Tìm kiếm

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú tại CA Quận huyện thị xã, thành phố

dang ky thuong truBước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02)
   (Bấm vào link, đợi 5s, bấm SKIP AD ở góc trên bên phải để tải mẫu)
                            ***  TẢI MẪU HK02 ***
 - Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01) (đối với nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên)
                           ***   TẢI MẪU HK01 ***
- Giấy chuyển hộ khẩu (mẫu HK07) (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
                            ***  TẢI MẪU HK07 ***
(Tham khảo thêm bài viếtMẫu khai nhân hộ khẩu và hướng dẫn cách ghi các mẫu khai)
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân (quy định tại Điều 5 Nghị định số l07/2007/NĐ-CP) (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình):
      + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
      + Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
      + Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
      + Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
      + Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
      + Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của  UBND xã, phường, thị trấn;
      + Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
      + Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
      + Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
      + Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
      * Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã);
      * Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú:
      + Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
    + Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
    * Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của UBND cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
      Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của của cá nhân hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình hoặc người có sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
      Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.

*Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể:
  Ngoài giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký thường trú nêu trên, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:
        + Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ; cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ.
        + Người sống độc thân được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.
        + Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
       + Người sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
       + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch VN trở về nước sinh sống có một trong các giấy tờ sau: Hộ chiếu VN hoặc giấy tờ thay hộ chiếu VN có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch VN do cơ quan đại diện VN ở nước ngoài cấp, kèm theo giấy tờ chứng minh được về VN thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kèm theo giấy tờ chứng minh được về nước thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội CSQLHC về TTXH Công an cấp huyện
* Thời gian: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Nếu thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn làm lại.
Bước 3: Nhận Sổ hộ khẩu tại trụ sở Công an cấp huyện
- Người nhận đưa giấy biên nhận từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) để nhận lại hổ khẩu và nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).
      + Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
      + Lệ phí đăng ký cư trú: không quá 15.000đ/lần đăng ký (không quá 10.000đ/lần đăng ký đối với trường hợp không cấp sổ hộ khẩu) đối với các quận của thành phố trực thuộc TƯ hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh. Đối với các khu vực khác, mức thu tối đa bằng 50% mức thu trên. Mức thu cụ thể do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
      + Không thu lệ phí đăng ký thường trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ VNAH; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.

Lưu ý:
- Những trường hợp bị xóa tên trong sổ đăng ký thường trú và trong hộ khẩu cũ vì đi khỏi nơi cư trú trong thời gian dài nhưng không đăng ký tạm vắng thì hồ sơ xin đăng ký thường trú gồm:
      + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu); 
      + Bản khai nhân khẩu (theo mẫu);
      + Giấy chuyển hộ khẩu và giấy này cần phải có giấy xác nhận nơi trước đây đã đăng ký thường trú.
Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm: (Gửi đến cơ quan đã đăng ký thường trú trước đây).
      + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu); 
      + Giấy tờ chứng minh trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có). 
 - Ngoài những quy định về thủ tục nói trên, người muốn nhập hộ khẩu phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. 
      + Nếu ở thuê, ở nhờ thì phải có văn bản đồng ý của chủ nhà. 
      + Nếu nhập hộ khẩu về với gia đình thì không cần chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu (đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ và con; cha mẹ nuôi và con nuôi...).
- Trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW cần có thêm một trong các giấy tờ sau:
      + Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 1 năm trở lên (kể từ ngày đăng ký tạm trú đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thường trú; tạm trú liên tục tại một chỗ hay tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở thành phố đó trong thời gian tổng cộng từ 1 năm trở lên). Cần một trong các giấy tờ sau để chứng minh thời hạn tạm trú: Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian tạm trú trước ngày 1.7.2007, Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an xã, phường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú (với các trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú). Nếu có người đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình thuộc một trong các trường hợp: vợ về ở với chồng, mẹ về ở với con thì không cần chứng minh chỗ ở hợp pháp và chứng minh đã tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên.  
Tham khảo văn bản quy định: 
Tham khảo bài liên quan:

    5 comments

    Nguyen
    14/12/10 00:09 Trả lời

    Cho tôi hỏi lực lượng thanh tra xây dựng có được đăng ký dự thi bằng lái xe môtô 2 bánh hạng A2 không? nếu được thì thủ tục như thế nào?

    nl056111
    14/5/12 10:20 Trả lời

    Luật ghi thì thấy sao dễ dàng, còn thực tế đi làm sổ thì................. má ơi lun. Chán!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Yến Như
    26/11/12 10:15 Trả lời

