
Quyền thừa kế của con nuôi? Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?
Ngày gửi: 12/10/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Quyền thừa kế của con nuôi? Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ? Con nuôi có được hưởng thừa kế từ bố mẹ nuôi không? Quy định về quyền thừa kế của con nuôi?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.Theo quy định của pháp luật việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.Theo đó cũng không phân biệt con nuôi và con đẻ về các quyền lợi liên quan đến cha mẹ nuôi đặc biệt là quyền thừa kế. Con nuôi và con đẻ đều được bảo vệ quyền lợi như nhau.Giải thích từ ngữ
Quyền thừa kế: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế được pháp luật các nước trên thế giới công nhận. Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau : quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân và quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Con nuôi: là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
1. Quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi được pháp luật công nhận
Trước đây, khi Luật hôn nhân gia đình 2000 có hiệu lực, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch. Đồng thời, pháp luật hôn nhân và gia đình thời gian này cũng thừa nhận quan hệ nuôi con nuôi được xác lập từ trước ngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện được công nhận, và thực tế đã tồn tại quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Tuy nhiên, khi Luật nuôi con nuôi 2010 và Luật Hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực, thì quy định này đã thay đổi như sau:
Khoản 1 điều 78 Luật hôn nhân gia đình 2014: “1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”
Khoản 1 và khoản 2 điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
“1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.”
Căn cứ vào các quy định trên, thì với trường hợp nuôi dưỡng từ trước 01/01/2001 vẫn phải đáp ứng các điều kiện sau để được pháp luật công nhận quan hệ nuôi con nuôi:
- Các bên đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
- Quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại; 2 bên còn sống đến thời điểm Luật nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực;
- Quan hệ nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011).
2. Quyền thừa kế của con nuôi
Quyền lợi về thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật được hưởng thừa kế như con đẻ
Trường hợp 1. Cha mẹ nuôi để lại di chúc và di chúc hợp pháp, chủ thể có đủ điều kiện lập di chúc theo quy định pháp luật.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương do đó việc lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Điều 646 bộ luật dân sự quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì di chúc phải có các yếu tố sau: Di chúc thể hiện ý chí của cá nhân sở hữu tài sản mà không phải bất kì một người nào khác; mục đích của việc lập di chúc là chuyển giao tài sản là di sản của mình cho người khác; Đồng thời di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.
– Người thừa kế từ chối nhận di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Nếu con nuôi có tên trong di chúc nhưng lại từ chối di sản hoặc thuộc các đối tượng như điều luật trên quy định thì không được nhận di sản của cha, mẹ nuôi.
Trường hợp 2: Cha mẹ nuôi không để lại di chúc con nuôi được hưởng Thừa kế theo pháp luật
Con chưa ra đời có được thừa kế? Thai nhi có được hưởng thừa kế không?–Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.Căn cứ theo quy định điều 653 Bộ luật dân sự 2015.
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”
Như vậy, con nuôi được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi và còn được thừa kế di sản theo quy định về người thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị.
-Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo quy định Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
Người nào đương nhiên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúcc) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Nếu cha mẹ nuôi mất và không để lại di chúc thì áp dụng theo quy định thừa kế theo pháp luật.Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0986.426.961