KPLC: Tư vấn & Hướng dẫn Nghiên Cứu Chính Sách Đầu Tư & Pháp Lý Báo cáo rà soát Luật Thuế giá trị gia tăng 2005 ______________________________________________________________________________

Báo cáo rà soát Luật Thuế giá trị gia tăng 2005

Email In PDF.
Báo cáo rà soát Luật Thuế giá trị gia tăng 2005

BÁO CÁO RÀ SOÁT LUẬT THUẾ GTGT 2008

 

                       Nguyễn Thị  Cúc

                  Chủ tịch Hội tư vấn thuế

                                                Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế

Danh mục văn bản pháp luật rà soát:

-Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12Nghị định 123/2008/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của -Luật thuế GTGT

 -Thông tư 129/2008/TT-BTC Hướng dẫn  Luật thuế GTGT và Nghị định 123/2008/NĐ-CP

-Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011  và các công văn hướng dẫn liên quan đến nội dung Luật thuế GTGT của Bộ tài chính, Tổng Cục thuế.

TIÊU CHÍ RÀ SOÁT

 

STT

Tiêu chí

Các nội dung cụ thể

1

Tính minh bạch

- Rõ ràng về hình thức:

+ Ngôn ngữ sử dụng có chính xác, dễ hiểu không?

+ Diễn đạt có rõ ràng không? Có thể bị hiểu theo nhiều cách khác nhau không?

- Rõ ràng trong các quy định áp dụng cho doanh nghiệp:

+ Rõ ràng về quyền và nghĩa vụ không?

+ Rõ ràng về các trình tự, thủ tục, chi phí (thời gian, phí, lệ phí) không?

- Có nguy cơ cho nhũng nhiễu, tham nhũng không?

2

Tính thống nhất

- Có tuân thủ với các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn không?

- Có mâu thuẫn giữa các quy định trong bản thân văn bản đó không? Có mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác không?

- Có tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia không?

3

Tính hợp lý

- Có đơn giản hóa được các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp không?

-  Có đưa ra những quy định bất hợp lý, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp không?

-  Có phù hợp với sự phát triển bền vững (về trách nhiệm của doanh nghiệp, về lợi ích của người tiêu dùng, về nguyên tắc cung-cầu và cạnh tranh bình đẳng…) không?

-  Có phân biệt đối xử không?

4

Tính khả thi

- Có khả năng doanh nghiệp thực hiện được trên thực tế không?

- Có khả năng cơ quan Nhà nước thực hiện trên thực tế được không? (điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực).

 

 

Phần I.  RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ VÀO TỪNG VẤN ĐỀ, THEO CÁC TIÊU CHÍ THỐNG NHẤT

STT

Vấn đề

Điều khoản điều chỉnh

Tiêu chí chưa đạt

Phân tích

 

1                

Người nộp thuế nhưng quy định thêm : Trường hợp mua dịch vụ như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại...

Điều 2 Nghị định số 123/

 

Tính minh bạch

Người nộp thuế là chỉ rõ đối tượng nộp thuế, tuy nhiên NĐ bổ sung thêm một số dịch vụ phát sinh ở nước ngoài  cần khuyến khích nên không chịu thuế, như vậy  không rõ ràng giữa người nộp thuế và hàng hóa dịch vụ không chịu thuế. Tại điểm 2. Mục A thông tư 129/2008/TT- BTC cũng chỉ quy định về người nộp thuế.

 

Khuyến nghị:

Bỏ phần : Trường hợp mua dịch vụ như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương  mại... vào điều này, chuyển bổ sung  giải thích ở phần đối tượng không chịu thuế .

 Phần quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại. tiến hành ngoài Việt nam thì theo Luật: Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong lãnh thổ VN mới thuộc diện chịu thuế GTGT, vì vậy không nên đưa điểm này vào nội dung nghị định.

 

2                

Nhiều nhóm thuộc đối tượng không chịu thuế sẽ không đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT. Do không chịu thuế thì sẽ không được KT thuế đầu vào

 

Điều 5 - Luật GTGT

 

Tính hợp lý

 

Theo quy định của Luật thuế GTGT, hang hóa dịch vụ không chịu thuế sẽ không phỉ kê khai nộp thuế đầu ra nhưng cũng không  được  khấu trừ, hoàn thuế đầu vào., Nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế sẽ dẫn đến: Người bán hang hóa dịch vụ không chịu thuế không được khấu trừ thuế đầu vào. Nếu mua các hang hóa dịch vụ không chịu thuế dùng vào sản xuất kinh doanh thì do không được  khấu trừ thuế đầu vào nên không khuyến khích họ mua hàng không chịu thuếh. Do Hàng hoá không chịu thuế GTGT đầu ra thì không được khấu trừ, hoàn thuế đầu vào. Các cơ sở kinh doanh mua hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ, thuế đầu vào, đẫn đến không đảm bảo tính liên hoàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không khuyến khích các doanh nghiệp mua hàng hoá không chịu thuế GTGT, vô hình chung chính sách thuế nhằm trợ giúp phat triển sản xuất kinh doanh đã có tác dụng ngược lại. Ví dụ: trước 1/1/2004 Luật thuế GTGT quy định: in các mặt hàng không chiụ thuế như: sách giáo khoa, sách văn bản pháp luật cũng thuộc diện không chịu thuế GTGT; quy định này nhằm khuyến khích cho hoạt đọng in sản phẩm thuộc ngành giáo dục, tuyên truyền pháp luật, nhưng do ngành in khi in các sản phẩm này không được khấu trừ thuế đầu vào của giấy, mực in… nên hiệp hội ngành in đã kiến nghị cho hoạt động in các sản phẩm này được chịu thuế GTGT để được khấu trừ thuế đầu vào như hiện nay đang áp dụng. Do vậy hàng hóa dịch vụ không chịu thuế sẽ  bị giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

 

Khuyến nghị:  Thu hẹp, giảm đối tượng không chịu thuế. Đặc biệt nhóm: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

Do áp dụng 2 phương pháp tính thuế, phải đưa nhóm này vào diện không chịu thuế nhưng quy định như vậy là không phù hợp, thiếu logic vì  đối tượng không chịu thuế GTGT lại đưa mức thu nhập bình quân của người kinh doanh  làm tiêu chí không chịu thuế.

