Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hiện nay, liên hệ với địa phương, đơn vị.

- Tải về nội dung bài viết (file Word)
- Tải về Sách ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh (file epub)
Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM về cán bộ gồm những nội dung cụ thể sau:
1. TT HCM về vị trí, vai trò của người CB
Chủ tịch HCM đánh giá rất cao vai trò của NCB, người coi “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. CB còn được hiểu là cái dây chuyền của bộ máy.
- NCB phải có đủ phẩm chất đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, phương pháp và phong cách. Người cho rằng CB quyết định mọi việc. Các đ/c đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đ/c”
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: cán bộ là vốn quý của cách mạng, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức lỗ vốn. Vì vậy, công tác cán bộ phải được xem là công việc gốc của Đảng, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
2. TT HCM về đức, tài của người CB
a. Yêu cầu của HCM về đạo đức của NCB
Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm tới vấn đề phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ đảng viên phải vừa có đức, vừa có tài, vừa có năng lực, vừa có phẩm chất. Người nói: “Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho cách mạng; có đức mà không có tài như ông bụt trong chùa không có ích gì cho ai”. Theo Người, đạo đức là “cái gốc”, là “nền tảng”, là cái “căn bản” của một chiến sĩ cách mạng. Người có tài phải thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức thì mới đem tài năng phục vụ đắc lực cho Đảng, cho dân. Đức là gốc, luôn làm cho tài năng phát triển; người thực sự có đức bao giờ cũng khiêm tốn, chịu khó học tập, phấn đấu nâng cao tài năng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng giao cho.
- HCM đặc biệt coi trọng đạo đức vì con người cần đạo đức, CM cần đạo đức. Con người là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công của CM. Theo HCM: Đ.Đ là gốc, là nền tảng của người CM. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, k có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, k có gốc thì cây héo. Người CM phải có Đ.Đ, k có Đ.Đ thì tài giỏi đến mấy cũng k lãnh đạo được ND”.
- Đ.Đ là 1 đặc trưng cơ bản của XH XHCN, là thước đo bản chất của mỗi người, là sức mạnh trong sự nghiệp XD và BV TQ, liên quan đến sự thành bại của CM. HCM kết luận: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức CM hay không”
- HCM nêu yêu cầu Đ.Đ đ/v CB là phải: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình có nghĩa; Tinh thần quốc tế trong sáng
* Trung với nước, hiếu với dân:
HCM nêu khái niệm mới, nội dung mới, có ý nghĩa KH CM và nhân văn là: “Trung với nước, hiếu với dân”. Đó là phải quyết tâm, suốt đời hết lòng, hết sức phung sự TQ, phục vụ ND, đặt lợi ích của TQ, của ND lên trên hết, trước hết. Phải trọng dân, tin dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của ND, thương dân, hòa mình với QCND thành 1 khối, nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; quan tâm dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận; làm cho dân tin, dân phục, dân yêu
* CKLC, Chí công vô tư:
+ Cần kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người phải CKL nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Đây là 4 đức tính cần có của con người.
+ CKLC là thước đo của trình độ văn minh, tiến bộ của 1 dân tộc. “1 dân tộc biết Cần, biết kiệm, biết liêm, là 1 dân tộc giàu về VC, mạnh về TT, là 1 dân tộc văn minh tiến bộ”.
+ Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, là lòng mình biết chỉ biết vì Đảng, vì TQ, vì đồng bào. Thực hành CCVT gắn liền với chống và quét sạch CN cá nhân. CN cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm như tham ô, lãng phí.
* Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa:
Thương yêu quý trọng con người trong tư tưởng HCM luôn đứng vững trên lập trường của GCCN, biến thành hành động cụ thể, tức là tình thương yêu con người dành cho con người đang sống thực trên đời này, bị áp bức, đói nghèo, bệnh tật.
* Tinh thần quốc tế trong sáng: là 1 phẩm chất Đ.Đ bắt nguồn từ bản chất của GCCN và CĐ XHCN.
