Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- Số hiệu: 02/2002/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/12/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: 25/01/2003
- Số công báo: Số 5
- Ngày hết hiệu lực: 1/1/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2002/QH11 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2002 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 02/2002/QH11 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
a) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.''
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 3. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, dự thảo, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp.
3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải được nghiêm chỉnh thi hành.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục các điều, khoản, điểm và các văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành mà nay trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới; có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản, điểm đó."
4. Bổ sung Điều 12a sau Điều 12 như sau:
''Điều 12a. Giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm kịp thời phát hiện và xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức khác và công dân có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật sai trái."
5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư."
6. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 22. Lập chương trình, thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân.
2. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật được quy định tại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992 gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và đồng thời gửi đến Chính phủ. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, nội dung chính của văn bản; dự báo tác động kinh tế - xã hội; dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành và điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản. Kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội cũng được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
3. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
4. Căn cứ vào dự kiến của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội quyết định.
5. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
6. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuối năm của năm trước."
7. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 25. Thành lập Ban soạn thảo
1. Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trình;
d) Dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.
3. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo; chịu trách nhiệm trước cơ quan trình dự án, dự thảo về nội dung, chất lượng của dự án, dự thảo và tiến độ soạn thảo.
5. Cơ quan, tổ chức có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.''
8. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 26. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án, dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án, dự thảo;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án, dự thảo;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự án, dự thảo;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án, dự thảo. Trong tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự án, dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
7. Trong việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, phải tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.''
9. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Cơ quan, tổ chức trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến dự án, dự thảo;
c) Xem xét, quyết định việc trình dự án luật, dự thảo nghị quyết ra Quốc hội, trình dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp chưa trình được dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo chương trình thì phải kịp thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nêu rõ lý do.
2. Đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự án pháp lệnh có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Văn phòng Quốc hội bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do đại biểu Quốc hội trình.
3. Đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội không do Chính phủ trình, thì chậm nhất là bốn mươi lăm ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm gửi dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.
Đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình, thì chậm nhất là bốn mươi ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm gửi dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.''
10. Bổ sung Điều 29a sau Điều 29 như sau:
''Điều 29a. Thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
1. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập để thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo.
2. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định về những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án, dự thảo;
b) Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;
c) Tính khả thi của văn bản;
d) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án, dự thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự án, dự thảo.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm định thì cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.''
11. Bổ sung Điều 34a sau Điều 34 như sau:
"Điều 34a. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua bằng các hoạt động sau đây:
1. Tham gia thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra.
Trong trường hợp có ý kiến khác với cơ quan chủ trì thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với dự án luật, dự án pháp lệnh thì Uỷ ban pháp luật báo cáo với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về ý kiến của mình;
2. Tham gia chỉnh lý dự án luật, dự án pháp lệnh.''
12. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung thành các điều 45, 45a và 45b như sau:
"Điều 45. Xem xét, thông qua dự án luật
Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án luật, Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc hai kỳ họp của Quốc hội.'';
"Điều 45a. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp của Quốc hội
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
2. Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
3. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội biểu quyết một số nội dung của dự án luật để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
5. Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo luật;
6. Dự thảo luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật.
Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc chỉnh lý và thông qua dự thảo luật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45b của Luật này.'';
"Điều 45b. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp của Quốc hội
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp theo trình tự sau đây:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể được thảo luận ở Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự án;
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật;
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;
b) Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo luật;
c) Dự thảo luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật.
Trong trường hợp dự án luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.''
13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 47. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự án pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại một hoặc hai phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thuyết trình về dự án;
b) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, Chủ tọa phiên họp kết luận và Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
đ) Trong trường hợp dự thảo pháp lệnh còn có ý kiến khác nhau thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề cần được chỉnh lý và chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo pháp lệnh.
Cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo pháp lệnh;
e) Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
g) Dự thảo pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Tại phiên họp thứ nhất, việc trình và thảo luận được thực hiện theo trình tự quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết một số vấn đề của dự án pháp lệnh để làm cơ sở cho việc chỉnh lý;
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo pháp lệnh;
c) Tại phiên họp thứ hai, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo pháp lệnh.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý, thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo pháp lệnh;
d) Dự thảo pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh.
4. Trong trường hợp dự án pháp lệnh chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại phiên họp tiếp theo do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra."
14. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 60. Thành lập Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị quyết, nghị định.
Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo.
Đối với nghị định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 của Luật này thì Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo.
2. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện cơ quan thẩm định và đại diện của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung, chất lượng của dự thảo và tiến độ soạn thảo.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thành viên trong Ban soạn thảo có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó."
15. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 61. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định
Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định, Ban soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự thảo;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự thảo. Trong tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng và nội dung chính của dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành."
16. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 62. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ quan soạn thảo gửi bản dự thảo tới Hội đồng dân tộc, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan, tổ chức hữu quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) để tham gia ý kiến.
2. Tuỳ theo tính chất và nội dung dự thảo nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ đăng tải dự thảo nghị quyết, nghị định trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Cá nhân góp ý kiến về dự thảo nghị quyết, nghị định thông qua cơ quan, tổ chức của mình, trực tiếp hoặc gửi thư góp ý tới Văn phòng Chính phủ, cơ quan, tổ chức soạn thảo dự thảo hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến tham gia để tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, nghị định và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến.''
17. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 63. Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập để thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo.
2. Phạm vi thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 29a của Luật này.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo nghị quyết, nghị định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định.
4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm định thì cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Văn phòng Chính phủ gửi dự thảo nghị quyết, nghị định và văn bản thẩm định đến các thành viên Chính phủ trước phiên họp của Chính phủ. Chính phủ chỉ xem xét, thảo luận dự thảo nghị quyết, nghị định khi đã có văn bản thẩm định."
18. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 64. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định
1. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ có thể xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định tại một hoặc hai phiên họp của Chính phủ.
2. Tại phiên họp của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo thuyết trình về dự thảo; cơ quan thẩm định trình bày ý kiến thẩm định dự thảo; đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.
3. Các thành viên của Chính phủ thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
4. Dự thảo nghị quyết, nghị định được Chính phủ thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
5. Thủ tướng Chính phủ ký nghị quyết, nghị định.
6. Trong trường hợp dự thảo nghị quyết, nghị định chưa được thông qua, thì Chính phủ cho ý kiến về những vấn đề cần phải chỉnh lý và định thời hạn trình lại dự thảo."
19. Điều 65 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 65. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ giao và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Cơ quan được giao soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo.
3. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến Hội đồng dân tộc, các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
4. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ đăng tải dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
5. Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
7. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký quyết định, chỉ thị.''
20. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 69. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự về tổ chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
2. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.''
21. Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 70. Soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ý kiến của Bộ quốc phòng, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.
2. Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chỉ đạo việc soạn thảo.
Dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến. Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư để lấy ý kiến của Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký quyết định, chỉ thị, thông tư.''
22. Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.''
23. Bổ sung Điều 80a trước Điều 81 như sau:
''Điều 80a. Mục đích giám sát, kiểm tra
Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung sai trái của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.''
24. Bổ sung Điều 80b sau Điều 80a như sau:
''Điều 80b. Nội dung giám sát, kiểm tra
Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản bao gồm:
1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung văn bản đó;
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản."
25. Điều 82 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 82. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản thuộc thẩm quyền giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản và yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền. Cơ quan ban hành văn bản phải chấp hành ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội."
26. Bổ sung Điều 82a sau Điều 82 như sau:
"Điều 82a. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội còn giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản thuộc thẩm quyền giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm gửi văn bản đến Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu cơ quan ban hành văn bản xem xét lại văn bản để đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã ban hành văn bản có trách nhiệm trả lời Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; nếu cơ quan đã ban hành văn bản không đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ văn bản thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu cơ quan ban hành văn bản xem xét lại văn bản để đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã ban hành văn bản có trách nhiệm trả lời Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; nếu cơ quan đã ban hành văn bản không đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc huỷ bỏ văn bản thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo thẩm quyền.''
