Toàn văn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa

BỘ TÀI CHÍNH
----------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 48/2006/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần:
Phần thứ nhất  - Quy định chung;
Phần thứ hai    - Hệ thống tài khoản kế toán;
Phần thứ ba     - Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ tư     - Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ năm  - Chế độ sổ kế toán.
Điều 2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, căn cứ vào “Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa” ban hành theo Quyết định này, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và áp dụng chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ kế toán, lựa chọn hình thức sổ kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý từng lĩnh vực hoạt động, từng loại hình doanh nghiệp. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Báo cáo tài chính phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Điều 3. Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là công ty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Điều 4. Công ty TNHH, công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc "Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT".
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành khoá sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2006 để tính chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới từ ngày 1/1/2007 theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định này.
Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định này được thực hiện theo Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh.
Điều 6. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các đơn vị trên địa bàn quản lý.
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG 
Trần Văn Tá
Phần thứ nhất:
QUY ĐỊNH CHUNG
1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
2. Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng kèm theo).
2.1. Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ
STT
Số hiệu và tên chuẩn mực
1
CM số 01 - Chuẩn mực chung
2
CM số 05 - Bất động sản đầu tư
3
CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
4
CM số 16 - Chi phí đi vay
5
CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
6
CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
7
CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan
2.2. Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ
STT
Số hiệu và tên chuẩn mực
Nội dung không áp dụng
1
CM số 02- Hàng tồn kho
Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị.
2
CM số 03- TSCĐ hữu hình
Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao.
3
CM số 04 TSCĐ vô hình
4
CM số 06 - Thuê tài sản
Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động.
CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Phương pháp vốn chủ sở hữu. 
6
CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
- Phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh.
7
CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài.
8
CM số 15 - Hợp đồng xây dựng
Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
9
CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập hoãn lại.
10
CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính
Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo.
11
CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc
12
CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán.
.3. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng
STT
Số hiệu và tên chuẩn mực
1
CM số 11- Hợp nhất kinh doanh.
2
CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm.
3
CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
4
CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư  vào công ty con.
5
CM số 27 -  Báo  cáo tài chính giữa niên độ.
6
CM số 28 – Báo cáo bộ phận.
7
CM số 30- Lãi trên cổ phiếu.
3. Chữ số, chữ viết, đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, ... phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
- Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Kỳ kế toán 
Kỳ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan Thuế biết.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước theo kỳ kế toán năm.
5. Kiểm kê tài sản 
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
- Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
6. Công khai báo cáo tài chính 
6.1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thu nhập của người lao động.
6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính 
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản;
- Niêm yết;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa  là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là 120 ngày.
7. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán 
7.1. Loại tài liệu kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lưu trữ, gồm:
- Chứng từ kế toán;
- Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;
- Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Tài liệu khác có liên quan đến kế toán như: Các loại hợp đồng; Quyết định bổ sung vốn từ lợi nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; Quyết định miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế; Báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu; Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
7.2. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán phải được doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng.
Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc bị huỷ hoại. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả hai nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp. Chứng từ kế toán sao chụp để lưu trữ phải được chụp từ bản chính và phải có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị lưu bản chính.
Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của tài liệu kế toán.
Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
7.3. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nào được lưu trữ tại kho của doanh nghiệp đó. Kho lưu trữ phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và điều kiện bảo quản bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thuê tổ chức lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên.
Tài liệu kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến việc giải thể, phá sản được lưu trữ tại nơi theo quyết định của Giám đốc doanh nghiệp.
Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ của các doanh nghiệp được chia, tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới được xử lý theo quy định sau: Nếu tài liệu kế toán phân chia được cho đơn vị kế toán mới thì phân chia và lưu trữ tại doanh nghiệp mới; nếu tài liệu kế toán không phân chia được thì lưu trữ tại đơn vị kế toán bị chia hoặc bị tách hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định chia, tách doanh nghiệp. Tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách thì lưu trữ tại các doanh nghiệp mới chia, tách.
Tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm đang còn trong thời hạn lưu trữ và tài liệu kế toán liên quan đến sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lưu trữ tại doanh nghiệp nhận sáp nhập.
7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:
- Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.
- Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:
- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.
- Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.
7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau:
- Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác;
- Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định tại điểm 7.4 của phần quy định chung Quyết định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
8- Kế toán trưởng
8.1. Bố trí kế toán trưởng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bố trí người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Trường hợp khuyết kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thì người có thẩm quyền phải bổ nhiệm  ngay kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới. Doanh nghiệp có thể bổ nhiệm kế toán trưởng, hoặc phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng.
Khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán mới . Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách.
8.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; có ý thức chấp hành pháp luật; chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm.
Người được bố trí làm kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có các điều kiện sau đây:
- Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán;
- Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính. 
8.3. Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thuê doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng.
- Người được thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại các Điều 51, 55, 56 và Điều 57 của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.
- Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ các điều kiện:
+ Có chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán.
- Người được thuê làm kế toán có trách nhiệm và quyền của người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Luật Kế toán. Người được thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng quy định tại Điều 54 của Luật Kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
Phần thứ hai:
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này.
2- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
3- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
4- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của  doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
II - DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
TT
Số hiệu TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp  3
1
2
3
4
5
6




