- Một số nội dung mới của Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- UB ATGT Quốc gia kiến nghị chưa phạt người đi xe không chính chủ
- Toàn văn Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Thủ tục đăng ký sang tên, chuyển vùng xe áp dụng cho cá nhân
1. Ông nghĩ sao về việc xử phạt người đi xe không chính chủ mà Công an Hà Nội vừa thực hiện?
Việc sang tên đổi chủ phương tiện là nguyên tắc thế giới áp dụng từ lâu. Bất cứ tài sản nào cũng phải thay tên đổi chủ, vì liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Nếu người dân không làm việc này là vi phạm luật pháp và phải chịu xử lý hành chính. Có điều từ lâu các cơ quan quản lý quên việc xử phạt hành vi không thay tên đổi chủ nên người dân thấy không cần thiết phải sang tên.
Do vậy, phương tiện không chính chủ là tràn lan, chưa có tài liệu nào chính thức thống kê được số xe không chính chủ, song theo điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thì con số này không nhỏ, thậm chí lên tới khoảng 40%. Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết. Đây là lỗ hổng trong công tác quản lý.
2. Vậy tại sao trước đây, cảnh sát giao thông không xử phạt người không sang tên chính chủ?
Quá trình xác minh có chính chủ hay không rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt. Luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp.
3. Như ông nói, hiện có tới 40% xe không chính chủ và nguyên nhân một phần do cơ quan quản lý lơ là xử phạt. Vậy tại sao giờ lại đưa ra mức phạt tăng mạnh hơn cho hành vi này?
Khi sửa đổi Nghị định 34 thành Nghị định 71, tất cả các mức xử phạt hành chính đều tăng. Đặc biệt có 2 nhóm tăng mạnh là nhóm các hành vi nguy hiểm như uống rượu bia, đua xe; và vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sang tên đổi chủ... Hiện chúng ta không thể thực hiện các giải pháp như xử phạt bằng camera vì không biết chủ xe là ai. Song, về quản lý xã hội sau này, chắc chắn phải áp dụng vì không thể đưa quá nhiều cảnh sát giao thông ra đứng đường.
Nghị định 71 đã được soạn thảo từ năm 2011, lấy ý kiến rất nhiều cơ quan chức năng, địa phương. Có thể mức phạt được đưa ra không thỏa mãn một số nơi song theo tôi đã đủ sức răn đe. Nhưng tôi thấy, lực lượng chức năng nên tập trung trước vào các hành vi nguy hiểm như chạy quá tốc độ, đua xe, uống rượu bia, còn các hành vi khác cũng phải xử phạt song có thể chưa tập trung.
4. Vậy, theo ông, làm cách nào để khuyến khích người dân làm thủ tục sang tên, đổi chủ?
Theo tôi, các ngành chức năng phải có nghiên cứu và hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Quy định hiện nay chỉ rõ, chủ xe phải có trách nhiệm khai báo, nhưng nếu người dân không thể xác minh chủ nhân trước đây là ai thì công an cũng phải đi xác minh xe đó không vi phạm pháp luật (như không phải xe ăn cắp) thì cho phép người dân được quyền sang tên đổi chủ.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra quy trình để người dân có thể nhanh nhất làm thủ tục thay tên đổi chủ phương tiện. Thứ hai, mức phí trước bạ cần giảm tới một mức hợp lý bởi mức hiện nay quá cao. Ví dụ, người ta mua một ôtô cũ giá 500 triệu và phải mất 60 triệu đồng (12%) chỉ để sang tên thì là bất hợp lý. Thực ra, người dân ai cũng muốn có phương tiện chính chủ, đặc biệt với tài sản lớn. Đối với nhà giàu thì ôtô là tài sản, nhà nghèo thì xe máy là tài sản, song do điều kiện kinh tế khác nhau người ta phải mua xe cũ, thì nhà nước nên có tính toán điều chỉnh mức phí.
Nhà nước cần xác định mức phí trước bạ không phải là nguồn thu ngân sách, mà là để người dân chấp hành pháp luật, phục vụ công tác quản lý. Nhà nước cần quản lý xe chính chủ và người dân cũng muốn có xe chính chủ, hai phía này cần hài hòa với nhau. Tuy nhiên, về quản lý nhà nước cần tính toán việc thực thi phù hợp với hoàn cảnh của đại bộ phận người dân hiện nay.