Tiếp thu ý kiến  PGS.TS.  Lê Thị Thủy, cụ thể  giảm các nhóm:

-                      Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

-                      Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

-                      Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

-                      Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

-           Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ.

-           Bỏ khoản 25 Điều 5 Luật VAT: “Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

-Công ty E&Y đề nghị đưa lợi thế thương mại vào danh mục không chịu thuế. Đề nghị xem xét cân nhắc thêm cả cho vay của các đơn vị không phải là tổ chức tín dụng...để xử lý đồng bộ. 

-Luật sư Đào Ngọc Chuyển : đề nghị xem xét lại việc giảm các nhóm đối tượng không chịu thuế , và nếu đưa vào diện chịu thuế sẽ áp dụng TS nào?

Vấn đề giảm  nhóm  đối tượng không chịu thuế là phù hợp với xu hướng cải cách thuế của thế giới  cũng như của Việt nam nói riêng. nếu chưa áp dụng  thống nhất một thuế suất thuế suất, thì nhóm này sẽ áp dụng TS 5%. Riêng nhóm thứ 25: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhậpthì sẽ không còn nếu áp  dụng một phương pháp tính thuế.

 

3                

Giá tính thuế GTGT

Điều 6 Luật thuế GTGT

Nghị định 123/2008/NĐ-CP

TT 129/2008

Tính hợp lý

 Điểm h, mục 1, Điều 7 Luật thuế GTGT quy định:

h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

Điểm 3, Điều 4, Nghị định 123 quy định: Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì giá đất được trừ tính theo do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời chuyển nhượng bất động sản...

Thông tư 129 và các công văn hướng dẫn của Bộ tài chính quy định cụ thể thêm: theo giá hợp đồng nua bán...

Trong thực tế việc xác định giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng là rất khó xác định , tách bạch gữa giá trị của cơ sở hạ tầng, nhà cửa trên đất và giá đất được tăng theo cơ sở hạ tầng.

Theo quy định, chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế GTGT trên giá đất, nhưng do giá thực tế chuyển nhượng cao hơn giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định nên đã có trường hợp thu thuế GTGT trên giá khoản chênh lệch giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế và giá do UBND tỉnh, thành phố quy định.

 

 

 

Khuyến nghị: Các hướng dẫn cần cụ thể, thống nhất để người nộp thuế và cơ quan thuế hiểu đúng, có thể nghiên cứu  thêm phương án: Ấn định mức tối thiểu  giá trị xây dựng trên đất để tính  thuế  GTGT để có cơ sở tính toán  thực tiễn hơn.

 

 Tiếp thu ý kiến của  Luật gia Vũ xuân Tiền  bổ sung tiết m vào khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT như sau:

m. Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam là phần giá trị hợp đồng dịch vụ diễn ra tại Việt Nam. Trường hợp hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ diễn ra tại Việt Nam thì giá tính thuế GTGT là giá trị của toàn bộ hợp đồng".

 

 

4                

Phương pháp tính  thuế trực tiếp trên GTGT

Điều 6 Luật thuế GTGT

Nghị định 123/2008/NĐ-CP

 

Tính công bằng

 

 

 

 

 

 

 

Tính thống nhất

Theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ngoài phương pháp  khấu trừ thuế còn có phương pháp trực tiếp trên GTGT.  Trong thời gian đầu áp dụng, phương pháp này là  phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của Việt nam trong giai đoạn qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý NN cũng như DN việc áp dụng phương pháp này  đã trở nên lạc hậu. Thực chất phương pháp này như là áp dụng  nộp thuế khoán theo tỷ lệ trên doanh thu. Áp dụng phương pháp này người nộp thuế không cần giữ sổ sách kế toán, ảnh hưởng ngay đến việc tính toán hiệu quả kinh doanh của bản thân họ. Đông thời gặp khó khăn trong việc thực hiện sổ sách kế toán công khai minh bạch. bên cạnh đó do xác định doanh thu không chính xác,  người nộp thuế theo hình thức này lại nộp ít thuế hơn  người nộp thuế theo PPKT, gây mất bình đẳng về thuế.

Mặt khác gọi là nộp thuế GTGT, nhưng người mua hàng hóa dịch vụ của đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, sử dụng hoá đơn bán hàng thông thường, dù giá bán đã bao gồm cả thuế GTGT nhưng người mua hàng  không  được khấu trừ thuế đầu vào  tạo cảm giác không  đồng bộ trong thực thi chính sách thuế., doanh nghiệp thường phàn nàn là không nhất quán về thuế.

 

Khuyến nghị:

Nghiên cứu áp dụng thống nhất một phương  pháp trong tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế.

