụng một phương thức có độ tin cậy cao như phương thức 4, nhưng cho phép linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giám sát để giảm được chi phí;
b) Cần sử dụng một phương thức đuợc áp dụng phổ biến nhằm hướng tới việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp.
VI. PHƯƠNG THỨC 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 6 bao gồm:
1.1. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý:
- Hệ thống quản lý được đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Báo cáo kết quả đánh giá đối chiếu với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.2. Kết luận về sự phù hợp:
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện hệ thống quản lý được đánh giá giám sát.
1.3. Giám sát hệ thống quản lý.
- Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
- Kết quả giám sát là căn cứ để quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ, huỷ bỏ sự phù hợp của hệ thống quản lý.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6:
Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
VII. PHƯƠNG THỨC 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hoá để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hoá cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 7 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm báo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Lô sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
Lô sản phẩm, hàng hoá được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 7:
Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:
a) Sản phẩm, hàng hoá đuợc phân định theo lô đồng nhất;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
VIII. PHƯƠNG THỨC 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá
Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hoá đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 8 bao gồm:
1.1. Xác định sản phẩm, hàng hoá cần được thử nghiệm hoặc kiểm định;
1.2. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá:
a) Việc thử nghiệm hoặc kiểm định sản phẩm, hàng hoá do phòng thử nghiệm, phòng kiểm định có năng lực tiến hành tại nơi sản xuất, nơi lắp đặt, nơi sử dụng hoặc tại phòng thử nghiệm, phòng kiểm định.
Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm, phòng kiểm định được công nhận.
b) Các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá cần thử nghiệm, kiểm định và phương pháp thử nghiệm, kiểm định được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá qua kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm định so với yêu cầu.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Sản phẩm, hàng hoá được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hoá được thử nghiệm hoặc kiểm định phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng của Phương thức 8:
Phương thức 8 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng./.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tên tổ chức:................................................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................................
Điện thoại:………………......... Fax: ……………………. E-mail:...........................................................
3. Quyết định thành lập (nếu có), Giấy phép kinh doanh: số........................ Cơ quan cấp: ..................... cấp ngày …………………………. tại................................................................................................................
4. Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn trong các lĩnh vực, đối tượng sau đây:
- .............. (sản phẩm, hàng hoá)
- ...............(dịch vụ, quá trình, môi trường)
5. Mẫu Giấy chứng nhận hợp chuẩn và Dấu chứng nhận hợp chuẩn được gửi kèm theo.
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và chứng nhận việc đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn trong các lĩnh vực nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và các quy định có liên quan của pháp luật./.
|
Đại diện Tổ chức.... |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TĐC - ĐGPH |
Hà Nội, ngày tháng năm 2007 |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
Căn cứ Quyết định số 140/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Đánh giá sự phù hợp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận:
1. ........(tên tổ chức chứng nhận)......................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại: ………………......... Fax: ………………...... E-mail:............................................................
Đã đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đối với các lĩnh vực, đối tượng sau đây:
- ....................................................................................................................................................
2. Số đăng ký:
3. Giấy chứng nhận được cấp lần: ....(đầu, thứ hai....)
4. Giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày ký./.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ
THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tên tổ chức:................................................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................................
Điện thoại:……….............. Fax:…………............. E-mail:..................................................................
3. Lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đã đăng ký theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn số ....................... ngày ……/……/200…… Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.
4. Lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn đề nghị thay đổi, bổ sung:..........................................
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cho đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn trong các lĩnh vực nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận hợp chuẩn trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.
|
Đại diện Tổ chức.... (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
“Tên cơ quan chủ quản” |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Ngày…… tháng ……. năm 200…. |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp:...........................................................................................
2. Địa chỉ:........................................................................................................................................
3. Điện thoại:............................ Fax:.............................. E-mail:......................................................
4. Tình hình hoạt động………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:
a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ báo cáo
TT |
Tên đơn vị được chứng nhận |
Địa chỉ
|
Lĩnh vực/đối tượng |
Tiêu chuẩn áp dụng |
Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo
TT |
Tên đơn vị được chứng nhận |
Địa chỉ
|
Lĩnh vực/đối tượng |
Tiêu chuẩn áp dụng |
Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).....................................................................................................
tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.
|
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Kính gửi: |
(tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy) |
1. Tên tổ chức:................................................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................................
Điện thoại:…………......... Fax:………………...... E-mail:....................................................................
3. Quyết định thành lập/ (nếu có), Giấy đăng ký kinh doanh số.................. Cơ quan cấp: ...................... cấp ngày …………........…….... tại..................................................................................................................