- Để xây dựng nên Đ.Đ mới của người cán bộ, HCM chỉ rõ người cán bộ phải: Tu dưỡng Đ.Đ suốt đời, phải đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố Đ.Đ CM; Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống.
b. Yêu cầu của HCM về năng lực của NCB
- Trên nền tảng Đ.Đ là gốc, NCB phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, CS của Đảng và chính phủ. Muốn động viên, tổ chức và giáo dục được ND, chiều sâu và gốc rễ của vấn đề là phải nhận thức thực sự KH và CM hai chữ “cán bộ” và “lãnh đạo”. HCM giải thích: “làm CB tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của ND”
3. TT HCM về phong cách của người CB
- Phong cách của NCB, người CM có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối và phương pháp CM. Phong cách của NCB quan hệ chặt chẽ với phẩm chất Đ.Đ của NCB: trung với nước, hiếu với dân, CKLC, chí công vô tư…Những phẩm chất Đ.Đ này được thể hiện cụ thể qua phong cách khác nhau của từng người.
- Để tu dưỡng rèn luyện phong cách, NCB phải
+ Rèn luyện phong cách tư duy: Mỗi CB ĐV phải có tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tìm tòi cái mới phù hợp quy luật KQ, trả lời được những câu hỏi thực tiễn đặt ra. Tư duy phải xuất phát từ thực tế Việt Nam, địa phương, ngành mình, phù hợp với những ĐK lịch sử cụ thể.
+ Rèn luyện phong cách làm việc:
- tác phong quần chúng (CB ĐV tu dưỡng rèn luyện theo phong cách QC của HCM là phải theo đúng đường lối nhân dân. Tức là phải đặt lợi ích của QCND lên trên hết; phải liên hệ với ND; việc gì cũng bàn với ND, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước ND và hoan nghênh ND phê bình mình; sẵn sàng học hỏi ND; chống bệnh quan liêu)
- tác phong tập thể dân chủ: tức là dân chủ trong Đảng (phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể, tôn trọng và đặt mình trong tập thể, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nhận trách nhiệm cá nhân, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách) và phát huy quyền làm chủ của ND (CB ĐV phải làm cho ND có năng lực làm chủ, biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Coi trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển VH chính trị và tính tích cực của công dân)
- tác phong KH (khắc phục thói quen tự do, tùy tiện, thiếu kế hoạch, chậm chạp lề mề, làm việc phải đi sâu đi sát nắm tình hình cụ thể, phải nắm thông tin và xử lý thông tin 1 cách KH, phải có mục đích, kế hoạch rõ ràng và thường xuyên rút kinh nghiệm. CB lãnh đạo phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới, lãnh đạo phải toàn diện và cụ thể, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, có trọng điểm và có điển hình)
+ Rèn luyện phong cách diễn đạt: CB ĐV phải xác định rõ chủ đề, đối tượng và mục đích của việc nói và viết từ đó tìm ra cách nói, cách viết phù hợp với đối tượng, rõ chủ đề và mục đích đề ra. Viết và nói phải chân thực, không nên nói ẩu, không được bịa ra. Chưa điều tra nghiên cứu, chưa biết rõ chớ nói, chớ viết. Viết và nói đúng sự thật, nói cả những sai lầm khuyết điểm. Viết, nói ngắn gọn, diễn đạt phải giản dị dễ hiểu dễ nhớ dễ làm -> dễ dàng tuyên truyền cho QCND.
+ Rèn luyện phong cách ứng xử: mỗi CBĐV phải chú ý ứng xử với các đối tượng khác nhau, trước hết và quan trọng nhất là với các tầng lớp ND. CB phải chân thực, luôn luôn xem mình là người bình thường. Đối với CB lãnh đạo, quản lý các cấp, tuyệt đối không được dùng sức mạnh của quyền lực trong ứng xử với ND.