Để áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế  nhưng vẫn đảm đảm bảo thu thuế GTGT của những tổ chức cá nhân đang  nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hiện nay thì nên xây dựng ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT( ngưỡng doanh thu không nên quá phức tạp : như chia quá nhiều ngành nghề, chia quá nhiều khu vực … có mức ngưỡng khác nhau). Đến một mức doanh thu nào đó cá tổ chức, các nhân sẽ kê khai nộp thuế GTGT.

Phần ngưỡng doanh thu thấp có thể xử lý theo 2 phương án.

P.A 1:- xây dựng một ngưởng doanh thu cho miễn nộp thuế gián thu (thuế doanh thu hoặc GTGT, thuế tiêu dùng…)

-   Xây dựng ngưỡng doanh thu trên mức miễn thuế  đến doanh thu nộp thuế GTGT : doanh thu ở trong khoảng này được áp dụng nộp thuế  theo tỷ lệ  trên doanh thu( tươnng tự như thuế doanh thu). Tỷ lệ  thuế cũng không nên xây dựng nhiều mức:  tối đa là 3 mức

P.A.2: Không có mức doanh thu được miễn thuế,  Doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế GTGT thực hiện nộp thuế  theo tỷ lệ khoán trên doanh thu (tương tự như thuế doanh thu). Tỷ lệ khoán cũng không nên xây dựng nhiều mức:  nên tối đa là 3 mức.

-ThS. Trần Vũ Hải  cho rằng: nên giữ 2 phương pháp tính thuế, nhưng xác định rõ các tiêu chí người nộp thuế để áp dụng (mô hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, doanh thu hoặc các tiêu chí khác). Cần xác định các tiêu chí và yêu cầu đối với những trường hợp nộp thuế khoán trong Luật Quản lý thuế để dễ áp dụng đối với trường hợp thuế GTGT.

Theo chúng tôi:  áp dụng một phương pháp tính thuế ,  Doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế GTGT thực hiện nộp thuế  theo tỷ lệ khoán trên doanh thu   xây dựng  tối đa là 3 mức như nộp thuế khoán  theo quy định tại Luật Quản lý thuế cũng phù hợp .

 

 

 

5                

Về thuế suất thuế GTGT

Điều 8 Luật thuế GTGT.

Nghị định số 123/2008/NĐ-CP 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính minh bạch

Theo quy định hiện hành:Có 3 mức thuế suất

1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu...
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với  15 nhóm hàng hoá, dịch vụ sau đây:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
n) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này;
p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc thuế suất 0% và 5%

Hiện có  15 nhóm thuế suất 5%. Trong thực hiện đặc biệt gặp khó khăn trong việc xác định một số  Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến áp dụng thuế suất 5% với sản phẩm chế biến áp dụng thuế suất10%: ví dụ: chả cá chưa rán, các món ăn của Nhật như Sushi, surimi;  sản phẩm nông nghiệp như long nhãn, vải thiều sấy khô, Sấu, mơ  muối của nông dân với Long nhãn, vải thiều  đóng bao bì  thành túi, lọ, hộp bán như bánh mứt kẹo... Do có 2 mức thuế suất khác nhau, trong quá trình kinh doanh có nhiều sản phẩm khó xác định thuộc nhóm 5% hay 10 %, trong khai thuế. Dẫn đến thiếu rõ ràng, minh bạch: Sản phẩm là các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;. Rất khó xác định sản phẩm nào chuyên dùng cho nghiên cứu ...

Hoặc: phân biệt găng tay y tế với găng tay dùng trong các lĩnh vực khác (thực phẩm, thẩm mỹ ...) cũng khá khó khăn. Thực tế đó có thể dẫn đến khả năng lách Luật để áp dụng thuế suất thấp.

Do khó khăn trong việc xác định thuế suất nên trong quá trình thực hiện, việc hướng dẫn  chưa rõ ràng, nhất quán, ví dụ :Tổng cục thuế có  Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011:  hướng dẫn mức thuế suất đối với  Sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp gia vị  là 10%. Trường hợp trước ngày ban hành công văn số 3117/TCT-CS  ngày 18/8/2010 của Tổng cục Thuế, các đơn vị đã xuất hoá đơn, kê khai, nộp thuế đối với sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp gia vị với mức thuế suất là 5% thì không thực hiện điều chỉnh lại.

 

Tính hợp lý

 

 Việc  quy định  2 nhóm thuế suất (ngoài thuế suất 0%) dẫn đến chưa hợp lý trong việc khấu trừ thuế giữa 2 khâu mua bán, đầu vào đầu ra. Ví dụ có mặt hàng nguyên liệu mua vào thuế suất 5% nhưng khi bán sản phẩm hoàn chỉnh lại nộp thuê với thuế suất 10%. Ngược lại một số sản phẩm có nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào có thuế suất 10% nhưng thuế đầu ra chỉ 5%  dẫn đến được khấu trừ thuế nhiều hơn và đôi khi NSNN phải hoàn thuế gây thất thu NSNN.

 

Khuyến nghị:  để đảm bảm tính đơn gián, rõ ràng minh bạch và tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng thì việc áp dụng một thuế suất thống nhất là lý tưởng; tuy nhiên nếu áp dụng ngay một thuế suất 10% thì dù thuế GTGT là thuế gián thu, người tiêu dùng chịu thuế, người sản xuất kinh doanh nộp thay nhưng do thuế nằm trong giá bán, điều chỉnh thuế suất từ 5 % lên  10% có nghĩa là tăng giá bán lên 5% nên một số doanh nghiệp đang có sản phẩm áp dụng thuế suất 5% có thể gặp khó khăn trong qúa trình sản xuất kinh doanh; do vậy để từng bước  tiến đến việc áp dụng thống nhất một thuế suất, trước mắt đề nghị thu hẹp dần nhóm thuế 5% đang từ 15 nhóm xuống khoảng 10 nhóm. Ví dụ: chuyển lên thuế suất 10 % các nhóm sản phẩm:

- Đường và phụ phẩm của đường

-  Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp

- Sách các loại...

