- Tải về sách Ebook hướng dẫn các thủ tục hành chính thường gặp và biểu mẫu đính kèm
- Tải về sách Ebook Luật cư trú về hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu, xuất nhập cảnh, lý lịch tư pháp và biểu mẫu mới nhất
1. Đăng ký tạm trú:
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ (khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú). Đăng ký tạm trú là một trong những chế định quan trọng của Luật Cư trú nhằm đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân.
Các trường hợp phải đăng ký tạm trú là: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký tạm trú:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật cư trú thì: “Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đó đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”
* Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
(quy định tại Điều 16 Thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến Luật cư trú)
1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.
3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.
* Cấp sổ tạm trú và gia hạn tạm trú: (Thông tư số 35/2014/TT-BCA)
1. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng.
Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, cá nhân, cơ quan, tổ chức đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
a) Hồ sơ gia hạn tạm trú, bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Sổ tạm trú;
- Đối với trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì phải có văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo danh sách.
b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải gia hạn tạm trú cho công dân.
3. Trường hợp sổ tạm trú hư hỏng thì được đổi, sổ tạm trú bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì được cấp lại. Sổ tạm trú được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ đã được cấp trước đó.
a) Hồ sơ đổi, cấp lại sổ tạm trú bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Sổ tạm trú (đối với trường hợp sổ tạm trú bị hư hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng).
b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân.
3. Thẩm quyền, thời hạn và thời gian cấp sổ tạm trú:
- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn ký cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình và cá nhân.
- Thời hạn của sổ tạm trú tối đa không quá 12 tháng.
- Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đã đăng ký tạm trú.
4. Đối tượng được cấp sổ tạm trú:
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an.
Đối với những người thường xuyên sinh sống ở mặt nước (nhân khẩu mặt nước), ngoài việc đăng ký thường trú tại nguyên quán hoặc bến gốc, nếu họ đến nơi khác làm ăn thì phải thông báo việc thực hiện lưu trú hoặc đăng ký tạm trú với Công an nơi đến.
Thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến Luật cư trú còn quy định thêm như sau:
Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.
5. Giá trị pháp lý của sổ tạm trú:
Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Sổ tạm trú mà bị mất, hư hỏng, thì người được cấp sổ tạm trú phải đến cơ quan Công an làm thủ tục xin cấp đổi, cấp lại.
Sổ đăng ký tạm trú do Công an xã, phường, thị trấn lập và lưu giữ. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú phải được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Cư trú.
Thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến Luật cư trú còn quy định còn quy định:
Công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú mới.
Quá trình đăng ký tạm trú nếu có sai sót của cơ quan đăng ký trong khi ghi sổ tạm trú thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày công dân đề nghị, cơ quan đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm điều chỉnh trong sổ tạm trú cho phù hợp với hồ sơ đăng ký tạm trú.
Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.
6. Xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú:
Để đảm bảo nguyên tắc “… mỗi người chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi…” quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Cư trú, đồng thời cũng để bảo đảm cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý một cách thực chất những người tạm trú tại địa phương, tại khoản 5 Điều 30 của Luật Cư trú đã quy định: “Người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập, lao động từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú xóa tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú”.
Thông tư số 35/2014/TT-BCA còn quy định cụ thể như sau:
"Điều 19. Xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú
Công an xã, phường, thị trấn nơi có người đăng ký tạm trú phải xóa tên của họ trong sổ đăng ký tạm trú trong các trường hợp sau:
1. Người đã đăng ký tạm trú nhưng chết, mất tích.
2. Người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại địa phương đã đăng ký tạm trú từ 06 (sáu) tháng trở lên.
3. Người đã đăng ký tạm trú nhưng hết thời hạn tạm trú từ 30 (ba mươi) ngày trở lên mà không đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
4. Người đã đăng ký tạm trú mà được đăng ký thường trú.
5. Người đã đăng ký tạm trú nhưng bị cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy đăng ký tạm trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này."
*Những quy định mới về đăng ký tạm trú của Luật cư trú so với quy định của pháp luật trước đây:
- Để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước về cư trú nắm chắc mọi biến động về nhân khẩu trên địa bàn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho công dân được cấp sổ, không phải làm thủ tục gia hạn, Luật cư trú không phân biệt tạm trú ngắn hạn (chỉ khai báo tạm trú) và tạm trú có thời hạn (cấp giấy chứng nhận tạm trú) như quy định cũ mà chỉ quy định hình thức tạm trú không thời hạn, tức là chỉ có một trường hợp thuộc diện đăng ký tạm trú, đó là: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập có tính chất ổn định lâu dài tại một địa phương nhất định, không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó. Người đăng ký tạm trú được cấp sổ tạm trú và không xác định thời hạn. Trưởng công an xã, phường, thị trấn là người có thẩm quyền cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân.
Trước đây, Nghị định 51/CP và Nghị định 108/2005/NĐ-CP quy định:
“Người từ 15 tuổi trở lên ở qua đêm ngoài nơi thường trú của mình thuộc phạm vi phường, thị trấn, xã khác phải trình báo tạm trú theo quy định. Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con thường đến tạm trú ở nhà nhau thì khai báo lần đầu trong năm.
Các trường hợp phải đăng ký tạm trú có thời hạn bao gồm: Người thực tế đang cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú; người ở nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do; người làm việc theo chế độ hợp đồng xác định thời hạn và không thời hạn tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh nước ngoài tại tỉnh, thành phố của Việt Nam nếu chưa đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú.”
Như vậy, so với quy định trước đây, Luật cư trú quy định đối tượng và trường hợp đăng ký tạm trú theo hướng rộng hơn, bao gồm: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập có tính chất ổn định lâu dài tại một địa phương nhất định, không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.
- Về hình thức, đối tượng được cấp sổ tạm trú: nếu các văn bản pháp luật về Cư trú trước đây quy định hộ gia đình được cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn, cá nhân được cấp giấy tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú có thời hạn) và phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (nếu tạm trú không xác định thời hạn), thì Luật Cư trú quy định chỉ cấp cho hộ gia đình và cá nhân một loại sổ duy nhất đó là: sổ tạm trú.
- Luật Cư trú đã quy đinh rõ giá trị pháp lý của sổ tạm trú: “Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân”. Trước kia, trong Nghị định 51/CP và Nghị định 108/2005/NĐ-CP không xác định rõ giá trị pháp lý của giấy đăng ký tạm trú và giấy tạm trú có thời hạn.
Tham khảo chủ đề liên quan:
- Luật cư trú và các văn bản liên quan
- Hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, tổ chức về cư trú
- Điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh và thành phố thuộc Trung ương
- Thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú
- Cấp sổ hộ khẩu; tách, chuyển, điều chỉnh thay đổi hộ khẩu
- Thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú tại Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Mẫu khai nhân hộ khẩu và hướng dẫn cách ghi mẫu
HỎI VÀ ĐÁP