Con gái đi lấy chồng có được hưởng thừa kế khi bố mẹ đẻ mất đi không?

Ngày gửi: 05/02/2018 lúc 11:31:12

Mã số câu hỏi: HTPL42208

Câu hỏi:

Bố mẹ tôi sinh ra được năm người con (4 gái và 1 trai). Bố mẹ tôi qua đời cách đây 15 năm và không để lại di chúc. Sổ đỏ đất đai đứng tên ba mẹ tôi nhưng khi ba mẹ tôi mất, em trai tôi tự ý đi lên xã sang tên quyền sỡ hữu mảnh đất đó cho mình và không nói cho ai trong gia đình biết. Không lâu sau em tôi lấy mảnh đất đó chia cho các con của mình, thì lúc đó 4 chị em nhà tôi mới biết mảnh đất đã được sang tên. Vậy cho tôi xin hỏi luật sư là mảnh đất đó chị em nhà tôi có được chia phần hay không, trong số chị em tôi có 1 người chưa lấy chồng vậy người đó có được phần nào trong mảnh đất đó không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo Điều 678 Bộ luật Dân sự 1995 quy định, trong trường hợp không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. 

Điều 679 Bộ luật dân sự 1995 quy định hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật như sau:

“Điều 679. Người thừa kế theo pháp luật

1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.“

Theo đó, cả 5 ngư đều sẽ được một phần quyền sử dụng của mảnh đất mà cha mẹ bạn để lại, không phụ thuộc vào giới tích hay tình trạng hôn nhân.

Do cha mẹ bạn chết năm 2001, không để lại di chúc vì vậy, di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, do bạn là con nên bạn cũng sẽ được chia một phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của bạn. Việc em trai bạn tự ý sang tên đất khi chưa được sự đồng ý của những người thừa kế là trái quy định. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật: 024.6294.9155

Nếu người con trai không chịu trả lại quyền sử dụng đất của phần đất thuộc quyền được thừa kế của bạn và 3 người chị em bạn thì bạn và 3 người chị em còn lại có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu chia thừa kế theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế trong trường hợp của bạn là cách đây 15 năm. Như vậy, trong trường hợp bạn khởi kiện vào năm 2016, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là đã hết. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017) thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế,như vậy nếu bạn kéo dài thời gian đến năm 2017 thì vẫn còn thời hiệu khởi kiện. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