- Dịch vụ khoa học, công nghệ

 Bên cạnh đó phải làm rõ tiêu thức cụ thể của các nhóm có khả năng “lách luật”, do quy định không rõ ràng.: ví dụ khái niệm sơ chế, chưa qua chế biến...

 

6                

Quy định về thời hạn Khấu trừ thuế GTGT

 Điều 12. Luật thuế GTGT

Điểm b.

 

Thông tư 129/2008/TT-BTC

Tính hợp lý

Điều này quy định: Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.

Khi mua hàng, người mua đã trả tiền thuế GTGT, do vậy về nguyên tắc họ sẽ được khấu trừ ngay để đảm bảo thu lại tiền thuế đã nộp khâu trước (nắm trong giá mua). Do vậy quy định thời hạn cho phép khấu trừ thuế là không hợp lý đối với DN. Thực tề việc không khấu trừ tiền thuế kịp thời là hoàn toàn bất lợi cho DN, doanh nghiệp không cố tình vi phạm vì bất lợi cho mình (bị chiếm dụng vốn). Mặt khác, nếu không cho khấu trừ thì doanh nghiệp sẽ bị tăng chi phí, giảm lợi nhuận tương ứng với tiền thuế không được trừ.

Tính khả thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính thống nhất

 Điểm 3, Mục I, c.5 thông tư 129 quy định: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ.

Quy định này là thiếu tính khả thi và không  thuận lợi cho doanh nghiêp do:

-Các tổn thất này là bất khả kháng, ngoài ý nuốn của doanh nghiêp

-Khi mua hàng hoá , tài sản doanh nghiệp đã khấu trừ thuế đầu vào, vài ba năm sau mới phát sinh tổn thất  hư hỏng lúc đó yêu cầu loại trừ thuế đầu vào đã khấu trừ các năm trước làm tăng thêm chi phí tại thời điểm tổn thất

- Doanh nghiệp mất nhiều thời gian để  tìm lại các chứng từ của số thuế đầu vào đã khấu trừ các năm trước để loại ra.

Đối với hàng hoá xuất khẩu thì cho phép được khấu trừ, hoàn thuế GTGT trong trường hợp bị tổn thất, bị hỏng, giảm chất lượng, số lượng do tai nạn tổn thất, tính chất lý hoá... nhưng hàng trong nước thì không được khấu trừ thuế đầu vào.

- Thuế GTGT đầu vào của dịch vụ thanh toán tiền nhà do công ty chi trả tiền thuê nhà cho người nước ngoài làm việc tại Việt nam lại hướng dẫn bởi các công văn của Tổng cục thuế, thiếu  tính nhất quán...

- Điểm c3 mục 1 phần III Thông tư 129 quy định: Thuế GTGT đầu vào  của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. Nhưng các thiết bị đi kèm như mày điều hòa, thiết bị nhà ăn... lại không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Điểm c6 mục 1 phần III Thông tư 129 quy định: c.6. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

Nhưng ở điểm 2.4 mục IV Thông tư 129 quy định chi tiết thêm: Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.

Theo đó doanh nghiệp không nộp thuế đầu ra nhưng được khấu trừ thuế đầu vào. Tuy nhiên trong thực tế sản phẩm khuyến mại, quảng cáo của doanh nghiệp khó thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (cơ quan thương mại không tiếp nhận hồ sơ và xác định đầy đủ thủ tục) nên doanh nghiệp thực tế khuyến mại  vẫn không được khấu trừ thuế đầu vào.

Khuyến nghị:

a, Nếu phù hợp nhất, thì sẽ không hạn chế thời gian doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào. Tuy nhiên nếu không khống chế thời gian thì khó quản lý chứng từ hạch toán. Do vậy đề nghị nới rộng như thời hạn xử phạt vi phạm  về thuế là 5 năm hoặc tối thiểu là hai năm như thời hiệu xử lý hành vi vi phạm về hành chính thuế.

- TIếp thu ý kiến của Luật sư Đào Ngọc Chuyển nới rộng thời hạn  khấu trừ nhưng không quá 1 năm.

- PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy : đề nghị „bỏ qui định khấu trừ thuế VAT đối với các hóa đơn, chứng từ kê khai quá thời hạn 6 tháng” đề nghị. nên giữ nhưng gia hạn thành 1 năm thay vì 6 tháng

-ThS. Trần Vũ Hải  cho rằng: Cần phân biệt 2 trường hợp: có lỗi của người nộp thuế hay không có lỗi của người nộp thuế để kéo dài hay thu hẹp là không cần thiết. Vì khai chậm đều là do người nộp thuế cả .

b. Cho phép doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào đối với  hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ .

c.Cho phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tiền thuê nhà của người lao động nước ngoài do doanh nghiệp chi trả hộ

d. Cho phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các trang thiết bị thuộc nhà ăn giữa ca, nhà nghỉ của người lao động

e.Quy định cụ thể đồng bộ đối với các khoản chi tiếp thị khuến mại quảng cáo, biếu tặng cụ thể hơn để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, minh bạch.

