Luật Đầu tư 2005
- Số hiệu: 59/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: 26/02/2006
- Số công báo: Từ số 41 đến số 42
- Ngày hết hiệu lực: 7/1/2015
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
- 1 Nghị định 194/2013/NĐ-CP về đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- 2 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 3 Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 4 Nghị định 62/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 5 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6 Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 7 Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- 8 Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 9 Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 11 Nghị định 101/2006/NĐ-CP về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
- 12 Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đầu tư.
Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
.
1. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư
.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
3. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
4. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực;
d) Hộ kinh doanh, cá nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
7. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
8. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
9. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
10. Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
11. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
12. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
13. Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
14. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
15. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
16. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
17. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
18. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
19. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
20. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
21. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
22. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
23. Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.
4. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
1. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.
Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.
4. Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:
1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;
2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;
đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.
Điều 9. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài
1. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây:
a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
c) Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
d) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
3. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.
4. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 10. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất
Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.
Điều 11. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:
a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.
3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 13. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
1. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
2. Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.
Điều 14. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
1. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
2. Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
3. Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.
2. Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo.
3. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về thương mại.
1. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.
Điều 17. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Chính phủ quy định về điều kiện chuyển nhượng, điều chỉnh vốn, dự án đầu tư trong những trường hợp phải quy định có điều kiện.
Điều 18. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật
Điều 19. Các quyền khác của nhà đầu tư
1. Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
3. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.
4. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nghĩa vụ của nhà đầu tư
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
4. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
5. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
6. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật này, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều 24. Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
1. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
2. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
Điều 25. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
1. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
2. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
2. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ, ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 27. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư
1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
4. Sử dụng nhiều lao động.
5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Điều 28. Địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Điều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
đ) Dịch vụ giải trí;
e) Kinh doanh bất động sản;
g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
5. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nước ngoài.
1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
Điều 31. Ban hành danh mục các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện
1. Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) không được ban hành quy định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư vượt khung quy định của pháp luật.
Điều 32. Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
1. Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì đựơc chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm
Điều 35. Khấu hao tài sản cố định
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.
Điều 36. Ưu đãi về sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá bảy mươi năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định những ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Điều 38. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư quy định tại Điều 45 của Luật này, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư quy định tại Điều 47 của Luật này đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 39. Trường hợp mở rộng ưu đãi
Trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc một vùng, một khu vực kinh tế đặc biệt, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định về các ưu đãi đầu tư khác với các ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật này.
Điều 40. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
1. Nhà nước khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Chi phí đào tạo của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các doanh nghiệp thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.
Điều 42. Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư
Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau đây:
1. Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý;
2. Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
3. Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý;
4. Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội khác mà nhà đầu tư yêu cầu;
5. Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
6. Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
7. Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc phạm vi quản lý.
2. Đối với một số địa phương có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và áp dụng một số phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Điều 44. Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án đầu tư tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối đa là năm năm cho mỗi lần cấp
Điều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
1. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Điều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này;
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
Điều 47. Thẩm tra dự án đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
4. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 48. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Hồ sơ dự án bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
đ) Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;
b) Nhu cầu sử dụng đất;
c) Tiến độ thực hiện dự án;
d) Giải pháp về môi trường.
Điều 49. Thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau:
a) Hồ sơ dự án bao gồm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng; nội dung đăng ký đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này đối với dự án đầu tư trong nước hoặc khoản 2 Điều 46 của Luật này đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Nội dung thẩm tra bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng.
2. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau:
a) Hồ sơ dự án bao gồm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng; nội dung hồ sơ thẩm tra quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này.
b) Nội dung thẩm tra bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng và nội dung quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
Điều 50. Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
3. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này.
Điều 51. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau đây:
a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tự quyết định và đăng ký nội dung điều chỉnh cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày quyết định điều chỉnh;
b) Đối với dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư theo thẩm quyền để xem xét điều chỉnh.
Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các nội dung về tình hình thực hiện dự án, lý do điều chỉnh, những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra.
2. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư thông báo cho nhà đầu tư việc điều chỉnh chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức điều chỉnh, bổ sung nội dung vào Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 53. Trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu tư
1. Nhà đầu tư tự quyết định về dự án đầu tư; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và thực hiện cam kết đầu tư đã đăng ký.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra, chứng nhận đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về các đề xuất và quyết định của mình.
Điều 54. Lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm
Đối với dự án quan trọng được xác định trong quy hoạch ngành có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 55. Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án
1. Đối với dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng đất, nhà đầu tư liên hệ với cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền nơi thực hiện dự án để thực hiện thủ tục giao đất hoặc thuê đất.
Trình tự, thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trong trường hợp nhà đầu tư đã được bàn giao đất mà không tiến hành triển khai dự án trong thời hạn quy định hoặc sử dụng đất sai mục đích thì bị thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai và bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 56. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
1. Đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất.
Việc thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp nhà đầu tư đã có thỏa thuận với người sử dụng đất về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng mà người sử dụng đất không thực hiện các nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Điều 57. Thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản
Dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản.
Điều 58. Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng
1. Đối với dự án đầu tư có xây dựng thì việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và bảo vệ môi trường.
Điều 59. Giám định máy móc, thiết bị
Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về giám định giá trị và chất lượng của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định, thực hiện dự án đầu tư.
Điều 60. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam
1. Nhà đầu tư được trực tiếp hoặc thông qua đại lý để tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam mà không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ; được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
2. Nhà đầu tư tự quyết định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung ứng; trường hợp hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán được thực hiện theo khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Điều 61. Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam
1. Nhà đầu tư được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiền đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhà đầu tư được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài.
2. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhà đầu tư thực hiện việc bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
1. Nhà đầu tư được thuê tổ chức quản lý để quản lý đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư đối với các lĩnh vực cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, trình độ cao.
2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý ghi trong hợp đồng.
3. Tổ chức quản lý chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về quản lý đầu tư và hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư; phải tuân thủ pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định trong hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về những hoạt động của mình nằm ngoài phạm vi hợp đồng.
Điều 64. Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án.
2. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 65. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện theo một trong những trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư;
2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án;
3. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
4. Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.
Điều 66. Bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng
Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ quyết định các dự án đầu tư quan trọng và quyết định việc bảo lãnh về vốn vay, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán và các bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khác cho dự án; chỉ định cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc bảo lãnh.
ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 67. Quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
1. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước phải đúng mục tiêu và có hiệu quả, bảo đảm có phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư, quá trình đầu tư được thực hiện công khai, minh bạch.
3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định và chấp thuận.
4. Phân định rõ trách nhiệm, quyền của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư; thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước.
5. Thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, khép kín.
Điều 68. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế
1. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
2. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới.
3. Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Điều 69. Đầu tư của Nhà nước vào hoạt động công ích
1. Nhà nước đầu tư vào sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thông qua hình thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các hoạt động công ích và danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 70. Đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1. Đối tượng sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.
Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được tổ chức cho vay thẩm định và chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư.
2. Chính phủ quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, danh mục các đối tượng được vay vốn và các điều kiện tín dụng trong từng thời kỳ
.
Điều 71. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Tổ chức, cá nhân được giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tổ chức, cá nhân đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn nhà nước, đại diện cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và Luật doanh nghiệp.
Điều 72. Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư
1. Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải trình rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án.
2. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định.
3. Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 73. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
Dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp cho dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Điều 75. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
2. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Điều 76. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
1. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;
c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Điều 77. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài
1. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.
2. Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Điều 78. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài
1. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
5. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 79. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
1. Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam;
b) Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.
2. Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Điều 80. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
3. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.
4. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.
6. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.
7. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.
Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 82. Quản lý đầu tư theo quy hoạch
1. Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này và là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định tại Điều này, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu.
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước.
Điều 84. Theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư
1. Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư
Điều 85. Thanh tra về hoạt động đầu tư
1. Thanh tra đầu tư có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 86. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định, bản án đó.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết.
1. Người có hành vi vi phạm Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư; không giải quyết kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư theo quy định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 88. Áp dụng pháp luật đối với các dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực
2. Dự án đầu tư trong nước đã thực hiện trước khi Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư; trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đăng ký tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
Luật này có liệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Nghị định 194/2013/NĐ-CP về đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- 2 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 3 Công văn 11206/CT-THNVDT về phân cấp quản lý ngành ăn uống, nhà hàng, quán Bar, khách sạn, vũ trường, massage, karaoke do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 5 Nghị định 62/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 6 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7 Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 8 Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- 9 Công văn số 683/TCT-CS về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 10 Quyết định 12/2007/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11 Quyết định 76/QĐ-HĐQL năm 2007 về quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do HĐQL Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành
- 12 Quyết định 181/2007/QĐ-TTg về Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Công văn số 3496/TCT-CS về việc thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 14 Công văn số 3358/TCT-CS về việc miễn giảm tiền thuê đất do Tổng cục Thuế ban hành
- 15 Công văn số 3263/TCT-CS về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 16 Công văn số 3278/TCT-CS về việc xác định đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 17 Quyết định 1026/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 19 Quyết định 718/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 20 Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 21 Quyết định 595/2007/QĐ-TTg về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Quyết định 548/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Quyết định 543/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25 Quyết định 457/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh An Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26 Quyết định 48/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mô-dăm-bích về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Quyết định 396/QĐ-TTg năm 2007 về việc chuyển giao Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thuộc Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quản lý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28 Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 29 Quyết định 45/2007/QĐ-TTg quy định thẩm quyền quản lý cán bộ các Ban Quản lý khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và các Ban Quản lý có tên gọi khác thuộc Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30 Quyết định 42/2007/QĐ-TTg thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31 Quyết định 366/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32 Quyết định 238/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33 Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2007 về việc chuyển giao Ban quản lý Khu công nghiệp, Ban quản lý Khu kinh tế thuộc Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34 Quyết định 1267/QĐ-TTg năm 2006 về việc thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 36 Nghị định 101/2006/NĐ-CP về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
- 37 Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- 38 Quyết định 161/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39 Quyết định 786/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40 Chỉ thị 40/2005/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 41 Lệnh công bố Luật Đầu tư 2005
- 42 Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 43 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1992
- 44 Hiến pháp năm 1992
- 1 Công văn 11206/CT-THNVDT về phân cấp quản lý ngành ăn uống, nhà hàng, quán Bar, khách sạn, vũ trường, massage, karaoke do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn số 683/TCT-CS về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Quyết định 12/2007/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 76/QĐ-HĐQL năm 2007 về quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do HĐQL Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 181/2007/QĐ-TTg về Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn số 3496/TCT-CS về việc thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Công văn số 3358/TCT-CS về việc miễn giảm tiền thuê đất do Tổng cục Thuế ban hành
- 8 Công văn số 3263/TCT-CS về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 9 Công văn số 3278/TCT-CS về việc xác định đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 10 Quyết định 1026/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 12 Quyết định 718/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 13 Quyết định 595/2007/QĐ-TTg về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 548/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 543/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Quyết định 457/2007/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh An Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 48/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mô-dăm-bích về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Quyết định 396/QĐ-TTg năm 2007 về việc chuyển giao Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thuộc Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quản lý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Quyết định 45/2007/QĐ-TTg quy định thẩm quyền quản lý cán bộ các Ban Quản lý khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và các Ban Quản lý có tên gọi khác thuộc Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Quyết định 42/2007/QĐ-TTg thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Quyết định 366/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Quyết định 238/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2007 về việc chuyển giao Ban quản lý Khu công nghiệp, Ban quản lý Khu kinh tế thuộc Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25 Quyết định 1267/QĐ-TTg năm 2006 về việc thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26 Quyết định 161/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Quyết định 786/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28 Chỉ thị 40/2005/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29 Lệnh công bố Luật Đầu tư 2005
- 30 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 1992