LOẠI TÀI KHOẢN 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN

1
111


Tiền mặt



1111

Tiền Việt Nam



1112

Ngoại tệ



1113

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

2
112


Tiền gửi Ngân hàng
Chi tiết theo


1121

Tiền Việt Nam
từng ngân hàng


1122

Ngoại tệ



1123

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

3
121


Đầu tư tài chính ngắn hạn

4
131


Phải thu của khách hàng
Chi tiết theo từng khách hàng
5
133


Thuế GTGT được khấu trừ



1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ



1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

6
138


Phải thu khác



1381

Tài sản thiếu chờ xử lý



1388

Phải thu khác

7
141


Tạm ứng
Chi tiết theo đối tượng
8
142


Chi phí trả trước ngắn hạn

9
152


Nguyên liệu, vật liệu
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
10
153


Công cụ, dụng cụ
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
11
154


Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
12
155


Thành phẩm
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
13
156


Hàng hoá
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
14
157


Hàng gửi đi bán
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
15
159


Các khoản dự phòng



1591

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn



1592

Dự phòng phải thu khó đòi



1593

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho





LOẠI TÀI KHOẢN 2
TÀI SẢN DÀI HẠN

16
211


Tài sản cố định



2111

TSCĐ hữu hình



2112

TSCĐ thuê tài chính



2113

TSCĐ vô hình

17
214


Hao mòn TSCĐ



2141

Hao mòn TSCĐ hữu hình



2142

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính



2143

Hao mòn TSCĐ vô hình



2147

Hao mòn bất động sản đầu tư

18
217


Bất động sản đầu tư

19
221


Đầu tư tài chính dài hạn



2212

Vốn góp liên doanh



2213

Đầu tư vào công ty liên kết



2218

Đầu tư tài chính dài hạn khác

20
229


Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

21
241


Xây dựng cơ bản dở dang



2411

Mua sắm TSCĐ



2412

Xây dựng cơ bản dở dang



2413

Sửa chữa lớn TSCĐ

22
242


Chi phí trả trước dài hạn

23
244


Ký quỹ, ký cược dài hạn





LOẠI TÀI KHOẢN 3
NỢ PHẢI TRẢ

24
311


Vay ngắn hạn

25
315


Nợ dài hạn đến hạn trả

26
331


Phải trả cho người bán
Chi tiết theo đối tượng
27
333


Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước



3331

Thuế giá trị gia tăng phải nộp




33311
Thuế GTGT đầu ra




33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu



3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt



3333

Thuế xuất, nhập khẩu



3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp



3335

Thuế thu nhập cá nhân



3336

Thuế tài nguyên



3337

Thuế nhà đất, tiền thuê đất



3338

Các loại thuế khác



3339

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

28
334


Phải trả người lao động

29
335


Chi phí phải trả

30
338


Phải trả, phải nộp khác



3381

Tài sản thừa chờ giải quyết



3382

Kinh phí công đoàn



3383

Bảo hiểm xã hội



3384

Bảo hiểm y tế



3386

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn



3387

Doanh thu chưa thực hiện



3388

Phải trả, phải nộp khác

31
341


Vay, nợ dài hạn



3411

Vay dài hạn



3412

Nợ dài hạn



3413

Trái phiếu phát hành




34131
Mệnh giá trái phiếu




34132
Chiết khấu trái phiếu




34133
Phụ trội trái phiếu



3414

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

32
351


Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

33
352


Dự phòng phải trả





LOẠI TÀI KHOẢN 4
VỐN CHỦ SỞ HỮU

34
411


Nguồn vốn  kinh doanh



4111

Vốn đầu tư của chủ sở hữu



4112

Thặng dư vốn cổ phần
(Công ty cổ phần)