-Công ty E&Y đề nghị: cho khấu trừ thuế đầu vào đối với một số hàng hóa dịch vụ dùng cho hàng chịu thuế và không chịu thuế, đề nghị không tiếp thu mà vẫn phân bổ theo Luật hiện hành.

 

7                

Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT.

 Khoản 2.Điều 12.  Luật thuế GTGT ;

Điều 9 Nghị định 123/2008/NĐ-CP của CP;

TT 129/2008/BTC

 

Tính khả thi

Khoản 2.Điều 12. Luật thuế GTGT quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào  như sau:

...

b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

Điều 9 Nghị định 123 của CP quy định: Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

Bộ Tài chính có Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định: Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Quy định  trên  về việc khấu trừ thuế GTGT  trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng trả chậm ... gây  mất nhiều thời gian, thủ tục với doanh nghiệp và không mang tính khả thi,  đồng thòi tăng thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế: Doanh nghiệp có hoạt động  mua bán hàng hoá thường  xuyên: phải theo giõi từng hoá đơn để chấm tiền về hay chưa của từng chứng từ hàng ngày, để phát hiện hoá đơn trả chậm nào đến hạn phải thanh toán, nếu không thanh toán đúng hạn phải loại trừ  tiền thuế GTGT đã kê khai, lại theo dõi tiếp tiền về lại kê bổ sung lại ... Quy định này chưa hợp lý.

 

Tính công bằng

 

Theo quy định của Luật thuế GTGT cũng như Luật thuế TNDN, Khi hàng hoá chuyển quyền sở hửu, sử dụng, dịch vụ  đã hoàn  thành thì không phân biệt đã thanh toán hay chưa thanh toán tiền hàng đều xác định là doanh thu để kê khai tính nghĩa vụ thuế.

Nhưng với doanh nghiệp thì  tách riêng việc thanh toán tiền hàng hay chưa thanh toán  để xác định nghĩa vụ được khấu trừ thuế hay không  nên thiếu công bằng. Doanh nghiệp bị thiệt thòi hơn.

 

Khuyến nghị. Việc thanh toán  qua Ngân hàng là phù hợp với yêu cầu tăng cường thanh toán qua NH, hạn chế thanh toán tiền mặt. Tuy nhiên để phù hợp với tình hình thực tiễn, giảm thiểu thủ tục hành chính thuế, đông thời đảm bảo công bằng  giữa Nhà nước và DN đề nghị: 2 phương án xử lý:

P.A.1: Đối với hàng trả chậm, trả góp đã cam kết thanh toán qua NH cho phép khấu trừ thuế GTGT như hàng đã thanh toán qua NH và DN phải cam kết trước pháp luật về hình thức thanh toán đã ghi trên hợp đồng. Trường hợp phát hiện  không thanh toán qua NH sẽ laoij trừ và xử phạt về hành vi man khai trông thuế.

P.A. 2, Nếu không chấp nhận P.A. 1 thì cho gia hạn thòi gian điều chỉnh thuế GTGT đầu vào của hàng chậm trả là 1 năm ( điều chỉnh vào tờ khai thuế tháng 12 hàng năm).

Bên cạnh đó quy định về các hình thức rhanh toán vừa tiền mặt vừa thanh toán qua ngân hàng,  hình thức thanh toán được coi như thanh toán qua ngân hàng cấn cụ thể hơn: Ví dụ: trường hợp thanh toán qua ngân hàng nhưng ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt trên 20 tr đồng, trường hợp hàng đổi hàng, bù trừ công nợ số chênh lệch trên 20 triệu đồng thanh toán băng tiền mặt thì chỉ phần chênh lệch thanh toán bằng tiền mặt không được khấu trừ.

ThS. Trần Vũ Hải  không đồng ý với quan điểm này. Vì như thế sẽ rất khó cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra.

Theo chúng tôi nên tạo thuận lợi cho người nộp thuế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật, sử phạt khi vi phạm; do vậy xin bảo lưu ý kiến.

-Công ty E&Y đề nghị: đề nghị các HĐ có giá trị trên 20 tr đồng đối với ăn uống, xăng dầu thanh toán bằng tiền mặt được khấu trừ thuế đầu vào. Đề nghị không tiếp thu.

 

8

Thuế suất 0%  đối với dịch vụ XK

Điều 8 luật thuế GTGT

 Điểm b- Điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP 

Tính khả thi

Điều 8 luật thuế GTGT quy định: Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Điểm b- Điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP  :b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.

Luật quy định dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%, Nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ tài chính hước dẫn cụ thể, chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo dịch vụ được xuất khẩu tiêu dùng tại nước ngoài.

Tuy nhiên điều này thiếu  tính khả thi, do  khi xuất khẩu dịch vụ, người xuất khẩu không biết  Tổ chức ở nước ngoài  có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không, có  phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam hay không?
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài có  cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ hay không?

 

 

 

Khuyến nghị:

Nghị định  hướng dẫn thực hiện Luật  cần đảm bảo thực hiện được  các nội dung,đã được quy định tại Luật để đảm bảo tính nhất quán khả thi. Đồng thới xác định được trách nhiệm của người bán, người mua: do vậy nội dung này cần xác định rõ tiêu chí dịch vụ xuất khẩu phải được tiêu dùng ngoài Việt nam để được áp dụng thuế suất 0%

 

                     

 

- Phần II - NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC VƯỚNG MẮC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

 

I. Đánh giá chung

 Qua gần 3 năm thực hiện, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được quốc Hội kháo XII, ký họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã đạt được những mục tiêu  đặt ra trong qua trình tham gia  xây dựng Luật.

