Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm bổ sung

Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm bổ sung thực hiện tại Leto Legal. Leto Legal là đơn vị luật hàng đầu tại Việt Nam về thực hiện công bố sản phẩm tại Hà Nội và Việt Nam.

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác

công bố thực phẩm bổ sung

Thực phẩm bổ sung nhập khẩu và sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy (đã có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm (chưa có quy chuẩn kỹ thuật) tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Leto Legal là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, và đại diện thực hiện đăng ký kiểm nghiệm và công bố thực phẩm bổ sung. Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý đối với các sản phẩm và dịch vụ y tế, LetoLegal có thể cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm bổ sung cho khách hàng chính xác và hiệu quả nhất.

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung tại Leto Legal như sau:

Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu:

  1. a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
  3. c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
  4. d) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
  5. đ) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  6. e) Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  7. g) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  8. h) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  9. i) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  10. k) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
  11. l) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung sản xuất trong nước:

  1. a) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. b) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
  3. c) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);
  4. d) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  5. đ) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  6. e) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  7. g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  8. h) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
  9. i) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  10. k) Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
  11. l) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  12. m) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế

Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới LetoLegal để được tư vấn và cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu và sản xuất trong nước tốt nhất.


Công ty luật Leto Legal Công ty luật Leto Legal
910 21569

CÔNG TY LUẬT LETO LEGAL – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ:  Tòa nhà Parkson – Viet Tower – Số 1 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097.276.8558 Fax: 0243.533.5122
Hotline: 097.276.8558 – 1900 6258

DMCA.com Protection Status