4118

Vốn khác

35
413


Chênh lệch tỷ giá hối đoái

36
418


Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

37
419


Cổ phiếu quỹ
(Công ty cổ phần)
38
421


Lợi nhuận chưa phân phối



4211

Lợi nhuận chưa phân phối năm trước



4212

Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

39
431


Quỹ khen thưởng, phúc lợi



4311

Quỹ khen thưởng



4312

Quỹ phúc lợi





LOẠI TÀI KHOẢN 5
DOANH THU

40
511


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ



5111

Doanh thu bán hàng hoá



5112

Doanh thu bán các thành phẩm
Chi tiết theo yêu cầu quản lý


5113

Doanh thu cung cấp dịch vụ



5118

Doanh thu khác

41
515


Doanh thu hoạt động tài chính

42
521


Các khoản giảm trừ doanh thu



5211

Chiết khấu thương mại



5212

Hàng bán bị trả lại



5213

Giảm giá hàng bán





LOẠI TÀI KHOẢN 6





CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

43
611


Mua hàng
Áp dụng cho PP  kiểm kê định kỳ
44
631


Giá thành sản xuất
Áp dụng cho PP  kiểm kê định kỳ
45
632


Giá vốn hàng bán

46
635


Chi phí tài chính

47
642


Chi phí quản lý kinh doanh



6421

Chi phí bán hàng



6422

Chi phí quản lý doanh nghiệp





LOẠI TÀI KHOẢN 7
THU NHẬP KHÁC

48
711


Thu nhập khác
Chi tiết theo hoạt động




LOẠI TÀI KHOẢN 8
CHI PHÍ KHÁC

49
811


Chi phí khác
Chi tiết theo hoạt động
50
821


Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp






LOẠI TÀI KHOẢN 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

51
911


Xác định kết quả kinh doanh





LOẠI TÀI KHOẢN 0





TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

1
001


Tài sản thuê ngoài

2
002


Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
Chi tiết theo yêu
3
003


Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
cầu quản lý
4
004


Nợ khó đòi đã xử lý

5
007


Ngoại tệ các loại


Phần thứ ba:
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau:
(1) Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.
(2) Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
 Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm quy định tại chế độ kế toán này.
Hệ thống báo cáo tài chính năm này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
(1) Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
1.1. Báo cáo bắt buộc
- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN
1.2. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.
(2) Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số B01 – DNN/HTX
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN/HTX
(3) Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này.
Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
4. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
(1) Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này.
b. Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
c. Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(2) Nơi nhận báo cáo tài chính năm  được quy định như sau:

Nơi nhận báo cáo tài chính
Loại hình doanh nghiệp
Cơ quan Thuế
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan Thống kê
Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.
Hợp tác xã
x

x
x

x
x

II. DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Bảng Cân đối kế toán                                         - Mẫu số B01-DNN
Bảng Cân đối tài khoản                                      - Mẫu số F01-DNN
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh             - Mẫu số B02-DNN
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ                                - Mẫu số B03-DNN
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính                      - Mẫu số B09-DNN
B. DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ
1. Bảng Cân đối Tài khoản                                  - Mẫu số B01-DNN/HTX
2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh            - Mẫu số B02-DNN
3. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính                  - Mẫu số B09-DNN/HTX
C. MẪU BIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Tải Văn bản về để xem bộ mẫu đầy đủ)
CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Phần thứ tư:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1 - Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
2 - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.
3 - Mẫu chứng từ kế toán gồm:
a) Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể.
b) Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
4 - Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm:
-  Chứng từ kế toán ban hành theo CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
-  Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành).
5 - Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán;
Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán.
6 - Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi cuống.
7 - Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị ký trên chứng từ trắng, mẫu in sẵn;
- Chủ tài khoản và kế toán trưởng ký séc trắng;
- Xuyên tạc nội dung kinh tế của chứng từ;
- Sửa chữa, tẩy xoá trên chứng từ kế toán;
- Hủy bỏ chứng từ khi chưa được phép;
- Hợp pháp hóa chứng từ kế toán.
8- Ký chứng từ kế toán
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải  ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc người được uỷ quyền, của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký trong “Sổ đăng ký mẫu chữ ký của doanh nghiệp”.
Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Giám đốc doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
9 - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
- Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;
+ Kiểm tra chứng từ kế toán ;
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
10 - Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, phản ánh trên chứng từ;
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước và đơn vị, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn cứ ghi sổ.
11- Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
12 - Lưu trữ chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước.
Thời hạn lưu giữ chứng từ kế toán (Xem quy định tại điểm 8.4, Phần I – Quy định chung).
- Mọi trường hợp mất chứng từ gốc đều phải báo cáo với Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng trường hợp mất hoá đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cáo cơ quan thuế hoặc cơ quan công an địa phương số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp xác minh, xử lý theo luật pháp. Đồng thời phải sớm có biện pháp thông báo và vô hiệu hoá chứng từ bị mất.
13 - Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải áp dụng chế độ chứng từ  kế toán này. Trong quá trình thực hiện, đối với mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, các đơn vị không được bớt nội dung hoặc sửa đổi biểu mẫu. Nếu cần sửa đổi phải có sự thoả thuận bằng văn bản với Bộ Tài chính và phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
- Mẫu in sẵn chứng từ phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Những chứng từ thuộc chỉ tiêu bán hàng như Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... được quản lý theo chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ.
- Các doanh nghiệp có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử.
14 - In và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
- Các doanh nghiệp khi in biểu mẫu chứng từ thuộc loại chứng từ kế toán bắt buộc phải theo đúng nội dung thiết kế biểu mẫu quy định trong chế độ này.
Biểu mẫu chứng từ kế toán là các loại hoá đơn, phiếu xuất, bảng kê,... liên quan đến việc tính thuế do Bộ Tài chính  thống nhất phát hành. Đơn vị nào có nhu cầu tự in phải được Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện và phải đăng ký số chứng từ theo sê-ri của Bộ Tài chính.
- Chứng từ kế toán có thể được in bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Các nhà in không được tự động thay đổi nội dung các biểu mẫu, không được nhận in các biểu mẫu chứng từ kế toán trái với quy định trong chế độ này.
II- DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
TT
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT



BB (*)
HD (*)

A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY


I- Lao động tiền lương



1
Bảng chấm công
01a-LĐTL

x
2
Bảng chấm công làm thêm giờ
01b-LĐTL

x
3
Bảng thanh toán tiền lương
02-LĐTL

x
4
Bảng thanh toán tiền thưởng
03-LĐTL

x
5
Giấy đi đường
04-LĐTL

x
6
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
05-LĐTL

x
7
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
06-LĐTL

x
8
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
07-LĐTL

x
9
Hợp đồng giao khoán
08-LĐTL

x
10
Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
09-LĐTL

x
11
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
10-LĐTL

x
12
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
11-LĐTL

x

II- Hàng tồn kho



1
Phiếu nhập kho
01-VT

x
2
Phiếu xuất kho
02-VT

x
3
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
03-VT

x
4
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
04-VT

x
5
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
05-VT

x
6
Bảng kê mua hàng
06-VT

x
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
07-VT

x

III- Bán hàng



1
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
01-BH

x
2
Thẻ quầy hàng
02-BH

x
3
Bảng kê mua lại cổ phiếu
03-BH

x
4
Bảng kê bán cổ phiếu
04-BH

x

IV- Tiền tệ



1
Phiếu thu
01-TT
x

2
Phiếu chi
02-TT
x

3
Giấy đề nghị tạm ứng
03-TT

x
4
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04-TT

x
5
Giấy đề nghị thanh toán
05-TT

x
6
Biên lai thu tiền
06-TT
x

7
Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
07-TT

x
8
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)
08a-TT

x
9
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)
08b-TT

x
10
Bảng kê chi tiền
09-TT

x

V- Tài sản cố định



1
Biên bản giao nhận TSCĐ
01-TSCĐ

x
2
Biên bản thanh lý TSCĐ
02-TSCĐ

x
3
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
03-TSCĐ

x
4
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
04-TSCĐ

x
5
Biên bản kiểm kê TSCĐ
05-TSCĐ

x
6
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06-TSCĐ

x

B- CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
1
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH


x
2
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản


x
3
Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT-3LL
x

4
Hoá đơn bán hàng thông thường
02GTGT-3LL
x

5
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03 PXK-3LL
x

6
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
04 HDL-3LL
x

7
Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
05 TTC-LL
x

8
Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn
04/GTGT
x

9
..........................