 Trong đó nổi bật  những  ưu điểm sau:

-Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có diện điều chỉnh rộng; thuế nằm trong giá bán hàng hóa dịch vụ, người tiêu dùng chịu thuế , khi mua hàng hóa dịch vụ là đã thanh toán tiền thuế, nhưng do thuế ẩn trong giá, người tiêu dùng không cảm nhận nhiều gánh nặng về thuế  nên dễ thu. Mặt khác thuế thu ở khâu nhập khẩu , sản xuất , bán hàng hóa nên thu tương đối nhanh . Hiện thuế GTGT là  nguồn thu quan trọng,  chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong  ngân sách nhà nước.

- Việc thu gọn nhóm mặt hàng không chịu thuế  giảm từ 28 xuống  còn 25 nhóm;  chuyển  trên  50% nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc  thuế suất 5% lên nhóm thuế suất 10 % (  thuế suất 5% chỉ còn lại 15  nhóm hàng hóa dịch vụ) là từng bước đảm bảo tính liên hoàn, bình đẳng  của thuế GTGT.

-Việc áp dụng thuế suất 0% với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, chính sách khấu trừ, hoàn thuế. với các điều kiện ràng buộc như có hóa đơn chứng từ thuế GTGT hợp pháp, thanh toán qua nhân hàng...đã  góp phần khuyến khích  đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ,   tăng cường đầu tư tài sản cố định, áp dụng khoa  học công nghê , chấn chỉnh và tăng cường hạch toán kế toán và quản trị doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho  việc mở rộng phát triển  hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nói trên, Luật Thuế GTGT cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau:

  - Dù đã thu gọn từ 28 xuống 25   nhóm hàng  hoá, dịch vụ  không thuộc diện chịu thuế nhưng vẫn còn quá nhiều. Do không chịu thuế thì hàng  hoá, dịch vụ  không thuộc diện chịu thuế GTGT khi bán ra, nhưng không được  khấu trừ thuế đầu vào nên tính không liên hoàn vẫn còn cao.

-  Việc áp dụng  2 thuế suất: 5% và 10 %, trong đó đã thu hẹp dần  nhóm thuế suất 5% nhưng vẫn  chưa hợp lý đối với một số hàng hoá, dịch vụ và chưa được thể hiện  thống nhất  mức  thuế suất, gây thiếu bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó một số tiêu chí xác định để phân biệt sự khác biệt về thuế suất chưa rõ ràng đặc biệt là các tiêu thức hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản qua sơ chế hay chế biến ;con giống, cây giống, trứng giống  hay thực phẩm; thiết bị chuyên dùng trong một số ngành nghề với trang thiết bị nói chung...   gây khó khăn trong thực thi

- Một số  quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế  còn  bất cập, chưa thật sự rõ ràng, tăng các thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp, thậm chí gây rủi ro nghề nghiệp cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.

- Việc áp dụng 2  phương pháp tính thuế, trong đó có phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT   là chưa chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, nâng cao ý  thức tăng cường hạch toán kế toán, giữ sổ sách kế toán đối với người nộp thuế, đặc biệt với hộ nhỏ .

II. Đánh giá theo tiêu chí:

 

1.Về tính minh bạch:

            Theo quy định tại Luật thuế GTGt và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiều trường  hợp còn  thiếu tính minh bạch: thể hiện cách hướng dẫn  chưa rõ ràng  đãn đến người nộp thuế, cơ quan thuế hiểu khác nhau. Thậm chí có trường hợp cục  thuế  các địa phương cũng hiểu khác nhau, các cơ quan quản lý cũng có thể hiểu khác nhau. Ví dụ :Sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp gia vị  Tổng cục thuế hướng dẫn  việc áp dụng thuế suất chưa thống nhất: Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011  hướng dẫn mức thuế suất  là 10%. Trường hợp trước ngày ban hành công văn số 3117/TCT-CS  ngày 18/8/2010 của Tổng cục Thuế, các đơn vị đã xuất hoá đơn, kê khai, nộp thuế đối với sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp gia vị với mức thuế suất là 5% thì không thực hiện điều chỉnh lại. Xẩy ra tính trạng trên là do hướng dẫn thực hiện tại các văn bản dưới Luật chưa rõ ràng và còn có yếu tổ tồn tại 2 loại thuế suất đối với nhóm sơ chế và chế biến. Cụ thể: Khoản 1-Điều 5: Luật thuế GTGT quy định: Đối  tượng không thuộc diện chịu thuế: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

 Nhưng tại Thông tư hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng  khái niệm: chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ,hoặc hướng dẫn riêng lẻ, không bao quát ... nên tính thuế khác nhau cho cùng một sản phẩm.

      Đối với dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư bao gồm các hoạt động  thu, dọn, vận chuyển , xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động ; đặt dụng cụ thu chứa rác thải phục vụ vệ sinh  môi trường và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác cho tổ chức, cá nhân  Thông tư 129/2008/TT- BTC  hướng dẫn chưa rõ ràng nên từ đối tượng không chịu thuế , Cơ quan thuế hiểu chỉ là đối tượng không chịu thuế đối với dịch vụ phục vụ công cộng  và phải  áp dụng thuế suất 10 % đối với dịch vụ này khi  các doanh nghiệp thuê các công ty cung ứng dịch vụ . Nhiều doanh nghiệp  đã tự đã kê khai nộp thuế theo thuế suất 10%, một số doanh nghiệp không tính thuế... . Do vậy đã phải hai Công văn hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục thuế , trong đó có công văn  Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011  hướng dẫn  dịch vụ này thuộc đối tượng không chịu thuế  GTGT, nếu  doanh nghiệp đã thực hiện xuất HĐ GTGT cho khách hàng với mức TS 10% thì được lập HĐ điều chỉnh lại để không chịu thuế.

