KPLC: Văn bản pháp luật Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006 ______________________________________________________________________________

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006

Email In PDF.
Article Index
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006
Chương 2: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN
Chương 3: NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Chương 4: NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Chương 5: ÁN PHÍ
Chương 6: KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN
Chương 7: CHUẨN BỊ XÉT XỬ
Chương 8: PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
Chương 9: THỦ TỤC PHÚC THẨM
Chương 10: THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
Tất cả trang
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, thông qua ngày 21 tháng 5 năm 1996

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49L/CTN

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 1996

 

LỆNH

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội:

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, thông qua ngày 21 tháng 5 năm 1996.

PHÁP LỆNH

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Để đảm bảo giải quyết các vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX;
Pháp lệnh này quy định thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 2**

l. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng, hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết mà không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó.

4. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.

5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 20 Điều 1l của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

6. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 21 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1à thành viên về các khiếu kiện đó.

Điều 3*

Người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại; trong trường hợp này các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng được áp dụng để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện.

Người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.

Điều 4**

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyết định hành chính: là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.

2. Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

5. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

6. Người kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.

7. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, do có việc khởi kiện vụ án hành chính của người khởi kiện đối với người bị kiện mà việc giải quyết vụ án hành chính đó có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ.

8. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Điều 5**

l. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tham gia tố tụng với bên người khởi kiện, bên người bị kiện hoặc tham gia tố tụng độc lập, có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Pháp lệnh này quy định.

5. Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự. Toà án chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.

Điều 6

Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

Đương sự có thể uỷ quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 7

Các vụ án hành chính được xét xử công khai, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

Đối với các vụ án hành chính mà nội dung đã rõ ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận và không có yêu cầu tham gia phiên toà, thì Toà án xét xử mà không cần sự có mặt của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Điều 8

Trong trường hợp nhận thấy bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là không đúng, thì Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn ba mươi ngày.

Điều 9

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi người tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà á về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 10

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và của Pháp lệnh này.