5. Về phía Ủy ban An toàn giao thông sẽ có đề xuất gì về vấn đề này?
Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11, nhưng theo tôi các hành vi như đua xe, vượt tốc độ... phải phạt ngay, còn phương tiện không chính chủ chưa nên phạt mà cần có thời gian để người dân chuẩn bị. Trước mắt cần tuyên truyền và thời gian phạt sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý thực hiện quy trình chứng nhận sở hữu xe cho dân.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng sẽ tham mưu cơ quan chức năng xem xét tạm thời chưa phạt người đi xe không chính chủ, tính toán lại thủ tục hành chính và xem xét lại mức phí.
6. Tuy nhiên, một số người dân sẽ lo ngại bị xử phạt nếu họ đi xe không chính chủ trong những ngày này, ông có ý kiến gì?
Chắc chắn trước mắt trong vài ngày tới, cảnh sát giao thông ở các địa phương sẽ chưa bắt đầu xử phạt mà chỉ tuyên truyền nên dân chưa quá lo ngại bị phạt. Tuy nhiên, người nào chưa chuyển tên mà xác định được chủ xe cũ thì nên đi làm thủ tục chuyển nhượng. Thực tế, các trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng mới xem xét chủ sở hữu, chứ đi trên đường thì cảnh sát giao thông hầu như không hỏi.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ làm việc với cảnh sát giao thông và yêu cầu trước mắt làm công tác tuyên truyền cho dân biết. Nhưng chúng tôi cũng kêu gọi người dân không vi phạm Luật giao thông đường bộ vì mức xử phạt rất cao có thể ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình.
7. Vậy, vấn đề xe không chính chủ ở gia đình ông ra sao?
Vợ chồng tôi đều đi xe chính chủ, còn gia đình lớn thì cũng có người đi xe không đúng sở hữu, đó là người em mua xe máy cũ chưa chuyển nhượng. Tôi sẽ khuyên người em đó đi trên đường cần cẩn thận để không bị cảnh sát giao thông hỏi về chuyện chính chủ và cũng nên đi chuyển đổi sở hữu sớm.
Việc sang tên đổi chủ phương tiện là nguyên tắc thế giới áp dụng từ lâu. Bất cứ tài sản nào cũng phải thay tên đổi chủ, vì liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Nếu người dân không làm việc này là vi phạm luật pháp và phải chịu xử lý hành chính. Có điều từ lâu các cơ quan quản lý quên việc xử phạt hành vi không thay tên đổi chủ nên người dân thấy không cần thiết phải sang tên.
Do vậy, phương tiện không chính chủ là tràn lan, chưa có tài liệu nào chính thức thống kê được số xe không chính chủ, song theo điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thì con số này không nhỏ, thậm chí lên tới khoảng 40%. Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết. Đây là lỗ hổng trong công tác quản lý.
2. Vậy tại sao trước đây, cảnh sát giao thông không xử phạt người không sang tên chính chủ?
Quá trình xác minh có chính chủ hay không rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt. Luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp.
3. Như ông nói, hiện có tới 40% xe không chính chủ và nguyên nhân một phần do cơ quan quản lý lơ là xử phạt. Vậy tại sao giờ lại đưa ra mức phạt tăng mạnh hơn cho hành vi này?
Khi sửa đổi Nghị định 34 thành Nghị định 71, tất cả các mức xử phạt hành chính đều tăng. Đặc biệt có 2 nhóm tăng mạnh là nhóm các hành vi nguy hiểm như uống rượu bia, đua xe; và vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sang tên đổi chủ... Hiện chúng ta không thể thực hiện các giải pháp như xử phạt bằng camera vì không biết chủ xe là ai. Song, về quản lý xã hội sau này, chắc chắn phải áp dụng vì không thể đưa quá nhiều cảnh sát giao thông ra đứng đường.
Nghị định 71 đã được soạn thảo từ năm 2011, lấy ý kiến rất nhiều cơ quan chức năng, địa phương. Có thể mức phạt được đưa ra không thỏa mãn một số nơi song theo tôi đã đủ sức răn đe. Nhưng tôi thấy, lực lượng chức năng nên tập trung trước vào các hành vi nguy hiểm như chạy quá tốc độ, đua xe, uống rượu bia, còn các hành vi khác cũng phải xử phạt song có thể chưa tập trung.