      Các văn bản này đã tự gây mâu thuẫn trong quá trình thực thi, liên quan đến xác định nghĩa  vụ thuế  của doanh nghiệp chưa rõ ràng, minh bạch đồng thời  còn   gây ra việc lãng phí thời gian, công sức  cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc xác định, điều chỉnh hóa đơn chứng từ, tính lại số thuế phải nộp...  

      2. Tính thống nhất

- Về nguyên tắc, các văn bản hướng dẫn thực hiện  Luật phải tuân thủ  các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn , tuy nhiên trong thực tế một số nội dung hướng dẫn của văn bản thực hiện chưa phù hợp với bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn.  Ví dụ như:  thuế suất thuế GTGT được quy định tại Luật thuế GTGT,  từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay, thuế suất  không thay đổi , nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện thì  thay đổi  theo thời gain: Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011 hướng dẫn  nghiệp vụ ứng trước tiền cho người bán của Công ty chứng khoán  áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.  Nhưng  theo công văn  Số:  8564/BTC-TCT của Bộ tài chính  ngày 01 tháng 07 : thì Từ ngày 1/8/2011  hoạt động giao dịch mua ký quỹ chứng khoán (margin) của các Công ty chứng khoán (giao dịch mua CK của khách hàng có sử dụng tiền vay của công ty CK và sử dụng các chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay để cầm cố) theo Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 của Bộ Tài chính thuộc đối tượng không thu thuế GTGT .

 Theo đó, khi thực hiện sẽ chia làm 2 thời kỳ: từ  ngày 31 tháng 7 năm 2011 trở về trước hoạt động này chịu thuế GTGT theo thuế suất 10%, Từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 không chịu thuế.   

- Mặt khác gọi là nộp thuế GTGT, nhưng người mua hàng hóa dịch vụ của đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, sử dụng hoá đơn bán hàng thông thường, dù giá bán đã bao gồm cả thuế GTGT nhưng người mua hàng  không  được khấu trừ thuế đầu vào  tạo cảm giác không  đồng bộ trong thực thi chính sách thuế., doanh nghiệp thường phàn nàn là không nhất quán về thuế

  -  Hệ thống  chính sách thuế của Việt nam vừa phải phù hợp với điều kiện cụ thể với  đặc điểm kinh tế, xã hội... việt nam vừa phù hợp với thông lệ quốc tế  . Tại  Điều 5 Luật VAT, quy định : “Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước” . Quy định này là chưa phù hợp với thông lệ chung, gây khó hiểu, thiếu đồng nhất giẵ thuế gián thu, trực thu. Vì thuế GTGT là thuế gián thu nhưng lại  dựa trên cơ sở “mức thu nhập”  của người kinh doanh hàng hóa dịch vụ để xác định hàng hóa dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế.

            3. Tính hợp lý.

            -  Việc quy định quá nhiều nhóm dịch vụ hàng hóa không chịu thuế dẫn đến không bình đẳng do không đảm bảo tính liên hoàn của thuế . Để đảm bảo tính  liên hoàn của thuế GTGT thì việc  mở rộng đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế VAT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang diện chịu thuế hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế. Điều này là hợp lý và  phù hợp với chủ trương của nhà nước hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn...

- Việc qui định 2  mức thuế suất  thuế GTGT ngoài thuế suất 0% , đã tạo ra sự không công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau.  Khoản 2, Điểm c, Điều 8 Luật VAT qui định: Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc diện áp dụng thuế suất 5%., khoản h quy định : đường, phụ phẩm của đường  áp dụng thuế suất 5%... Thực tế có những sản phẩm vừa sử dụng với mục đích làm thực phẩm cho con ngươi, vừa làm thức ăn gia súc như ngô mảnh, sắn mảnh... thì áp dụng thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%)?   Lập luận cho rằng doanh nghiệp đường gặp khó khăn, hoặc đường sản xuất chủ yếu bằng mía – do nông dân sản xuất ra-  nên được áp dụng thuế suất ưu đãi 5 %   đã không còn phù hợp, bình đẳng trong kinh doanh.  Phân tích trên cho thấy  xét về hiệu quả quản lý và cả về mặt lý luận thì xu hướng chuyển dần sang áp dụng 1 mức thuế suất là phù hợp và cần thiết, hạn chế được những cách hiểu và vận dụng luật  không thống nhất, phân biệt đối xử trong kinh doanh,  gây bất bình đẳng  giữa các doanh nghiệp  cũng như trong tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ có mức thuế khác nhau. . Áp dụng một mức thuế suất  cũng sẽ  bảo đảm được tính minh bạch, bình đẳng trong chính sách thuế GTGT, bảo đảm tính liên hoàn của thuế cũng như hạn chế những trường hợp phải hoàn thuế do chênh lệch  thuế suất đầu ra, đầu vào... góp phần  thực hiện cải cách hành chính thuế có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế GTGT

Mặt khác,  việc tiến tới áp dụng cơ bản một mức thuế suất  là phù hợp  với  quyết định số Số: 732/QĐ-TTg   ngày 17/ 05 / 2011 của Thủ tướng chính phủ  về việc phê duyệt chiến lược CC hệ thống thuế giai đoạn  2011- 2020

                        -Về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào  -:Khoản 2.Điều 12.  Luật thuế GTGT quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào  như sau:

...

b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

   Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.