Ghi chú:
(*) BB: Mẫu bắt buộc
(*) HD: Mẫu hướng dẫn
Phần thứ năm:
CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.
2. Các loại sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.1. Sổ kế toán tổng hợp
(a) Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
(b) Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
2.2. Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
3. Hệ thống sổ kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.
4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế  toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
5. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính
Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.
Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định tại Mục II - Các hình thức kế toán. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này.
- Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp.
6. Mở, ghi sổ và khoá sổ kế toán
6.1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
6.2. Ghi sổ
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra đảm bảo các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
6.3. Khoá sổ
Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(c) Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
7.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
7.3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
8. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan. 
9. Các hình thức sổ kế toán
(a) Doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
(b) Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.
II. CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN
1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.2.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ số 01)
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Sơ đồ số 01
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Sơ đồ số 02)
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
(c) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký

Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản

Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản
=
=



Tổng số dư Nợ các Tài khoản
=
Tổng số dư Có các Tài khoản.
(d) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Biểu số 02
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ số 03)
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ số 03
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
4. Hình thức kế toán trên máy vi tính
4.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Sơ đồ số 04)
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ số 04
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
III. DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ  VÀ VỪA
1. Danh mục sổ
Số TT
Tên sổ
Ký hiệu
Hình thức kế toán
Nhật ký chung
Nhật ký - Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ
01
Nhật ký - Sổ Cái
S01-DNN
-
x
-
02
Chứng từ ghi sổ
S02a-DNN
-
-
x
03
Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
S02b-DNN
-
-
x
04
Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)
S02c1-DNN
S02c2-DNN
-
-
x
x
05
Sổ Nhật ký chung
S03a-DNN
x
-
-
06
Sổ Nhật ký thu tiền
S03a1-DNN
x
-
-
07
Sổ Nhật ký chi tiền
S03a2-DNN
x
-
-
08
Sổ Nhật ký mua hàng
S03a3-DNN
x
-
-
09
Sổ Nhật ký bán hàng
S03a4-DNN
x
-
-
10
Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
S03b-DNN
x
-
-
11
Bảng cân đối số phát sinh
S04-DNN
x
-
x
12
Sổ quỹ tiền mặt
S05a-DNN
x
x
x
13
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
S05b-DNN
x
x
x
14
Sổ tiền gửi ngân hàng
S06-DNN
x
x
x
15
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S07-DNN
x
x
x
16
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S08-DNN
x
x
x
17
Thẻ kho (Sổ kho)
S09-DNN
x
x
x
18
Sổ tài sản cố định (TSCĐ)
S10-DNN
x
x
x
19
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng
S11-DNN
x
x
x
20
Thẻ Tài sản cố định
S12-DNN
x
x
x
21
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)
S13-DNN
x
x
x
22
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ
S14-DNN
x
x
x
23
Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
S15-DNN
x
x
x
24
Sổ chi tiết tiền vay
S16-DNN
x
x
x
25
Sổ chi tiết bán hàng
S17-DNN
x
x
x
26
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
S18-DNN
x
x
x
27
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
S19-DNN
x
x
x
28
Sổ chi tiết  các tài khoản
S20-DNN
x
x
x
29
Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu
S21-DNN
x
x
x
30
Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ
S22-DNN
x
x
x
31
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán
S23-DNN
x
x
x
32
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh
S24-DNN
x
x
x
33
Sổ chi phí đầu tư xây dựng
S25-DNN
x
x
x
34
Sổ theo dõi thuế GTGT
S26-DNN
x
x
x
35
Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại
S27-DNN
x
x
x
36
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm
S28-DNN
x
x
x
37
Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp




Trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán theo từng hình thức kế toán quy định trong Mục II “Các hình thức kế toán” trên đây.

Bài liên quan

Tên

Anti Virus,10,Âm thanh,3,Bảng lương,3,Bảo hiểm,4,Biểu mẫu,2,Bộ Luật,42,Calendar,9,Cán bộ công chức,11,CMND,11,Cư trú,13,Dân sự,9,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,16,Đầu tư - Đấu thầu,10,Ebook,11,Giao thông,37,Giấy tờ xe,28,Hệ thống,9,Hình ảnh,14,Hình sự,16,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,13,Hôn nhân Gia đình,11,Khai sinh,8,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,10,Luật cơ bản,68,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,9,Nghĩa vụ quân sự,6,Phần mềm điện thoại,6,Phần mềm PC,85,Tải file,21,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,12,Thủ tục hành chính,56,Tố tụng hình sự,9,Trắc nghiệm,6,Văn bản,1831,Văn phòng,12,Video,4,Xây dựng,9,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm: Toàn văn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Toàn văn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tra cứu pháp luật - Thủ thuật phần mềm
http://www.tracuuphapluat.info/2012/05/toan-van-quyet-inh-482006q-btc-ban-hanh.html
http://www.tracuuphapluat.info/
http://www.tracuuphapluat.info/
http://www.tracuuphapluat.info/2012/05/toan-van-quyet-inh-482006q-btc-ban-hanh.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả các bài viết Xem tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE TÌM KIẾM TRÊN WEBSITE ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy