
Đòi lại đất đã tặng cho
Ngày gửi: 05/02/2018 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Ông S có 10 người con. Các con của ông đều trưởng thành, ra ở riêng và ông ở với người con út. Khi người con út cùng vợ đi làm ăn xa thì vợ chồng ông S được anh A là cháu nội con người thứ 2 nuôi dưỡng. khi người con út trở về thì họp gia đình ông S có nói cho anh A 1 mảnh đất 120m2 trước sự chứng kiến và đồng ý của các người con vào năm 2002. 5 năm sau ông S mất, không để lại di chúc và chưa sang tên mảnh đất cho anh A. Người con út lén đi sang tên tất cả giấy tờ đứng tên ông S sang tên mình trong đó có mảnh đất của ông S cho anh A. do những người con khác đều ra riêng và anh A nghĩ đất của ông nội cho thì cứ ở nên không ai quan tâm đất đứng tên ai. 10 năm sau khi giá đất tăng mạnh và cần tiền nên người con út đòi lại phần đất anh A đang ở với lý do ngày xưa cha ông chỉ cho anh A ở tạm và đất đang đứng tên ông là của ông. Yêu cầu anh A sau 1 tháng cả nhà phải dời đi nơi khác nếu không sẽ kiện anh A ra tòa. Anh A có nhờ các chú và các cô làm chứng cho mình về việc ngày xưa ông nội cho anh A mảnh đất nhưng không ai dám đứng ra làm chứng do sợ đứa em út có máu côn đồ của mình kể cả vợ ông S đang ở chung với người con út cũng không đứng về phía cháu. Hỏi: anh A có thể lấy được mảnh đất mà ông nội đã cho mình hay không? Và anh A phải làm sao để có thể giành lại phần đất đó??
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
– Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.
– Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng thừa kế bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ông S mất đi không để lại di chúc nên di sản mà ông S để lại sẽ được chia theo pháp luật. Việc bạn nói người con út sau 5 năm khi ông S mất đã xin cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì điều này là không hợp lý. Bởi vì nếu muốn được xin cấp giấy chứng nhận thì chỉ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
– Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có văn bản xin từ chối nhận di sản thừa kế. Trường hợp đã từ chối thì những người này sẽ mất quyền thừa kế, và người thừa kế duy nhất còn lại là người con út thì người này sẽ có quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do là người thừa kế duy nhất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nếu không rơi vào hai trường hợp kể trên mà người con út vẫn xin cấp được giấy chứng nhận thì có thể là cấp giấy chứng nhận trái quy định của pháp luật. Nếu cấp sai quy định thì những người trong hàng thừa kế thứ nhất hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này ra Tòa án nhân dân yêu cầu thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, đồng thời yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật. Việc anh A được ông S tặng cho mảnh đất bằng miệng và có sự đồng ý làm chứng của các con thì việc này không có phát sinh hiệu lực vì khi chuyển nhượng thì buộc phải lập thành văn bản, có công chứng và tại thời điểm tặng cho chưa sang tên thì hợp đồng tặng cho chưa hoàn thành.
Bạn xem xét để thương thảo, thỏa thuận với các thành viên trong gia đình và trao đổi với con út để giải quyết vấn đề có lợi nhất.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0986.426.961