         Tuy Bộ tài chính, Tổng cục Thuế đã có thêm công văn  hướng dẫn thực hiện nhằm thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng quy định về việc khấu trừ thuế trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng trả chậm ... còn mất nhiều thời gian, thủ tục với doanh nghiệp:  Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định: Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

         Quy định này gây cho doanh nghiệp gia tăng các thủ tục hành chính về thuế . Đề nghị cho doanh nghiệp khấu trừ, nếu phát hiện doanh nghiêp thanh toán tiền mặt thì sẽ phạt vi phạm pháp luật về thuế.

Ngoài ra thông 129/2008/TT-BTC còn quy định các điều kiện khác chưa phù hợp trong quản lý, hạch toán kế toán và kê khai thuế của doanh nghiêp như:

      Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, vất tư hàng hóa.. hư hỏng tổn thất không được khấu trừ thuế đầu vào (việc tổn thất có thể xẩy ra nhiều năm sau thời gian  đã kê khai khấu trừ thuế đầu vào nên khó xác định), hoặc hàng hóa hao hụt trong định mức chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với mặt hàng xăng dầu ( quy định tại Công văn số  518/TCT-CS ngày 14/2/2011), còn các hàng hóa khác chưa được khấu trừ thuế đầu vào ...  là bất hợp lý,  còn phân biệt đối xử giữa các hàng hóa kinh doanh với nhau.  Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ. Nhưng các thiết bị đi kèm như mày điều hòa, thiết bị nhà ăn... lại không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Điều 12. Luật thuế GTGT quy định:                                              ...

d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.

Quy định này đã nới rộng thời gian kê khai bổ sung so với Luật cũ là 2 tháng, nhưng vẫn còn bất cập với  doanh nghiệp, việc  khấu trừ chậm người nộp thuế đã tự gặp khó khăn vì vốn, trong lúc thời điểm tính thuế GTGT đầu ra thì khồn phụ thuộc vào việc đã thu tiền hay chưa thu tiền cũng  đã phải kê khai nộp thuế . Điều này là chưa công bằng, hợp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp  nên việc  nới rộng  thời gian  được  khấu trừ thuế là phù hợp.

4. Tính khả thi      

                                                                                               

 

            - Điểm 3, Mục I, c.5 thông tư 129 quy định: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ.

Quy định này là thiếu tính khả thi , khó thực hiện trong thực tế và không  thuận lợi cho doanh nghiêp do:

            +Các tổn thất này là bất khả kháng, ngoài ý nuốn của doanh nghiêp

            +Khi mua hàng hoá , tài sản doanh nghiệp đã khấu trừ thuế đầu vào, vài ba năm sau mới phát sinh tổn thất  hư hỏng lúc đó yêu cầu loại trừ thuế đầu vào đã khấu trừ các năm trước làm tăng thêm chi phí tại thời điểm tổn thất

          + Doanh nghiệp mất nhiều thời gian để  tìm lại các chứng từ của số thuế đầu vào đã khấu trừ các năm trước để loại ra..

- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.

Theo đó doanh nghiệp không nộp thuế đầu ra  nhưng được khấu trừ thuế đầu vào. Tuy nhiên trong thực tế  sản phẩm khuyến mại, quảng cáo  của doanh nghiệp khó thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (cơ quan thương mại không tiếp nhận hồ  sơ và xác định đầy đủ thủ tục) nên doanh nghiệp thực tế khuyến mại  vẫn không được khấu trừ thuế đầu vào. Như vậy quy định của Luật thì ddwwocj khấu trừ , nhưng thực teesnhieeuf hàng hóa tiếp thị khuyến mại không được khấu trừ thuế đầu vào.

         -Điều 8 Luật thuế GTGT quy định :   Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến ...

Thông tư 129/2008/TT-BTC  quy định cụ thể:

-Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam;

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ;

Khi xuất khẩu bản thân người xuất khẩu chưa xác định được bên nhập khẩu dịch vụ có đáp ứng  các yêu cầu: không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam hay là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam hay không nên rất khó thực hiện

-.Về giá tinh thuế GTGT

Luật thuế GTGT quy định:

Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định:

Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật thì tính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất tính trừ để xác định giá tính thuế tối đa không vượt quá số tiền đất thu của khách hàng.

Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, giá đất được trừ (-) là giá đất thực tế tại thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ.  Giá đất được trừ tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng (thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ).

Hiện nay có nhiều công văn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế hướng dẫn nội dung này, nhưng khó thực hiện, tính khả thi chưa cao do giá đất khi chưa có công  trình, dự án đầu tư khác với giá đất đẫ có cơ sở hà tầng, đường xá, cầu cống. Hợp đồng mua bán khoong tách bạch giá đất, giá nhà...cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp.để có tính khả thi hơn../.

 Nguồn: vibonline.com.vn

YÊU CẦU DỊCH VỤ/TƯ VẤNLuat Khai Phong tu van
CÔNG TY LUẬT KHAI PHONG
Địa chỉ: P212-N4A, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641441 / 39973456 - Fax: 04.35641442
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
---------------------------------------------------------------------------------
 
 
bold italicize underline strike url image quote
Thu hẹp | Mở rộng
 

busy