Phương pháp học luật hiệu quả nhất cho sinh viên ngành luật

Sau hội thảo về nghề luật ngày 09/10/2016 tại trụ sở công ty luật LETO, luật sư Trần Kiên đã có một buổi gặp thú vị với các bạn sinh viên. Trong email phản hồi sau buổi hội thảo, chúng tôi đã nhận được khá nhiều email về vấn đề làm sao và phương pháp học luật như thế nào để hiệu quả nhất đối với một sinh viên luật?
Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn và học có hiệu quả hơn trong quá trình làm việc, Luật sư Trần Kiên xin chia sẻ cho các bạn. Hi vọng sau bài này các bạn sẽ có cái nhìn khác và cách học tốt hơn.

Phương pháp học luật hiệu quả cho sinh viên luật:

phương pháp học luật hiệu quảHầu hết các bạn sinh viên học ngành luật từ trước đến nay đều gặp phải chung một vấn đề khi mới bắt đầu và có thể kéo dài suốt quá trình học: Đó chính là chưa có được phương pháp học luật sao cho hiệu quả, hiểu và nắm được bản chất các vấn đề lý luận được đào tạo.

Xuyên suốt quá trình học, các bạn sinh viên thường bị tạo thành một thói quen trong học tập, đó chính là học đến đâu hay đến đó và cũng gần như xong đến đâu quên đến đó. Học chỉ đạt được việc hoàn thành các nghĩa vụ cần thiết như làm xong tiểu luận, có kết quả tham gia semina, thi xong bài thi,…

Công ty Luật LETO tổ chức các buổi hội thảo/đối thoại miễn phí với các bạn sinh viên luật nhằm giúp các bạn tháo gỡ tốt hơn những vấn đề thắc mắc trong quá trình học và sau này. Các bạn sinh viên có thể like fanpage của LETO để nhận thông tin về hội thảo:

Một thói quen cũng không tốt cho việc học tập, đó là chúng ta thường mải đọc nội dung vấn đề, rồi ngay sau đó là tìm kiếm và đọc những bình luận, lập luận của người khác. Điều đó làm hạn chế phát triển tư duy pháp lý, và lạc vào hướng học bị động, thụ động.

Vậy, ngoài các lưu ý trong việc học tập nêu trên, các bạn sinh viên luật có thể tham khảo một số phương pháp học tập như sau:

    Học theo phương pháp sơ đồ tư duy.

Việc này có nghĩa, trước khi học một môn học, việc đầu tiên nên làm với cuốn giáo trình là xem ngay mục lục để tổng quan mình sẽ học gì ở môn học này. Tốt nhất nên từ mục lục này, diễn giải thành một sơ đồ tư duy. Các đường nối nhánh trong sơ đồ tư duy sẽ thể hiện mối liên hệ giữa các vấn đề với nhau.
Nhà nước

Bên cạnh các phạm trù là yếu tố có trong sơ đồ, có thể khái niệm chúng bằng các keyword giúp dễ nhớ, dễ hiểu.

Ví dụ:     NHÀ NƯỚC   tổ chức, nhiệm vụ cưỡng chế, chức năng quản lý xã hội

   Sử dụng công thức 5W+1H. Hay còn gọi là phương pháp HỌC thông qua HỎI.

Một đứa trẻ có thể nhận thức dần dần về thế giới khách quan thông qua việc đặt câu hỏi với người lớn. Đôi khi, chỉ đơn giản là những câu hỏi vô cùng ngốc nghếch.

Chúng ta trước mỗi môn học, cũng như tờ giấy trắng, như đứa trẻ đang tiếp cận với vùng nhận thức mới, lý luận mới. Việc đơn giản giúp chúng ta có thể học tập tốt và nhớ lâu, đó chính là việc hỏi. Hỏi hỏi hỏi và hỏi!

  • What – Là gì?
  • Which – Cái nào, việc nào?
  • When – khi nào?
  • Where – ở đâu?
  • Why – Tại sao?
  • How – Như thế nào?