    Tôi tên Yến, năm nay 24t, tôi sống và làm việc tại Cần Thơ! Vì hòan cảnh gia đình nên đã bán nhà và Ba Mẹ đã ly thân! Tôi và Mẹ sống nhờ ở nhà Cậu Ba đã trên 1 năm (anh ruột của Mẹ), nay được sự đồng ý của Cậu nên tôi làm thủ tục giấy tờ để xin nhập vào HKGĐ nhà Cậu, C.A Quận NK đã nhận hồ sơ của tôi và hẹn 10 ngày sau quay lại. Khi quay lại thì tôi nhận lại hồ sơ với lý do "hồ sơ không đủ điều kiện, phải có giấy ly hôn của Ba Mẹ, sau đó quay lại đây thì mới giải quyết tiếp, ở đây làm việc theo Luật" ..với câu trả lời đó..tôi phải ra về..! Tôi về có online xem về Luật Cư Trú...nhưng trong đó không có nói gì đến việc phải có giấy ly hôn và cũng không có ép buộc 2 vợ chồng phải sống chung với nhau và phải chung 1 sổ HKGĐ, 2 ngày sau tôi nhờ người quen bên C.A Phừơng làm tại bộ phận Hộ Tịch, xem lại Hồ Sơ, thì ng đó nói là HS vậy là đầy đủ rồi, ko cần giấy ly hôn, chỉ cần trình bày thôi! Sau đó tôi lại C.A Quận và HS không được nhận với lý do "Không có giấy ly hôn thì không giải quyết, bây giờ Luật Hôn Nhân đi kèm với Luật Cư Trú, Luật Cư Trú có nói là 2 vợ chồng không cần sống chung và cũng không cần chung HKGĐ nhưng Luật Hôn Nhân thì vợ chồng phải sống chung với nhau"....! Bây giờ Ba Mẹ không có giấy ly dị thì HS không được giải quyết, tôi cảm thấy lý do đó không thỏa đáng và bản thân của tôi thì học bên Kinh Tế, không biết gì về Luật, họ nói thì tôi đành nghe, nhưng tôi vẫn không cam tâm về lý do đó! Bây giờ làm việc 1 cửa, lấy dân làm gốc, phục vụ và tạo điều kiện cho dân...nhưng sao tôi thấy nhưng thứ liên quan đến giấy tờ thì đều khó khăn! Tôi nghĩ rằng, không riêng gì tôi mà còn rất nhiều người phải im lặng ra về! Có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc này không?

    Nặc danh
    13/3/13 18:09 Trả lời

    Tôi tên Yến, năm nay 24t, tôi sống và làm việc tại Cần Thơ! Vì hòan cảnh gia đình nên đã bán nhà và Ba Mẹ đã ly thân! Tôi và Mẹ sống nhờ ở nhà Cậu Ba đã trên 1 năm (anh ruột của Mẹ), nay được sự đồng ý của Cậu nên tôi làm thủ tục giấy tờ để xin nhập vào HKGĐ nhà Cậu, C.A Quận NK đã nhận hồ sơ của tôi và hẹn 10 ngày sau quay lại. Khi quay lại thì tôi nhận lại hồ sơ với lý do "hồ sơ không đủ điều kiện, phải có giấy ly hôn của Ba Mẹ, sau đó quay lại đây thì mới giải quyết tiếp, ở đây làm việc theo Luật" ..với câu trả lời đó..tôi phải ra về..! Tôi về có online xem về Luật Cư Trú...nhưng trong đó không có nói gì đến việc phải có giấy ly hôn và cũng không có ép buộc 2 vợ chồng phải sống chung với nhau và phải chung 1 sổ HKGĐ, 2 ngày sau tôi nhờ người quen bên C.A Phừơng làm tại bộ phận Hộ Tịch, xem lại Hồ Sơ, thì ng đó nói là HS vậy là đầy đủ rồi, ko cần giấy ly hôn, chỉ cần trình bày thôi! Sau đó tôi lại C.A Quận và HS không được nhận với lý do "Không có giấy ly hôn thì không giải quyết, bây giờ Luật Hôn Nhân đi kèm với Luật Cư Trú, Luật Cư Trú có nói là 2 vợ chồng không cần sống chung và cũng không cần chung HKGĐ nhưng Luật Hôn Nhân thì vợ chồng phải sống chung với nhau"....! Bây giờ Ba Mẹ không có giấy ly dị thì HS không được giải quyết, tôi cảm thấy lý do đó không thỏa đáng và bản thân của tôi thì học bên Kinh Tế, không biết gì về Luật, họ nói thì tôi đành nghe, nhưng tôi vẫn không cam tâm về lý do đó! Bây giờ làm việc 1 cửa, lấy dân làm gốc, phục vụ và tạo điều kiện cho dân...nhưng sao tôi thấy nhưng thứ liên quan đến giấy tờ thì đều khó khăn! Tôi nghĩ rằng, không riêng gì tôi mà còn rất nhiều người phải im lặng ra về! Có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc này không?

    tran hung
    14/5/13 15:54 Trả lời

    Cán bộ bây giờ làm ăn lạ đời lắm bạn ạ. Làm việc ở cấp cao thì rất dễ và rất tận tình đến nơi đến chốn. Nhưng khi làm việc ở cấp cơ sở thì việc nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn và phiền hà bởi vì trình độ các cán bộ cấp cơ rất hạn chê nhưng bảo thủ lười học hỏi. Tư tưởng "quan nhất thời...." còn in sâu trong suy nghĩ. Nạn tham nhũng thì khỏi phải bàn rồi. Khái niệm: "Đi xin học, đi xin chữ ký, xin dấu...." khẳng định người đến nơi công quyền là phải "xin" vậy nên người "cho" có quyền chọn lọc đối tượng cần "cho"...
    Buồn phải không bạn! Tôi cũng học kinh tê bởi thế các quy luật "cung - cầu" không áp dụng được ở đây đâu, bài học của chúng ta là :"Giá"

    Đăng nhận xét

    Lưu ý:
    - Đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu, nếu không sẽ bị xóa.

    - Nên đọc phần Hỏi đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời