
Thủ tục hành chính: Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Thông tin thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Số hồ sơ: | T-DLA-252741-TT |
Cơ quan hành chính: | Đắk Lắk |
Lĩnh vực: | Hành chính tư pháp |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Chủ tịch nước |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Công dân nộp hồ sơ, nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp. |
Thời hạn giải quyết: | Trong thời hạn 115 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin thôi quốc tịch nước ngoài. - Trong thời hạn 105 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch. |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam. |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, số 04 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. |
Bước 2: | Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. |
Bước 3: | Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam. |
Bước 4: | Công an tỉnh xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp. |
Bước 5: | Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam sau khi nhận được kết quả xác minh của Công an tỉnh và hoàn hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. |
Bước 6: | Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. |
Bước 7: | Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài. Sau khi nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì sau khi nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. |
Bước 8: | Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho nhập Quốc tịch. |
Bước 9: | Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, số 04 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ 15 phút. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. + Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam (được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó). + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam). - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không cần các điều kiện sau: + Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam. + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. (Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Quốc tịch) |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.1. |
Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó). |
Bản khai lý lịch theo mẫu TP/QT-2010-TKLL. |
Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. |
Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt (là một trong các giấy tờ sau: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp). |
Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam. |
Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (là một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam). Đối với những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể: - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân. - Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. - Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam. - Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao. |
Số bộ hồ sơ: 3 bộ |
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Bản khai lý lịch theo mẫu TP/QT-2010-TKLL Tải về |
1. Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch do Bộ Tư pháp ban hành |
Đơn xin xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.1 Tải về |
1. Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch do Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí | 3.000.000 đồng |
1. Thông tư 146/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch do Bộ Tài chính ban hành |
Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk |
Thủ tục hành chính liên quan Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Nhập quốc tịch Việt Nam - Đắk Lắk
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!