4. Hồ sơ kèm theo:
- .....
- .....
5. Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận hợp quy quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận hợp quy trong các lĩnh vực, đối tượng sau đây:
- .............. (sản phẩm, hàng hoá)
- ...............(dịch vụ, quá trình, môi trường)
Đề nghị (tên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận hợp quy đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận hợp quy./.
|
Đại diện Tổ chức.... |
MẪU QUYẾT ĐỊNH CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(Tên Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành,) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
.....(Số quyết định)...... |
.........., ngày.........tháng........năm....... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
BỘ TRƯỞNG
bộ...................(tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN)
Căn cứ Nghị định số..................... ngày ..../.../.... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của..................(tên Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành);
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
Xét đề nghị của....(tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định ..............................................(tên tổ chức chứng nhận) thuộc................(tên đơn vị chủ quản, nếu có), địa chỉ...................thực hiện việc chứng nhận hợp quy.
Điều 2. Lĩnh vực, đối tượng được chứng nhận hợp quy nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 3. Tổ chức có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
.....(Số quyết định)...... |
.........., ngày.........tháng........năm....... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ....
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
Xét đề nghị của ....(tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy.),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chỉ định ..............................................(tên tổ chức chứng nhận) thuộc................(tên đơn vị chủ quản, nếu có), địa chỉ...................thực hiện việc chứng nhận hợp quy.
Điều 2. Lĩnh vực, đối tượng được chứng nhận hợp quy nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 3. Tổ chức có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……….., ngày …… tháng ……. năm 200….
GIẤY ĐĂNG KÝ
THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy)
1. Tên tổ chức:................................................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:............................................................................................................................
Điện thoại:…………......... Fax:……………….... E-mail:......................................................................
3. Lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy đã được chỉ định theo quyết định số ..........ngày ...../....../200…... do ... (tên Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cấp.
4. Lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy đề nghị thay đổi, bổ sung:.............................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét và cho đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực, đối tượng đã được thay đổi, bổ sung./.
|
Đại diện Tổ chức...(tên tổ chức chứng nhận hợp quy) |
MẪU QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
(Tên Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành,) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
...(Số quyết định)...... |
.........., ngày.........tháng........năm....... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
BỘ TRƯỞNG
bộ...................(tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN)
Căn cứ Nghị định số..................... ngày ..../.../.... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của..................(tên Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành);
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
Căn cứ Quyết định số ngày...... tháng...... năm.... của (tên Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành) về việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy;
Xét đề nghị của....(tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thay đổi, bổ sung lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy đối với... (tên tổ chức chứng nhận) thuộc....(tên đơn vị chủ quản, nếu có), địa chỉ.................................................................................................................
Điều 2. Lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy được thay đổi, bổ sung nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 3. Tổ chức có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
...(Số quyết định)...... |
.........., ngày.........tháng........năm....... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ....
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
Căn cứ Quyết định số..... ngày...... tháng...... năm.... của (tên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW) về việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy;
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá của....(tên cơ quan có thẩm quyền được chỉ định làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thay đổi, bổ sung lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy đối với... (tên tổ chức chứng nhận) thuộc....(tên đơn vị chủ quản, nếu có), địa chỉ.................................................................................................................
Điều 2. Lĩnh vực, đối tượng chứng nhận hợp quy được thay đổi, bổ sung nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 3. Tổ chức có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN |
MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
Số .............
Tên tổ chức, cá nhân.......................................................................................................................
Địa chỉ............................................................................................................................................
Điện thoại:......................................Fax:..........................................................................................
E-mail.............................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Công bố :
Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,…)
......................................................................................................................................................
Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.............., ngày.......tháng........năm..........
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng đấu)
MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
"Tên cơ quan chủ quản" |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.................................... |
|
THÔNG BÁO
TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ, QUÁ TRÌNH, DỊCH VỤ, MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN/QUY CHUẨN KỸ THUẬT
...... (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) ....... xác nhận đã nhận Bản công bố hợp chuẩn/ hợp quy của:........................... (tên doanh nghiệp)..................
địa chỉ doanh nghiệp..........................................................................
cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (mô tả sản phẩm, hàng hoá) .....................................................................................................................................................
phù hợp tiêu chuẩn (số hiệu tiêu chuẩn)/ quy chuẩn kỹ thuật: (số hiệu tiêu chuẩn kỹ thuật) .........................................................................................................................................
Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường do mình sản xuất, kinh doanh, vận hành, khai thác.
|
................, ngày ..... tháng ...... năm ........... |
MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................
