
Luật sư tư vấn nguyên tắc xử lý kỷ luật người lao động
Ngày gửi: 04/05/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này: Bạn tôi công tác tại ngân hàng đã được 18 năm, hiện đang làm nhân viên tín dụng, trưởng phòng có phân công theo dõi 01 dự án đã thực hiện nhiều năm, bản thân trước đây cũng đã theo dõi dự án này trước năm 2013, nhưng do 1 số lý do khách quan nên dự án bị ngừng 1 thời gian, năm đó có phân loại cán bộ và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, dự án chuyển cho 1 cán bộ khác theo dõi, nay lại phân lại cho bạn tôi phụ trách. Vì thấy bản thân trước đây không làm tốt nhiệm vụ này đã từ chối không nhận dự án, bản thân cũng phân tích lý do nhưng không được chấp thuận. Do vậy lãnh đạo đơn vị xem xét văn bản để kỷ luật như vậy có đúng không? Nếu kỷ luật thì ở mức nào?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
Điều 125 Bộ luật lao động 2012 quy định các Hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
“Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.”
Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?Nếu người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật người lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động và phải xử lý kỷ luật theo trình tự, thủ tục theo luật định. Tùy theo mức độ vi phạm của người lao động sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng theo quy định trên.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0986.426.961