Ví dụ: Khi học về môn Luật Hiến pháp, việc đầu tiên không phải là lần lượt mở từng trang học từng bài theo giáo trình hoặc sự sắp đặt theo buổi học của nhà trường. Việc đầu tiên chúng ta có thể làm ngay là:

Bước 1: Đặt câu hỏi
Bước 2: Xem mục lục, trả lời tổng quát câu hỏi trước. Gặp điều mới lại đặt câu hỏi
Bước 3: Dùng nội dung cụ thể trong các nội dung để trả lời.

Lưu ý: Đặt câu hỏi và trả lời là quá trình liên tục không bao giờ ngừng trong suốt thời gian học tập.

Áp vào ví dụ trên với môn Luật Hiến pháp. Thứ đầu tiên chúng ta biết về môn học này là cái tên: LUẬT HIẾN PHÁP không hơn không kém.

Bước 1:

  • Hiến pháp là gì?
  • Luật hiến pháp là gì?
  • Luật hiến pháp quy định gì?
  • Môn học luật hiến pháp là học các quy định trong Hiến pháp hay học những gì?
  • Hiến pháp các nước có giống nhau không?
  • Hiến pháp Việt Nam có từ bao giờ?
  • Hiến pháp có mấy bản? (mấy lần sửa đổi bổ sung)
  • Hiến pháp quy định những gì?
  • Hiến pháp hình thành như thế nào?
  • Hiện tại Hiến pháp nào có hiệu lực?
  • Hiến pháp có vai trò gì?
  • Sinh ra Hiến pháp để làm gì?

Người học luật và hành nghề luật là người có kiến thức pháp lý sâu rộng, có khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều để đánh giá đúng bản chất vấn đề.

Do đó, việc học và phân tích lý luận, không tách rời việc tham khảo, nghiên cứu các lập luận, phân tích, bình luận từ những chuyên gia, tiền bối đi trước để đối chứng lại các phân tích của bản thân. Từ đó chọn lọc và rút ra chân lý.

Điều đó có nghĩa, các bạn hãy cố gắng ngoài việc hỏi, hỏi, hỏi, thì còn cần đọc, đọc, đọc.

Không ngưng nghiên cứu, đọc, phân tích và học hỏi từ lý luận của người khác để từ đó, phát triển thành lý luận chân lý của bản thân.

Nói tóm lại, trong học tập ngành luật, các bạn cần phải rèn luyện cho mình thói quen học chủ động, biết đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi, biết tóm tắt, tổng hợp nội dung lý luận theo phương pháp sơ đồ tư duy hoặc phương pháp riêng giúp mình định hình tốt nhất về tổng quan môn học, và đồng thời, không ngừng nghiên cứu các tài nguyên tham khảo.

Chúc các bạn học tốt!

Trường hợp các bạn gặp trở ngại trong học tập, có thể gửi email chia sẻ tới Luật sư tại Hãng luật LETO.

Luật sư sẽ chia sẻ giúp các bạn có thể tháo gỡ được nút thắc mình đang gặp phải để tốt hơn và suôn sẻ hơn trong học tập.

Người chia sẻ: Luật sư Trần Kiên – http://luatleto.vn/profile/trankien/

Thế mạnh: Pháp lý Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Kế toán – Thuế, Xuất nhập khẩu, Sở hữu trí tuệ
Học vấn:

Cử nhân Luật – Đại học Luật Hà Nội

Cử nhân Tài chính Doanh nghiệp – Học viện Tài chính

Thạc sỹ Luật dân sự – Đại học Luật Hà nội

Luật sư – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Luật sư – Đối tác thứ ba toàn cầu nội bộ của Tập đoàn đa quốc gia Pfizer

Luật sư inhouse – Quỹ tín dụng nhân dân Quận Hà Đông – Hà Nội

Chuyên gia Sở hữu trí tuệ – WIPO Academy

Chứng nhận đào tạo Chống tham nhũng của Pfizer
Khu vực: Việt Nam
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Hàn Quốc

Bài viết liên quan:
– Hình ảnh buổi hội thảo lần 1 tại công ty luật LETO ngày 09/10/2016


Công ty luật Leto Legal Công ty luật Leto Legal
910 21569

CÔNG TY LUẬT LETO LEGAL – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ:  Tòa nhà Parkson – Viet Tower – Số 1 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097.276.8558 Fax: 0243.533.5122
Hotline: 097.276.8558 – 1900 6258

DMCA.com Protection Status