Các quá trình sản xuất cụ thể |
Kế hoạch kiểm soát chất lượng |
||||||
Các chỉ tiêu kiểm soát |
Quy định kỹ thuật |
Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu |
Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra |
Phương pháp thử/kiểm tra |
Biểu ghi chép |
Ghi chú |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.............., ngày....... tháng ........ năm ..... |
- 1 Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Thông tư 09/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1 Quyết định 40/QĐ-TĐC năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BCT về trang thiết bị, phụ trợ và phương tiện sử dụng trong pha chế, tồn trữ và vận chuyển etanol, xăng sinh học (xăng E5, E10) tại kho xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08: 2012/BCT về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học (xăng E5, E10) tại cửa hàng xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2012/BTC về Dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ trinitrotoluen (TNT)
- 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16 : 2012/BTC về dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ pentrit (TEN) do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2012/BLĐTBXH về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8:2012/BKHCN về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2012/BLĐTBXH về mũ an toàn công nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN về thép làm cốt bê tông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 15 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2011/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 16 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 17 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 18 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-2:2011/BYT về thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 20 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 34:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ truy nhập internet ADSL do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 21 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 36:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 22 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 35:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 23 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 24 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 31:2011/BGTVT về thiết bị giám sát hành trình của ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 25 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-20:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm bóng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 26 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-6:2011/BYT về kali iodat được sử dụng để bổ sung iod vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 27 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-22:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất nhũ hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 28 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 29 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2011/BYT về nước đá dùng liền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 30 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-5:2011/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung magnesi vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 31 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-18:2011/BYT về phụ gia thực phẩm – chế phẩm tinh bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 32 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-23:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo bọt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 33 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-19:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - enzym do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 34 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-21:2011/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm dày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 35 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-17:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất khí đẩy do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 36 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06-3:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống có cồn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 37 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-12:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất bảo quản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 38 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-13:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ổn định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 39 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-16:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất độn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 40 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-14:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 41 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-15:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất xử lý bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 42 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05-5:2010/BYT về các sản phẩm sữa lên men do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 43 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01–27:2010/BNNPTNT về nhân hạt điều – các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 44 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01–26:2010/BNNPTNT về cà phê nhân – các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 45 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-2:2010/BYT về các sản phẩm sữa dạng bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 46 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 47 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-3:2010/BYT về các sản phẩm phomat do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 48 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-4:2010/BYT về các sản phẩm chất béo từ sữa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 49 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-1:2010/BYT về các sản phẩm sữa dạng lỏng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 50 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống không cồn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 51 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-8:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất ngọt tổng hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 52 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-4:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất chống đông vón do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 53 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-2:2010/BYT về acid folic được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 54 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4-5:2010/BYT về Phụ gia thực phẩm – Chất giữ màu
- 55 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất điều vị do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 56 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm rắn chắc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 57 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-3:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất tạo xốp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 58 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất chống oxy hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 59 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-1:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 60 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-3:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 61 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-10:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - phẩm màu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 62 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-7:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - yêu cầu kỹ thuật đối với chất chống tạo bọt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 63 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3-4:2010/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 64 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-2:2010/BYT về phụ gia thực phẩm - chất làm ẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 65 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-11:2010/BYT về phụ gia thực phẩm – chất điều chỉnh độ acid do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 66 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2010/BTC về dự trữ nhà nước đối với xuồng cứu nạn do Bộ Tài chính ban hành
- 67 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-14:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản – điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 68 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-15:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 69 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến điều – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 70 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-05:2009/BNNPTNT về yêu cầu vệ sinh cơ sở đóng gói thịt gia súc, gia cầm tươi sống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 71 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 72 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 73 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2009/BTC về dự trữ nhà nước đối với phao áo cứu sinh do Bộ Tài chính ban hành
- 74 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-09:2009/BNNPTNT về kho lạnh thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 75 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-10:2009/BNNPTNT về cơ sở thu mua thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 76 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-03:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 77 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-04:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 78 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-05:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất thủy sản khô – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 79 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-12:2009/BNNPTNT về cảng cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 80 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-07:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ-điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 81 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-06:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước mắm - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 82 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-11:2009/BNNPTNT về chợ cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 83 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 84 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 85 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BTC về dự trữ nhà nước đối với bè cứu sinh nhẹ do Bộ Tài chính ban hành
- 86 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2009/BTC về dự trữ nhà nước đối với phao tròn cứu sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 87 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BTTTT về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 88 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 89 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 90 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 91 Nghị định 28/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 92 Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