1. Tốt ngoại ngữ:
Sau WTO, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ra đời và Việt Nam đã chính thức trở thành một quốc gia thành viên của Hiệp định.
Nhờ có việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xuyên biên giới và xúc tác bằng việc tham gia các Hiệp định đa quốc gia, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, việc này cũng thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm, vươn mình ra thị trường quốc tế. Việc sử dụng nhiều loại ngôn ngữ trong các giao dịch của Doanh nghiệp đã trở thành phổ biến, đặc biệt là Tiếng Anh. Và việc sử dụng lao động nước ngoài tại Doanh nghiệp Việt Nam, cũng như người Việt Nam làm việc tại Doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và phạm vi.
Và không loại trừ, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp, với vai trò là người/bộ phận cố vấn, hỗ trợ, support Doanh nghiệp về khía cạnh Pháp lý đòi hỏi phải có kỹ năng tốt trong việc sử dụng ngoại ngữ để sử dụng trong giao tiếp, hợp đồng và các văn bản đối ngoại, thông dụng nhất là Tiếng Anh. Ngoài ra, có thể là tiếng Hàn, Nhật, Đức, …
Vì vậy, nếu bạn có đam mê trở thành Chuyên viên Pháp chế trong Doanh nghiệp, hãy rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ.
2. Kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu:
Đây là một kỹ năng mang tính nghiệp vụ vô cùng cần thiết cho người làm Pháp lý Doanh nghiệp. Các vấn đề tồn tại ở Doanh nghiệp đều bị quản lý bởi Luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản quản lý Doanh nghiệp tại Việt Nam rất rộng, gồm Luật, Nghị Định, Nghị Quyết, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Công văn hướng dẫn, chỉ đạo… Và để giải quyết một vấn đề, đôi khi phải kết hợp rất nhiều quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Do đó, kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu của người làm Pháp lý Doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nhờ đó mà có thể giải quyết chính xác và triệt để các vấn đề pháp lý trong Doanh nghiệp.
3. Khả năng suy nghĩ rõ ràng, hợp lý và có logic
Điều này là vô cùng quan trọng với một người làm Pháp lý Doanh nghiệp. Ranh giới giữa đơn giản và phức tạp trong mỗi vấn đề đôi khi chỉ được phân định bởi chữ “QUY HOẠCH”. Và người Pháp lý Doanh nghiệp đòi hỏi phải có kỹ năng Quy hoạch – Định vị chính xác các yếu tố liên quan đế vấn đề Pháp lý của Doanh nghiệp. Từ đó mới có thể đối chiếu và xác định cơ chế quản lý phù hợp để nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp.
Tìm kiếm:
- kỹ năng pháp lý