Thừa kế thế vị là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục khai nhận thừa kế thế vị mới nhất

Ngày gửi: 13/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số câu hỏi: HTPL42247

Câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp em về tài sản thừa kế. Bà ngoại em có 5 người con, trong đó 1 người chết trước ngoại (người này có 2 người con). Nay ngoại mới mất mà không để lại di chúc. Xin luật sư cho hỏi theo luật thừa kế thế vị thì tài sản vẫn chia đều cho 5 người con phải không? Trong 5 người con trên, có một người cũng đã già yếu (65 tuổi) và hiện vẫn chưa lập gia đình, không có con cái. Nếu tương lai người này chết đi thì phần tài sản của người này ai sẽ được hưởng? Và người này có quyền viết di chúc phần tài sản hưởng thừa kế từ ngoại hay không (nếu mất trước khi kê khai thừa kế từ ngoại)? Xin cảm ơn luật sư. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, phần tài sản của hiện tại bạn muốn hỏi về vấn đề chia thừa kế là tài sản riêng của bà ngoaị bạn bà bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật bà ngoại bạn có 5 người con, trong đó 1 người chết trước ngoại. Vì vậy, nếu trong trường hợp này sẽ chia thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Bà bạn có 5 người con, khi bà bạn mất không để lại di chúc nên sẽ chia đều cho 5 người con. Do 1 người con của bà chết trước bà nên Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 677. Thừa kế thế vị như sau:

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Vì vậy, trong trường hợp này phần di sản được chia đều cho 5 người con của bà vì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và 2 người cháu của bà là con của người mất trước bà sẽ được hưởng phần di sản mà bố của hai người cháu để lại.

Thứ hai, trong 5 người con trên, có một người cũng đã già yếu 65 tuổi và hiện vẫn chưa lập gia đình, không có con cái. Bạn hỏi nếu tương lai người này chết đi thì phần tài sản của người này ai được hưởng.

Trường hợp  thứ nhất, người này chết để lại di chúc và di chúc này đúng theo quy định của pháp luật di chúc bằng miệng hoặc bằng văn bản thì sẽ chia tài sản theo di chúc khi người này chết.

Trường hợp thứ hai, người này chết không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của người này để lại theo nguyên tắc tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật như đã trình bày ở trên nếu người để lại di sản chết không có vợ con và hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; nếu không còn ai thì những người ở hàng thừa kế sau được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Cho nên trong trường hợp này nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn thì hàng thứ kế thứ hai sẽ hưởng nếu hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì hang thừa kế thứ 3 sẽ được hưởng phần di sản của người này để lại.

 Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:024.6294.9155

Thứ ba, người này có quyền viết di chúc phần tài sản hưởng thừa kế của bà ngoại để lại hay không nếu mất sau ngoại mất và mất trước khi kê khai thừa kế. Trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Theo quy định Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 635. Người thừa kế như sau:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Điều 636. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”.

Vì vậy tài sản của bà bạn để lại sẽ thuôc phần tài sản của người con 65 tuổi và những người con của bà kể từ khi bà ngoại bạn mất nên người con 65 tuổi có quyền và nghĩa vụ đối với phần tài sản đó mà mình được hưởng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