4. Vậy, theo ông, làm cách nào để khuyến khích người dân làm thủ tục sang tên, đổi chủ?
Theo tôi, các ngành chức năng phải có nghiên cứu và hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Quy định hiện nay chỉ rõ, chủ xe phải có trách nhiệm khai báo, nhưng nếu người dân không thể xác minh chủ nhân trước đây là ai thì công an cũng phải đi xác minh xe đó không vi phạm pháp luật (như không phải xe ăn cắp) thì cho phép người dân được quyền sang tên đổi chủ.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra quy trình để người dân có thể nhanh nhất làm thủ tục thay tên đổi chủ phương tiện. Thứ hai, mức phí trước bạ cần giảm tới một mức hợp lý bởi mức hiện nay quá cao. Ví dụ, người ta mua một ôtô cũ giá 500 triệu và phải mất 60 triệu đồng (12%) chỉ để sang tên thì là bất hợp lý. Thực ra, người dân ai cũng muốn có phương tiện chính chủ, đặc biệt với tài sản lớn. Đối với nhà giàu thì ôtô là tài sản, nhà nghèo thì xe máy là tài sản, song do điều kiện kinh tế khác nhau người ta phải mua xe cũ, thì nhà nước nên có tính toán điều chỉnh mức phí.
Nhà nước cần xác định mức phí trước bạ không phải là nguồn thu ngân sách, mà là để người dân chấp hành pháp luật, phục vụ công tác quản lý. Nhà nước cần quản lý xe chính chủ và người dân cũng muốn có xe chính chủ, hai phía này cần hài hòa với nhau. Tuy nhiên, về quản lý nhà nước cần tính toán việc thực thi phù hợp với hoàn cảnh của đại bộ phận người dân hiện nay.
5. Về phía Ủy ban An toàn giao thông sẽ có đề xuất gì về vấn đề này?
Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11, nhưng theo tôi các hành vi như đua xe, vượt tốc độ... phải phạt ngay, còn phương tiện không chính chủ chưa nên phạt mà cần có thời gian để người dân chuẩn bị. Trước mắt cần tuyên truyền và thời gian phạt sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý thực hiện quy trình chứng nhận sở hữu xe cho dân.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng sẽ tham mưu cơ quan chức năng xem xét tạm thời chưa phạt người đi xe không chính chủ, tính toán lại thủ tục hành chính và xem xét lại mức phí.
6. Tuy nhiên, một số người dân sẽ lo ngại bị xử phạt nếu họ đi xe không chính chủ trong những ngày này, ông có ý kiến gì?
Chắc chắn trước mắt trong vài ngày tới, cảnh sát giao thông ở các địa phương sẽ chưa bắt đầu xử phạt mà chỉ tuyên truyền nên dân chưa quá lo ngại bị phạt. Tuy nhiên, người nào chưa chuyển tên mà xác định được chủ xe cũ thì nên đi làm thủ tục chuyển nhượng. Thực tế, các trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng mới xem xét chủ sở hữu, chứ đi trên đường thì cảnh sát giao thông hầu như không hỏi.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ làm việc với cảnh sát giao thông và yêu cầu trước mắt làm công tác tuyên truyền cho dân biết. Nhưng chúng tôi cũng kêu gọi người dân không vi phạm Luật giao thông đường bộ vì mức xử phạt rất cao có thể ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình.
7. Vậy, vấn đề xe không chính chủ ở gia đình ông ra sao?
Vợ chồng tôi đều đi xe chính chủ, còn gia đình lớn thì cũng có người đi xe không đúng sở hữu, đó là người em mua xe máy cũ chưa chuyển nhượng. Tôi sẽ khuyên người em đó đi trên đường cần cẩn thận để không bị cảnh sát giao thông hỏi về chuyện chính chủ và cũng nên đi chuyển đổi sở hữu sớm.
(Theo Vnexpress)
1 comments:
Theo như cháu thấy thì,vài ngày gần đây csgt tuyên chuyền đi xe máy bằng cách là 2tr với xe mượn mặc dù chủ xe đã đem gjấy tờ xe ra suất trình. Như vậy đúng hay sai vậy?
Đăng nhận xét
Lưu ý:
- Đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu, nếu không sẽ bị xóa.
- Nên đọc phần Hỏi đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời