Quy định về phụ cấp
- Nghị định 57/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ
- Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ (có hiệu lực 01/6/2011, thay thế NĐ 57/2011/NĐ-CP)
- Thông tư 61/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân
- Quyết định 1439/QĐ-TLĐ năm 2011 quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn
- Quyết định 73/2011/QĐ-TTg Quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch
- Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập
- Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập
- Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- Quyết định 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục
- Thông tư liên tịch 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh
- Nghị định 52/2011/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
- Quyết định 116/2002/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Bộ Quốc phòng
- Thông tư liên tịch 163/2002/TTLT/BQP-BTC hướng dẫn Quyết định 116/2002/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp quản lý trại tạm giam, nhà giam giữ thuộc Bộ Quốc phòng
- Thông tư 141/2011/TT-BTC chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công, viên chức
- Thông tư 03/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ phụ cấp phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty nhà nước theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP
- Thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ phụ cấp phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP
- Thông tư 05/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm
- Quyết định 86/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thẩm tra viên thi hành án dân sự
- Quyết định 27/2012/QĐ-TTg chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành, Công chứng, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án (có hiệu lực 01/8/2012)
- Thông tư 09/2008/TTLT-BTP-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 86/2007/QĐ-TTg
- Quyết định 22/2003/QĐ-TTg về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh và đấu tranh với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS
- Quyết định 11/2007/QĐ-BLĐTBXH về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hoá - Thông tin
- Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin
- Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Thông tư 02/LB-TT bổ sung các xã được áp dụng chế độ phụ cấp đặc biệt
- Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg về trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động
- Thông tư 08/2010/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
- Quyết định 471/QĐ-TTg trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công, viên chức, LLVT, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn
- Thông tư 48/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 471/QĐ-TTg trợ cấp khó khăn đối với người thu nhập thấp
- Thông tư 92/2011/TT-BTC về thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp theo Quyết định 471/QĐ-TTg
- Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 116/2010/NĐ-CP chính sách đối với cán bộ, công, viên chức, người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn
- Thông tư liên tịch 03/2011/TTLT-BCA-BTC về điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ CAND hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg
- Quyết định 114/QĐ-BTP hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
- Thông tư liên tịch 46/2012/TTLT-BTC-TTCP về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Nghị định 102/2002/NĐ-CP chế độ trợ cấp với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Quyết định 812-TTg bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn, trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là công nhân chuyển ngành về hưu
- Thông tư 01/LĐTBXH-TT hướng dẫn Quyết định 812/TTg bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu
Tham khảo thêm:
5 comments
Chẳng hiểu vì sao Bộ quốc phòng và Chính phủ và các ngành liên quan lâu có nghị định hướng dẫn về thực hiện Luật cơ yếu đến thế?
Chúng tôi cùng đồng cảm với ý kiến của bạn thắc mắc ở trên, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu luật ra sao mà nó chẳng có tí đồng bộ nào cả cứ văn bản này ra thì lại đá văn bản khác, chúng tôi là cán bộ công chức công tác ở trong tổ chức cơ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ mật mã trong lĩnh vực trọng yếu của quốc gia và lao động trong môi trường nguy hiểm và độc hại như vậy, luôn phải sống trong môi trường nghiêm khắc để bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ. Nhưng chế độ chính sách thì bị đối sử chẳng được bằng cán bộ công chức bình thường (Phải chăng những việc làm và sản phẩm của chúng tôi làm ra nó không cần thiết và nó không làm ra tiền nên chỉ được có vậy? Qua đây cá nhân tôi có bày tỏ ý kiến nếu đảng, nhà nước, các cơ quan bộ ngành thấy không cần đến công tác cơ yếu nữa thì giải thể nó luôn đi. Cùng là cán bộ, công chức công tác trong co quan đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến cấp huyện từ 01/5/2011 được hưởng phụ cấp 30% gọi là phụ cấp công tác đảng, đoàn thể còn lại những người làm việc trong tổ chức cơ yếu thì lại không có, phải chăng bọn làm công tác cơ yếu không cần tiền, không cần ăn hít khí trờ mà sống bà bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước bảo vệ chế độ. có lẽ đảng, nhà nước không cần thì giải thể nó đi, không nữa thì có chế độ chính sách cho cán bộ trong ngành cơ yếu được hoạt động trong cơ chế trị trường để đảm bảo cuộc sống chứ.
Tôi đề nghị có Nghị định thực hiện cơ chế rõ ràng phân cấp quản lý cơ yếu thuộc cấp Tỉnh và cơ yếu thuộc cấp huyện thuộc điều chỉnh của Luật Cơ yếu và nhiệm vụ phải rõ ràng, chứ như hiện nay cơ yếu thuộc các Văn phòng cấp ủy cấp huyện, nhiều lúc bị sai vặt làm đủ thứ kiêm nhiệm nào chuyên viên tổng hợp, nào công nghệ thông tin, có lúc còn sai rót nước trà cho các cuộc hội nghị mà khi quy hoạch đề bạt cán bộ chẳng thấy quy hoạch cơ yếu đâu, lãnh đạo bảo nếu có quy hoạch thì lên theo ngành dọc ấy, chứ ngành ngang không quy hoạch; vậy Cơ yếu cần quái gì kiêm nhiệm công tác Văn phòng, vì chúng tôi là cơ yếu mà đâu có hưởng lương của cán bộ công chức đâu mà kiêm chuyên viên.
Đúng vậy, Tôi cảm thấy Cơ yếu cấp huyện như một nhân viên bị sai vặt, từ kiêm nhiệm chuyên viên tổng hợp, công nghệ thông tin, nhân viên tạp vụ phục vụ các cuộc hội nghị của cấp ủy, các cuộc họp mặt (vì ở Văn phòng cấp ủy huyện không có bộ phận phục vụ như ở Văn phòng cấp ủy Tỉnh) nên Văn phòng cấp ủy cấp huyện phục vụ tất, riết rồi cán bộ cấp xã coi công chức Văn phòng cấp ủy huyện như bưng bê trà nước, chỉ là một bộ phận phục vụ; Vì vậy theo quan điểm Tôi (25 năm trong ngành cơ yếu)nên chuyển Cơ yếu sang Văn phòng UBND cấp huyện để điều chỉnh theo Luật Cơ yếu (UBND các cấp quản lý cơ yếu.
Không được hưởng phụ cấp 30%, nhưng văn phòng cấp ủy cấp huyện vẫn bắt cơ yếu làm việc như cơ yếu + Kiêm chuyên viên tổng hợp, thật là bất công.
Đăng một Nhận xét
- Đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu, nếu không có dấu sẽ bị xóa.
- Nếu không có tài khoản Google, chọn dòng Tên/URL trong mục "Nhận xét với tư cách" bên dưới.