
Thủ tục hành chính: Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Thông tin thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Số hồ sơ: | T-AGI-BS272 |
Cơ quan hành chính: | An Giang |
Lĩnh vực: | Đường bộ |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang. |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang. |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Biên bản Kiểm tra xét tăng lưu lượng đào tạo lái xe (Phụ lục 18);Văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp phép |
Tình trạng áp dụng: | Không còn áp dụng |
Cách thực hiện thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. |
Bước 2: | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đầy đủ thì hướng dẫn hoàn thiện, nếu đầy đủ thì tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Người lái. |
Bước 3: | Phòng Quản lý Người lái: Phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập biên bản; Lập thủ tục trình ký văn bản đề nghị Cục đường bộ Việt Nam cấp phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo; Chuyển kết quả giải quyết về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. |
Bước 4: | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
- Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô: Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên đào tạo lớn nhất tại mỗi thời điểm, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng Giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành); Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng Giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2. |
|
- Phòng học kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu,...); Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các động tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng,...); Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt) |
|
Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Đào tạo các hạng A1, A2, A3 và A4 : 1.000 m2; Đào tạo các hạng B1 và B2 : 8.000 m2; Đào tạo đến hạng C : 10.000 m2; Đào tạo đến các hạng D, E và F : 14.000 m2. |
|
Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên: Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết. | |
Phòng điều hành giảng dạy: Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo | |
Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; Có đủ sức khỏe theo quy định; Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; Có chứng chỉ sư phạm. |
|
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết: Ngoài tiêu chuẩn chung còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên và hiểu biết về môn học được phân công giảng dạy; Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe phải có Giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên. |
|
- Đường tập lái xe: Đường giao thông công cộng được chọn để dạy lái xe phải có đủ các tình huống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; có đoạn lên dốc, xuống dốc; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; tuyến đường tập lái phải được ghi rõ trong Giấy phép xe tập lái |
|
- Hệ thống phòng học chuyên môn: Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2 cho lớp học không vượt quá 35 học viên; đủ ánh sáng, không ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bảo đảm môi trường sư phạm; Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng học chuyên môn: Luật Giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa thông thường, kỹ thuật lái xe, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng học nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung và phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa; Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Luật Giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe |
|
- Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái; Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô |
|
- Phòng học Luật Giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình; Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có phòng học lý thuyết trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học lý thuyết do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao; Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêm phòng học lý thuyết đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học lý thuyết trên máy tính phải có ít nhất 20 máy tính để học viên ôn luyện phần lý thuyết |
|
- Phòng học nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách; Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng |
|
- Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt; Bảo đảm cho lớp học không vượt quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người/bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề; Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập |
|
- Sân tập lái xe: Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu là sân hợp đồng phải có hợp đồng dài hạn, thời hạn hợp đồng phù hợp với thời hạn Giấy phép đào tạo lái xe; Trường hợp sử dụng sân hợp đồng chung với cơ sở đào tạo lái xe khác phải kèm theo kế hoạch sử dụng sân của chủ hợp đồng cho thuê; Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe; Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng; Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đầy đủ vạch sơn kẻ đường; Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành. |
|
- Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành: Ngoài tiêu chuẩn chung, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: Có Giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có Giấy phép lái xe không thấp hơn hạng B2; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên; Thuộc biên chế hoặc hợp đồng dài hạn ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe; Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1a, 1b. |
|
- Xe tập lái: Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong Giấy phép đào tạo lái xe; Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo; Có Giấy chứng nhận Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học; Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2; Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước 10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe; Mô tô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng ở phía trước và phía sau với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20cm x 25cm đối với máy kéo; Có Giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, 4b do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 12 Điều 5 Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT |
Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo |
Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo (Phụ lục 16) |
Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có chứng thực của giáo viên (thay đổi) |
Bản sao chụp Giấy phép lái xe của giáo viên |
Bản sao chụp Giấy phép lái xe (thay đổi) |
Bản sao chụp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (thay đổi) |
Bản sao Giấy đăng ký xe có chứng thực (thay đổi) |
Bản sao chụp Giấy phép xe tập lái (thay đổi) |
Bản sao chụp Giấy phép xe tập lái (thay đổi); |
Số bộ hồ sơ: 3 bộ |
Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Báo cáo đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe Tải về |
1. Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành |
Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Văn bản căn cứ pháp lý
1. Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành |
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô điều chỉnh hạng xe đào tạo - An Giang |
Lược đồ Đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô tăng lưu lượng đào tạo trên 20 % - An Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!