Trường hợp thay đổi tên đệm cho con gái trong giấy khai sinh

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số câu hỏi: HTPL32472

Câu hỏi:

Chào Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam, tôi có con tên Hà Chi ( đã đổi 1 lần),cháu sinh năm 2012, Nay tôi muốn đổi từ Hà Chi sang Linh Chi có được không, thủ tục thế nào ,cám ơn nhiều!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý: 

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật hộ tịch 2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn

Thay đổi hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự…".

Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên của mình khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của ngươi đó;

– Khi cá nhân đó được nhận nuôi thì cha (mẹ) nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên cho người con nuôi đó theo họ của cha mẹ nuôi. Hoặc khi thôi việc nhận nuôi con nuôi, họ cũng có quyền yêu cầu thay đổi họ tên để lấy lại họ của cha mẹ đẻ đã đặt;

– Khi xác định lại cha, mẹ cho con thì cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc con có quyền yêu cầu thay đổi;

– Thay đổi họ của bạn từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

– Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì vợ (chồng) có quyền thay đổi họ tên để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.

– Người đã chuyển đổi giới tính có quyền thay đổi họ tên để xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật về vấn đề thay đổi tên đệm cho con: 024.6294.9155

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì nếu bạn có một trong các lý do nêu trên thì bạn có thể thay đổi tên cho con của bạn. Xét trường hợp của bạn thì bạn muốn đổi tên đệm cho con gái 5 tuổi. Trong trường hợp này, bạn là mẹ của bé thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi được tên đệm của con bạn trong Giấy khai sinh. Và lý do bạn có thể đưa ra là việc sử dụng tên đệm hiện tại của con gái bạn có khả năng gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của con bạn sau này. Ngoài ra, việc thay đổi tên đệm cho con bạn cũng phải có sự đồng ý của chồng bạn. 

Về thủ tục, để thay đổi tên đệm cho con bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi họ tên bao gồm: 

Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh

– Tờ khai (theo mẫu quy định); 

– Xuất trình bản chính giấy khai sinh của con bạn; 

– Các giấy tờ liên quan đến con bạn để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây được cấp Giấy khai sinh để được cải chính. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cần phải xác minh thì kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc, nếu việc thay đổi hộ tịch cho con bạn là có cơ sở và phù hợp với pháp luật thì Công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào sổ hộ tịch cho con bạn. Trong trường hợp liên quan đến Giấy khai sinh thì công chức tư pháp- hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khái sinh. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