Đã từ chối nhận di sản thừa kế, nay muốn thay đổi lại có được không?

Ngày gửi: 17/11/2020 lúc 23:02:24

Mã số câu hỏi: HTPL42279

Câu hỏi:

Đã từ chối nhận di sản thừa kế, nay muốn thay đổi lại có được không? Thủ tục hưởng thừa kế lại sau khi đã từ chối trước đó?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, về nguyên tắc, một người hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật do người thân mình để lại. Tùy thuộc vào tính chất của tài sản thừa kế, số người trong một hàng thừa kế, di sản mà người đó nhận được có thể ít hoặc nhiều trong từng trường hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thừa kế cũng mong muốn nhận phần di sản để lại. Vậy trong trường hợp này khi người thừa kế đã từ chối nhận di sản thừa kế thì sau đó lại muốn thay đổi muốn nhận lại di sản thừa kế thì được không? Trong bài viết dưới đây của công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc này.

1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 609 về quyền thừa kế như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc, thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục chuyển dịch di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.

2. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cụ thể như sau:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Đó là những nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ nhân thân của người đó và phải do chính họ thực hiện như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi dưỡng.. Những nghĩa vụ tài sản mà do hành vi của người để lại di sản làm phát sinh, được chuyển cho những người thừa kế.

Trường hợp nay được coi là chuyển nghĩa vụ do pháp luật quy định. Do vậy, khi người thừa kế nhận di sản, đồng thời nghĩa vụ do pháp luật quy định. Do vậy, khi người thừa kế nhận di sản, đồng thời nghĩa vụ tài sản của người chết cũng được chuyển cho người thừa kế. Người thừa kế được nhận một phần di sản, cho nên họ phải thực hiện một phần nghĩa vụ tài sản trong phạm vi giá trị phần di sản nhận được. Nếu phần nghĩa vụ vượt quá giá trị phần di sản thừa kế, thì người thừa kế không phải thực hiện phần vượt quá đó. Thông thường sau khi mở thừa kế, người thừa kế chưa thể hiện nhận hay từ chối nhận di sản hoặc đồng ý nhận những di sản chưa chia.

Vậy trong những trường hợp này, việc thực hiện nghĩa vụ của người chết theo phương thức nào và nếu di sản gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm thuộc về ai. Kể từ thời điểm mở thừa kế, di sản chưa xác định được chủ sở hữu, vì những người thừa kế cần phải thể hiện ý chí là nhận phần di sản thì họ mới có quyền sở hữu. Vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm người thừa kế nhận di sản thì di sản chưa xác định được ai là chủ sở hữu, cho nên người nào đang quản lý di sản thì tiếp tục quản lý và thực hiện nghĩa vụ của người quản lý di sản đến khi xác định được chủ sở hữu.

3. Từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định cụ thể về việc từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể như sau:

Điều 620: Từ chối nhận di sản thừa kế:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyefn từ chối nhận di sản. Phần di sản của người từ chối sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hạn chế việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác ( cá nhân, tổ chức, Nhà nước). Trường hợp này cần xem xét người thừa kế có tài sản hay không. Nếu họ có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ thì có quyền từ chối nhận di sản.

Ngược lại, nếu họ không có hoặc có nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với người khác thì không được phép từ chối. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì phải lập thành văn bản, văn bản này có thể được công chứng, chứng thực hoặc văn bản do người thừa kế tự viết và ký. Đây là căn cứ pháp lý để xác định người thừa kế đã từ chối nhận di sản. Văn bản từ chối sẽ được chuyển cho người quản lý di sản, người thừa kế và người phân chia di sản. Người từ chối nhận di sản không phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến di sản và nghĩa vụ của người chết. Theo quy định của pháp luật thì sau khi mở thừa kế, người thừa kế có quyền chia di sản.

Tuy nhiên, có thể sau một thời gian dài di sản mới chia, trong thời gian này người thừa kế có quyền thể hiện ý chí của mình nhận hoặc từ chối nhận di sản. Thông thường thì thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia di sản không trùng nhau, có nghĩa là thời điểm chia di sản được thực hiện sau khi mở thừa kế một thời hạn nhất định, Trong thời hạn này người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, phần di sản này được chia cho người thừa kế khác.

4. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Luật công chứng năm 2014 tại điều 59 quy định cụ thể về việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản như sau:

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

 Trong trường này người thừa kế nếu không muốn nhận phần di sản mà người có di sản để lại cho thì cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên và thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.Khi công chứng văn bản trên thì cần bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật

Về mặt hình thức thì khi người muốn từ chối nhận thừa kế đủ điều kiện để từ chối thì yêu cầu đó phải được lập văn bản và công chứng. Văn bản này được gửi tới người quản lý tài sản, những người thừa kế khác và những người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thừa kế. Có thể thấy rằng, việc từ chối di sản thừa kế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nên thực hiện công việc cũng cần sự tỉ mỉ, minh bạch thông qua các bước

Bước 1: Công khai nguyện vọng từ chối hưởng di sản thừa kế và thông báo cho những người có liên quan như: người quản lý, người phân chia di sản, người thừa kế khác

Bước 2: Nộp hồ sơ tại tổ chức Công chứng, hồ sơ thường gồm:

Giấy tờ cá nhân

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản

Các giấy tờ khác:Giấy khai sinh, Giấy chứng tử…

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Người từ chối phải ký vào từng chân trang

Bước 4: Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản, đóng dấu công chứng

Như vậy việc chối nhận thừa kế của người từ chối nhận di sản đã hợp pháp do người thừa kế tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế thì văn bản từ chối nhận di sản sẽ và phát sinh hiệu lực. Vì vậy, không thể thay đổi ý kiến khi đã từ chối nhận di sản thừa kế.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