Khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án

Ngày gửi: 02/04/2018 lúc 11:31:12

Mã số câu hỏi: HTPL42185

Câu hỏi:

Năm 1950 , ông A kết hôn với bà B sinh được 2 người con gái là chị C (1953) và chị D (1954) . Sau 1 thời gian chung sống, giữa A và B phát sinh mâu thuẫn. Năm 1959 , ông A chung sống như vợ chồng vớ bà S sinh được anh T (1960) và chị Q (1963). Tháng 8/1979 , C kết hôn với K sinh được 2 người con là M và N (1980-sinh đôi) . Năm 1990 , trên đường về quê chị C bị tai nạn chết . Năm 1993, ông A mắc bệnh hiểm nghèo qua đời . Trước khi chết , ông A có để lại di chúc cho anh T toàn bộ tài sản . Không đồng ý với bản di chúc đó , chị D đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố mình . Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của ông A và bà B là 500.000.000 đồng , tài sản của ông A với bà S là 300.000.000 đồng . Hãy chia thừa kế ???

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng được xác định theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Khối tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B là 500 triệu đồng, căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Như vậy, trong mối quan hệ với bà B, ông A có tài sản 250 triệu

Khối tài sản chung giữa ông A và bà S là 300 triệu thì trong khối tài sản này, ông A có 150 triệu. Tỏng số tài sản ông A được tự quyền quyết định là 400 triệu.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:

“Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

Như vậy, ông A hoàn toàn có quyền quyết định đối với phần tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của người khác. Bà D không có quyền yêu cầu chia lại phần tài sản của ông A khi mà ông A đã để lại di chúc cho anh T.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