Nghị định 93/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Số hiệu: 93/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/11/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 19/11/2012
- Số công báo: Từ số 657 đến số 658
- Ngày hết hiệu lực: 12/1/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,
1. Sửa đổi Điểm c Khoản 3 Điều 4 như sau:
“c) Chấp thuận mở tuyến, khai thác trên tuyến, bổ sung hoặc ngừng hoạt động của phương tiện.”
2. Sửa đổi Điểm d Khoản 4 Điều 4 như sau:
“d) Cơ quan quản lý tuyến quyết định: Tăng doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên tuyến khi hệ số có khách (xuất phát tại hai đầu bến) bình quân trên tuyến đạt trên 50%; tăng tần suất chạy xe trên tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động khi hệ số có khách (xuất phát tại hai đầu bến) bình quân trên tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã đạt trên 50%.”
3. Sửa đổi Điểm b Khoản 4 Điều 11 như sau:
“b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).”
4. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 12 như sau:
“b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.”
5. Sửa đổi Khoản 4 Điều 15 như sau:
“4. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo kilômét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký trang trí màu sơn đặc trưng thống nhất trên nền màu sơn đăng ký của phương tiện (không trùng với trang trí màu sơn đã đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã trước đó), biểu trưng (logo) và số điện thoại giao dịch trên phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương có quy định màu sơn cho xe taxi thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện màu sơn theo quy định của thành phố.”
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này.”
7. Sửa đổi Khoản 4 Điều 18 như sau:
“4. Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải được gắn phù hiệu. Phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải được gắn biển hiệu.”
“Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh;
đ) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.
2. Đối với hộ kinh doanh:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
9. Sửa đổi Khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (01 bộ) được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;
b) Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không đúng quy định, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo ngay cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép
1. Đơn vị kinh doanh bị thu hồi Giấy phép khi vi phạm một trong số các trường hợp sau đây:
a) Khi bị phát hiện có sự cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy phép;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 (sáu) tháng liên tục;
c) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép;
d) Phá sản, giải thể.
2. Đơn vị kinh doanh bị tước quyền sử dụng Giấy phép khi vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải. Cụ thể vi phạm một trong các nội dung sau (tính trong thời gian còn hiệu lực của phù hiệu, biển hiệu được cấp): Đơn vị kinh doanh vận tải có 5% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình hoặc có 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định hoặc 10% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.
3. Cơ quan cấp Giấy phép được thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự:
a) Ban hành quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép;
b) Thông báo quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải đến các cơ quan quản lý tuyến;
c) Khi cơ quan quản lý tuyến ban hành quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy phép đã được cấp của đơn vị kinh doanh vận tải sẽ không còn hiệu lực, đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan đã cấp Giấy phép.”
11. Bổ sung Khoản 3 Điều 27 như sau:
“3. Quy hoạch phát triển vận tải khách bằng xe taxi; quy định số lượng xe taxi bảo đảm phù hợp với điều kiện giao thông. Các thành phố trực thuộc Trung ương được phép quy định màu sơn xe taxi của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thành phố.”
12. Sửa đổi Khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Các xe ô tô buýt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.”
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 2 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGTVT hợp nhất Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 1 Dự thảo Nghị định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và tổ chức, quản lý vận tải nội bộ bằng xe ô tô
- 2 Dự thảo Nghị định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và tổ chức, quản lý vận tải nội bộ bằng xe ô tô
- 3 Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Luật giao thông đường bộ 2008
- 5 Luật Doanh nghiệp 2005
- 6 Luật Thương mại 2005
- 7 Luật du lịch 2005
- 8 Luật Hợp tác xã 2003
- 9 Luật Tổ chức Chính phủ 2001