27. Điều 83 được sửa đổi, bổ sung như sau:
''Điều 83. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
a) Bỏ cụm từ "cơ quan thuộc Chính phủ" tại tên của Chương V, tại các điều 18, 71, 72, 74 và khoản 2 Điều 84;
b) Bỏ cụm từ "Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ" tại tên của Mục 1 và Mục 2 của Chương V, tại các điều 16, 58, 66 và 84;
c) Thay cụm từ "phân bổ ngân sách nhà nước" bằng cụm từ "phân bổ ngân sách trung ương" tại khoản 2 Điều 20;
d) Cụm từ "... , thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, dự án pháp lệnh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để lấy ý kiến" tại đoạn 2 Điều 30 được sửa thành: "..., thì cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, dự án pháp lệnh đến Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của các tổ chức thành viên có liên quan để lấy ý kiến.";
đ) Bổ sung cụm từ "dự thảo nghị quyết" vào sau các cụm từ "dự án luật, dự án pháp lệnh", "dự án luật", "dự án pháp lệnh" tại Điều 29;
e) Bỏ từ "kiểm sát" tại tên của Chương IX.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1 Quyết định 2892/QĐ-BTP năm 2007 về “Kế hoạch rà soát văn bản thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Lệnh công bố Luật tương trợ tư pháp 2007
- 3 Nghị quyết số 11/2007/QH12 về việc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 do Quốc hội ban hành
- 4 Lệnh công bố Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2007
- 5 Quyết định 1193/QĐ-BTP năm 2007 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ rà soát theo Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Quyết định 2553/QĐ-BCN năm 2007 đính chính Thông tư 03/2007/TT-BCN hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 7 Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ban hành quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
- 8 Lệnh công bố Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2007
- 9 Quyết định 2173/QĐ-BTC năm 2007 đính chính Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Chỉ thị 03/2007/CT-TTg về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công bố văn bản pháp luật trên Công báo Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết số 02/2007/NQ-CP về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị định số 81/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích do Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 01/2007/QĐ-BBCVT ban hành “Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Bưu chính Viễn thông” do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 13 Quyết định 2977/2006/QĐ-BGTVT về việc thu hồi Quyết định 42/2006/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Công văn số 15873/BTC-VP của Bộ Tài Chính về việc đính chính Thông tư số 111/2006/TT-BTC
- 15 Lệnh công bố Luật cư trú 2006
- 16 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006
- 17 Nghị quyết số 72/2006/NQ-QH11 về chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 do Quốc Hội ban hành
- 18 Quyết định 532/QĐ-DSGĐTE năm 2006 về việc thu hồi Quyết định 02/2006/QĐ-DSGĐTE do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số,Gia đình và Trẻ em ban hành
- 19 Quyết định 95/2006/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 58/2003/QĐ-BNN ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin và văn bản; soạn thảo, góp ý kiến, thẩm tra, thẩm định, trình ký, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản của Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20 Chỉ thị 31/2006/CT-TTg về đẩy mạnh công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Quyết định 65/2006/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 05/2005/QĐ-BNN về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phầm, hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22 Quyết định 38/2006/QĐ-NHNN về Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành.
- 23 Lệnh công bố Luật chứng khoán 2006
- 24 Lệnh công bố Luật bảo hiểm xã hội 2006
- 25 Lệnh công bố Luật luật sư năm 2006
- 26 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Luật luật sư 2006
- 27 Lệnh công bố Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 28 Lệnh công bố Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006
- 29 Lệnh công bố Luật công nghệ thông tin 2006
- 30 Lệnh công bố Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 31 Lệnh công bố Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 32 Lệnh công bố Luật kinh doanh bất động sản năm 2006
- 33 Quyết định 28/2006/QĐ-BGTVT bãi bỏ Quyết định 33/2005/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 34 Quyết định 128/2006/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 15/1999/QĐ-TTg về danh mục bí mật Nhà nước ngành Hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35 Công văn số 501/UBTVQH11 về việc xác định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 36 Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế “mặt trận tổ quốc việt nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư” do Chính phủ và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam ban hành
- 37 Lệnh công bố Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi năm 2006
- 38 Lệnh công bố Nghị quyết về việc chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích
- 39 Chỉ thị 14/2006/CT-TTg thực hiện Nghị định 161/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40 Quyết định 295/2006/QĐ-UBTDTT ban hành “Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thể dục thể thao năm 2006” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 41 Nghị quyết số 987/2006/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 42 Nghị định 161/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
- 43 Lệnh công bố Pháp lệnh ngoại hối 2005
- 44 Lệnh công bố Luật Công an nhân dân năm 2005
- 45 Lệnh công bố Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2005
- 46 Lệnh công bố Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
- 47 Lệnh công bố Luật doanh nghiệp 2005
- 48 Lệnh công bố Luật Đầu tư 2005
- 49 Lệnh công bố Luật đấu thầu 2005
- 50 Lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường năm 2005
- 51 Lệnh công bố Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
- 52 Lệnh công bố Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
- 53 Lệnh công bố Luật nhà ở năm 2005
- 54 Lệnh công bố Luật sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005
- 55 Lệnh công bố Luật giao dịch điện tử năm 2005
- 56 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa Việt Nam và Campuchia năm 2005
- 57 Lệnh công bố Pháp lệnh cựu chiến binh năm 2005
- 58 Nghị quyết số 907/2005/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 59 Lệnh công bố Luật dược 2005
- 60 Lệnh công bố Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2005
- 61 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Bộ luật dân sự 2005
- 62 Lệnh công bố Bộ luật dân sự 2005
- 63 Lệnh công bố Luật Thương mại 2005
- 64 Lệnh công bố Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 65 Lệnh công bố Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
- 66 Lệnh công bố Luật quốc phòng 2005
- 67 Lệnh công bố Luật du lịch 2005
- 68 Lệnh công bố Luật khoáng sản sửa đổi năm 2005
- 69 Lệnh công bố Luật đường sắt 2005
- 70 Lệnh công bố Luật giáo dục 2005
- 71 Lệnh công bố Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
- 72 Lệnh công bố Luật Hải quan sửa đổi năm 2005
- 73 Lệnh công bố Luật kiểm toán nhà nước năm 2005
- 74 Lệnh công bố Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 75 Nghị quyết số 744/2005/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 76 Lệnh công bố Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- 77 Lệnh công bố Luật an ninh quốc gia năm 2004
- 78 Lệnh công bố Luật Xuất bản năm 2004
- 79 Lệnh công bố Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004
- 80 Lệnh công bố Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 81 Lệnh công bố Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 82 Lệnh 19/2004/L-CTN công bố Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004
- 83 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 84 Lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004
- 85 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn "Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa" năm 2004
- 86 Lệnh công bố Luật Thanh tra 2004
- 87 Lệnh công bố Luật Phá sản 2004
- 88 Lệnh công bố Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2004
- 89 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
- 90 Lệnh công bố Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004
- 91 Lệnh công bố Bộ Luật tố tụng dân sự 2004
- 92 Lệnh công bố Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 93 Lệnh công bố Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004
- 94 Lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sửa đổi năm 2004
- 95 Lệnh công bố Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004
- 96 Chỉ thị 01/2004/CT-BTP về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 97 Lệnh công bố Luật Thủy sản 2003
- 98 Lệnh công bố Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003
- 99 Lệnh công bố Luật xây dựng 2003
- 100 Lệnh công bố Luật Hợp tác xã năm 2003
- 101 Lệnh công bố Luật đất đai 2003
- 102 Lệnh công bố Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003
