Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giống cây trồng

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giống cây trồng – Theo quy định tại Điều 4.24 Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Bảo hộ giống cây trồng mới

Giống cây trồng mới có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiêp. Bảo hộ giống cây trồng (bảo hộ quyền tác giả giống cây trồng) là cơ chế bảo hộ quyền cho người đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển ra giống cây trồng mới.

Nhờ cơ chế bảo hộ này mà tác giả có thể thu lại những chi phí cho quá trình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống mới để tái đầu tư cho việc chọn tạo những giống mới tiếp theo, góp phần giới thiệu cho sản xuất nhiều giống cây trồng mới có các đặc tính tốt phục vụ nhu cầu con người.
Để tạo ra một giống cây trồng mới, tác giả thường mất nhiều thời gian, công sức, tiền của. Tuy nhiên người thứ ba có thể dễ dàng nhân giống. Vì thế cần phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà tạo giống nhằm khuyến khích công tác phát triển giống mới một cách hiệu quả.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại LetoLegal bao gồm:

  • Tư vấn về khả năng bảo hộ đối với giống cây trồng;
  • Tư vấn và cung cấp các thông tin giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng, các thông tin khoa học trong lĩnh vực ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm dịch và/hoặc chuẩn bị
  • Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, dịch và hoặc hướng dẫn hoàn thiện Tờ khai kỹ thuật, và tiến hành các thủ tục xin cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Tư vấn về hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Tư vấn bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước những hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;
  • Đại diện cho khách hàng khiếu kiện quyết định của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới ở nước ngoài.

Để đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới, Quý khách hàng cần lưu ý:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới:

Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
  • Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng
  • Ảnh chụp mẫu giống: 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm.
  • Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của  Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoạc sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
    Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:
  • Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
  • Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
  • Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác

Thời gian giải quyết tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng:

  • Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
  • Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
  • Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;
  • Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).

Hãy liên hệ tới LetoLegal để được  tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng tốt nhất!

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ

TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. Lệ phí về bảo hộ giống cây trồng

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư s 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

I

Lệ phí

 

 

1

Lệ phí cấp văn bằng bo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hp đồng chuyển giao quyn sở hữu công nghiệp

Bằng

350.000

2

Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bằng

100.000

3

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

01 người/lần

100.000

II

Phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp

 

 

1

Hội đồng công nhận giống cây lâm nghip mới

01 lần

4.500.000

2

Công nhận lâm phần tuyển chọn

01 giống

750.000

3

Công nhận vườn giống

01 vườn giống

2.750.000

4

Công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống

01 lô giống

750.000

III

Phí bảo hộ giống cây trồng

 

 

1

Thẩm định đơn

01 lần

2.000.000

2

Thẩm định lại đơn khi người nộp đơn yêu cầu thì người nộp đơn phải nộp 50% lần đầu

01 lần

1.000.000

3

Duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng

 

 

 

– Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3

01 giống/01 năm

3.000.000

 

– Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6

01 giống/01 năm

5.000.000

 

– Từ năm thứ 7 đến năm thứ 9

01 giống/01 năm

7.000.000

 

– Từ năm thứ 10 đến năm thứ 15

01 giống/01 năm

10.000.000

 

– Từ năm thứ 16 đến hết thời gian hiệu lực của Bằng bảo hộ

01 giống/01 năm

20.000.000

4

Thẩm định yêu cầu phục hồi hiệu lực Bng bảo hộ ging cây trồng

Đơn

1.200.000

5

Hội đồng công nhận giống, cây trng mới

01 lần

4.500.000

IV

Phí công nhận, chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt

 

 

1

Chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận

01 phòng, TCCN/lần

15.000.000

2

Giám sát phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận

Phòng, TCCN/ln

7.500.000

V

Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp

 

 

1

Cấp mới giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác

01 cơ sở/lần

6.000.000

2

Cấp lại, điều chỉnh giấy phép sản xuất phân bón

01 cơ sở/lần

2.500.000


Công ty luật Leto Legal Công ty luật Leto Legal
910 21569

CÔNG TY LUẬT LETO LEGAL – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ:  Tòa nhà Parkson – Viet Tower – Số 1 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097.276.8558 Fax: 0243.533.5122
Hotline: 097.276.8558 – 1900 6258

DMCA.com Protection Status