+ Rèn luyện phong cách sinh hoạt từ cái ăn, cái mặc đến sử dụng trang thiết bị vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày, trong đi lại, ở phòng làm việc. Trong sinh hoạt ngày ngày, mỗi CB ĐV phải đặt cho mình một kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, chú ý rèn luyện SK, sắp xếp thời gian tiến hành mọi việc hợp lý và có hiệu quả nhất.
Phần 2. Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới:
- Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. nhất là trong công cuộc ĐM hiện nay.
- Hiện nay, các cấp ủy Đảng và chính quyền đang đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà một trong những nội dung trọng tâm là “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” -> các cấp uỷ đảng và mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu, suy ngẫm những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ để vận dụng vào thực tiễn địa phương, đơn vị mình, khắc phục những mặt hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ hiện nay.
- Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
- Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.
- Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nhiệm vụ cơ bản hiện nay là phải tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã và sẽ là nhiệm vụ lâu dài, thử thách, đòi hỏi bản lĩnh của Đảng, của mỗi tổ chức, cá nhân phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Phần 3. Liên hệ đơn vị:
- Để tạo ra một đội ngũ cán bộ vững mạnh về mọi mặt theo tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới, cần phải:
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. Tăng cường công tác tuyền truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Ngành, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ. Đổi mới nội dung, phương thức nâng cao hiệu quả của công tác chính trị tư tưởng; kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính. Thường xuyên giáo dục CB thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. . Quan tâm bồi dưỡng cả chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất, tinh thần, thái độ, tình cảm đối với Tổ quốc, với nhân dân và nhiệm vụ cách mạng được giao.
+ Từng cán bộ phải tự giác học tập, rèn luyện dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích cán bộ chủ động, tự giác nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Triển khai cho toàn thể cán bộ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.
+ Thực quy chế dân chủ; công khai các hoạt động về tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo để cán bộ, viên chức phấn đấu
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ. Hướng dẫn, tạo điều kiện và giới thiệu cho tổ chức, cho Đảng những cá nhân, quần chúng ưu tú để xem xét bồi dưỡng, rèn luyện thành những cán bộ tốt, có phẩm chất và năng lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Liên hệ với Trường Chính trị tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan tại địa phương trong khu vực hoạt động để tạo điều kiện cho cán bộ tham gia học các lớp Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng đối tượng phát triển Đảng.
+ Rà soát, đánh giá lại chất lượng đội ngũ cán bộ để kiện toàn tổ chức bộ máy; thực hiện tinh giản biên chế. Ưu tiên tinh giản đối với cán bộ có thâm niên công tác nhưng sức khỏe yếu. Đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi đơn vị những CB có đạo đức tác phong kém, chây lười, ngại khó khăn gian khổ, năng lực hạn chế, ý thức chấp hành kỷ luật không cao, không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của người làm công tác cán bộ: phải công tâm, trung thực, trong sáng, có kinh nghiệm làm công tác cán bộ, dân chủ, công khai, công bằng, thống nhất trong lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ hàng năm.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CB trẻ tuổi, có năng lực, đạo đức phẩm chất tốt được tiếp cận và nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, thông qua nhiều loại hình đào tạo khác nhau phù hợp với công việc, điều kiện và thời gian.
+ có chính sách ưu đãi để CB ĐV yên tâm công tác, tránh được hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật nhằm xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, phát triển.
Tóm lại, Có thể khẳng định: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và sử dụng cán bộ là những tư tưởng tiến bộ đầy tính khoa học và nhân văn, mãi mãi là chìa khoá, là kim chỉ nam cho chúng ta học tập, kế thừa và phát huy trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”. Các thế hệ cán bộ, công chức, Đảng viên vừa thấm thía những bài học vô giá của Người, vừa nguyện hết lòng phấn đấu, hi sinh cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mãi giữ vững niềm tin và tình cảm dành cho lãnh tụ kính yêu./.
HỎI - ĐÁP