- 103 Lệnh công bố Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003
- 104 Lệnh công bố Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003
- 105 Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 106 Lệnh công bố Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 2003
- 107 Lệnh công bố Luật Thống kê 2003
- 108 Lệnh công bố Luật kế toán 2003
- 109 Lệnh công bố Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 110 Nghị quyết 369/2003/NQ-UBTVQH11 về việc thành lập Ban Công tác lập pháp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 111 Lệnh công bố Pháp lệnh động viên công nghiệp 2003
- 112 Lệnh công bố Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
- 113 Lệnh công bố Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003
- 114 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn bộ máy giúp việc của các Toà án nhân dân địa phương của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2003
- 115 Lệnh công bố Nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao năm 2003
- 116 Lệnh công bố Luật ngân sách nhà nước 2002
- 117 Lệnh công bố Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002
- 118 Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 119 Hiến pháp năm 1992
- 1 Quyết định 2892/QĐ-BTP năm 2007 về “Kế hoạch rà soát văn bản thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Lệnh công bố Luật tương trợ tư pháp 2007
- 3 Nghị quyết số 11/2007/QH12 về việc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 do Quốc hội ban hành
- 4 Lệnh công bố Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2007
- 5 Quyết định 1193/QĐ-BTP năm 2007 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ rà soát theo Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Quyết định 2553/QĐ-BCN năm 2007 đính chính Thông tư 03/2007/TT-BCN hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 7 Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ban hành quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
- 8 Lệnh công bố Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2007
- 9 Quyết định 2173/QĐ-BTC năm 2007 đính chính Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Chỉ thị 03/2007/CT-TTg về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công bố văn bản pháp luật trên Công báo Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết số 02/2007/NQ-CP về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị định số 81/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích do Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 01/2007/QĐ-BBCVT ban hành “Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Bưu chính Viễn thông” do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 13 Quyết định 2977/2006/QĐ-BGTVT về việc thu hồi Quyết định 42/2006/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Công văn số 15873/BTC-VP của Bộ Tài Chính về việc đính chính Thông tư số 111/2006/TT-BTC
- 15 Lệnh công bố Luật cư trú 2006
- 16 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006
- 17 Nghị quyết số 72/2006/NQ-QH11 về chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 do Quốc Hội ban hành
- 18 Quyết định 532/QĐ-DSGĐTE năm 2006 về việc thu hồi Quyết định 02/2006/QĐ-DSGĐTE do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số,Gia đình và Trẻ em ban hành
- 19 Quyết định 95/2006/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 58/2003/QĐ-BNN ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin và văn bản; soạn thảo, góp ý kiến, thẩm tra, thẩm định, trình ký, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản của Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20 Chỉ thị 31/2006/CT-TTg về đẩy mạnh công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Quyết định 65/2006/QĐ-BNN bãi bỏ Quyết định 05/2005/QĐ-BNN về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phầm, hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22 Quyết định 38/2006/QĐ-NHNN về Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành.
- 23 Lệnh công bố Luật bảo hiểm xã hội 2006
- 24 Lệnh công bố Luật luật sư năm 2006
- 25 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Luật luật sư 2006
- 26 Lệnh công bố Luật chứng khoán 2006
- 27 Lệnh công bố Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 28 Lệnh công bố Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006
- 29 Lệnh công bố Luật công nghệ thông tin 2006
- 30 Lệnh công bố Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 31 Lệnh công bố Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 32 Lệnh công bố Luật kinh doanh bất động sản năm 2006
- 33 Quyết định 28/2006/QĐ-BGTVT bãi bỏ Quyết định 33/2005/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 34 Quyết định 128/2006/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định 15/1999/QĐ-TTg về danh mục bí mật Nhà nước ngành Hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35 Công văn số 501/UBTVQH11 về việc xác định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 36 Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế “mặt trận tổ quốc việt nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư” do Chính phủ và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam ban hành
- 37 Lệnh công bố Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi năm 2006
- 38 Lệnh công bố Nghị quyết về việc chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích
- 39 Chỉ thị 14/2006/CT-TTg thực hiện Nghị định 161/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40 Quyết định 295/2006/QĐ-UBTDTT ban hành “Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thể dục thể thao năm 2006” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 41 Nghị quyết số 987/2006/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 42 Lệnh công bố Pháp lệnh ngoại hối 2005
- 43 Lệnh công bố Luật Công an nhân dân năm 2005
- 44 Lệnh công bố Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2005
- 45 Lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường năm 2005
- 46 Lệnh công bố Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
- 47 Lệnh công bố Luật doanh nghiệp 2005
- 48 Lệnh công bố Luật Đầu tư 2005
- 49 Lệnh công bố Luật đấu thầu 2005
- 50 Lệnh công bố Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
- 51 Lệnh công bố Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005
- 52 Lệnh công bố Luật nhà ở năm 2005
- 53 Lệnh công bố Luật giao dịch điện tử năm 2005
- 54 Lệnh công bố Luật sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005
- 55 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa Việt Nam và Campuchia năm 2005
- 56 Lệnh công bố Pháp lệnh cựu chiến binh năm 2005
- 57 Nghị quyết số 907/2005/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 58 Lệnh công bố Luật dược 2005
- 59 Lệnh công bố Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2005
- 60 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Bộ luật dân sự 2005
- 61 Lệnh công bố Bộ luật dân sự 2005
- 62 Lệnh công bố Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 63 Lệnh công bố Luật Thương mại 2005
- 64 Lệnh công bố Luật quốc phòng 2005
- 65 Lệnh công bố Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
- 66 Lệnh công bố Luật du lịch 2005
- 67 Lệnh công bố Luật khoáng sản sửa đổi năm 2005
- 68 Lệnh công bố Luật đường sắt 2005
- 69 Lệnh công bố Luật giáo dục 2005
- 70 Lệnh công bố Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
- 71 Lệnh công bố Luật Hải quan sửa đổi năm 2005
- 72 Lệnh công bố Luật kiểm toán nhà nước năm 2005
- 73 Lệnh công bố Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 74 Nghị quyết số 744/2005/NQ-UBTVQH11 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 75 Lệnh công bố Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- 76 Lệnh công bố Luật an ninh quốc gia năm 2004
- 77 Lệnh công bố Luật Xuất bản năm 2004
- 78 Lệnh công bố Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004
- 79 Lệnh công bố Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 80 Lệnh công bố Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 81 Lệnh 19/2004/L-CTN công bố Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004
- 82 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
- 83 Lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004
- 84 Lệnh công bố Luật Thanh tra 2004
- 85 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn "Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa" năm 2004
- 86 Lệnh công bố Luật Phá sản 2004
- 87 Lệnh công bố Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2004
- 88 Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
- 89 Lệnh công bố Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004
- 90 Lệnh công bố Bộ Luật tố tụng dân sự 2004
- 91 Lệnh công bố Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 92 Lệnh công bố Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004
- 93 Lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sửa đổi năm 2004
- 94 Lệnh công bố Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004
- 95 Chỉ thị 01/2004/CT-BTP về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 96 Lệnh công bố Luật Thủy sản 2003
- 97 Lệnh công bố Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003
- 98 Lệnh công bố Luật xây dựng 2003
- 99 Lệnh công bố Luật Hợp tác xã năm 2003
- 100 Lệnh công bố Luật đất đai 2003
- 101 Lệnh công bố Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003
- 102 Lệnh công bố Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003
- 103 Lệnh công bố Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003
- 104 Lệnh công bố Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 2003
- 105 Lệnh công bố Luật Thống kê 2003
- 106 Lệnh công bố Luật kế toán 2003
- 107 Lệnh công bố Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 108 Nghị quyết 369/2003/NQ-UBTVQH11 về việc thành lập Ban Công tác lập pháp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 109 Lệnh công bố Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định tổng biên chế và số lượng Thẩm phán của các Toà án nhân dân địa phương năm 2003
- 110 Lệnh công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tổng biên chế và số lượng Thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao năm 2003
- 111 Lệnh công bố Pháp lệnh động viên công nghiệp 2003
- 112 Lệnh công bố Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
- 113 Lệnh công bố Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003
- 114 Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn bộ máy giúp việc của các Toà án nhân dân địa phương của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2003
- 115 Lệnh công bố Nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao năm 2003
- 116 Lệnh công bố Luật ngân sách nhà nước 2002
- 117 Lệnh công bố Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002